Các Loại Rắn Không Độc Ở Việt Nam – Cách Nhận Biết Về Chúng

Khi nhắc về rắn, nhiều người nghĩ rằng tất cả các loài rắn đều có nọc độc. Nhưng thực sự thì không phải như vậy, ngoài những loài rắn độc như: rắn đuôi chuông, rắn hổ mang… thì cũng còn những loài rắn không độc. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về các loại rắn không độc ở Việt Nam.

Phân biệt rắn độc và rắn không độc

Dựa vào đặc điểm bên ngoài, bạn có thể nhanh chóng phân biệt được rắn độc và rắn không độc như sau:

– Nếu là rắn độc

  • Đầu và cổ nhỏ, đuôi ngắn.
  • Trên răng có một rãnh dẫn nọc độc.
  • Có răng rãnh nọc độc mọc ở phía sau của xương hàm trên
  • Răng dài và hơi cong, đầu nhọn rất nhỏ
  • Khi bị cắn thì vết cắn sưng vù lên, chảy mồ hôi hay chóng mặt,…

– Nếu rắn không độc

  • Đầu tương đối nhỏ có hình hình bầu dục, đuôi dài.
  • Khi cắn không xuất hiện hiện tượng vết cắn bị sưng vù hay chảy mồ hôi, chóng mặt,…

các loại rắn không độc ở việt nam

Các loại rắn không độc ở Việt Nam

1. Rắn nước

Đây là loài rắn đầu tiên được xếp vào loại rắn không độc ở Việt Nam.Thức ăn của rắn nước chủ yếu là cá.

Rắn nước có những đặc điểm sau:

  • Có chiều dài trung bình.
  • Đầu có màu nâu với những cặp đường kẻ màu nhạt hướng về phía mõm.
  • Thân có dạng hình trụ và có vảy trơn láng. Phía trên thân có màu xám hoặc màu ôliu kết hợp với những sọc kẻ màu nâu trên sống lưng và những sọc nhạt hơn được tách biệt bởi các lằn đen nhuyễn ở mỗi bên.
  • Bụng có màu trắng hoặc vàng với một đường nằm ở chính giữa sậm màu hoặc một dãy chấm tròn.

Rắn nước cái có thể đẻ từ 4-18 con, rắn con dài 14cm giống rắn trưởng thành. Chúng là loài rắn hiền lành, hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Sống ở những nơi có nước ngọt, đất trũng, ao hồ hay đầm lầy.

2. Rắn ri cá

các loại rắn không độc ở việt nam

Rắn ri cá sinh sống chủ yếu ở vùng sông nước miền nam, loài rắn này không nguy hiểm cho người dân khi bị chúng cắn. Thức ăn chính của loài rắn này là cá và ếch nhái.

Rắn ri cá có những đặc điểm nhận biết sau:

  • Dài gần 1m, nặng khoảng 600 gram.
  • Có nhiều khoanh tròn từ đầu đến đuôi, dưới bụng có nốt màu đen như nốt ruồi.
  • Cái đầu to rộng, trên đỉnh đầu có những hoa văn như hình mặt nạ màu trắng.
  • Thân to chắc, màu nâu đỏ nhạt với nhiều vạch ngang màu vàng nhạt viền đen. Màu này sẽ nhạt dần sang nâu xám ở các con rắn già.

Con cái mỗi lứa đẻ từ 2 – 20 con, rắn ri cá con dài khoảng 23 cm. Rắn ri cá loài ăn đêm và sống bán thời gian dưới nước, nó cư trú ven sông nước ngọt, ao hồ, kênh lạch và các đầm lầy.

3. Rắn ri voi

các loại rắn không độc ở việt nam

Rắn ri voi không có nọc độc, nhưng rất nguy hiểm vì bản tính của chúng hung dữ và khả năng phản xạ rất nhanh khi gặp con mồi hoặc kẻ thù.

Loài này có kích thước to hơn các loài rắn nước khác, có con nặng tới 7 – 8 kg. Một con cái có thể đẻ 7 lứa. Ở lứa đầu chỉ có 6 – 8 con và tăng dần ở những lứa sau.

Rắn ri voi thích ăn động vật tươi sống, không ươn thối, không vẩy như: nòng nọc, ếch nhái, cá trê, lươn con, trùn. Nhiệt độ thích hợp để rắn ri voi sinh trưởng từ 23 – 32 độ C, chúng sống ở vùng nước ngọt, không thích vùng nước lợ. Chúng có thể sống được 10 năm.

Đặc biệt, thịt nó thơm và tỷ lệ thịt trên một đơn vị trọng lượng cơ thể của rắn ri voi cao hơn nhiều so với các loài rắn nước khác.

4. Rắn bông súng

các loại rắn không độc ở việt nam

Rắn bông súng là loài động vật hoang dã thuộc giống rắn bồng, loài này có số lượng khá nhiều ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang. Là loài rắn hiền, chúng thường hoạt động vào ban ngày.

Thịt rắn bông súng rất thơm ngon và có giá trị thương phẩm cao. Nên bị săn bắt ngày càng nhiều, nhất là vào mùa nước nổi dẫn đến số lượng trong tự nhiên đang bị giảm một cách nhanh chóng.

Hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi thử nghiệm loài rắn bông súng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng cách nuôi còn mang tính tự phát, chưa có đủ cơ sở khoa học để nuôi đúng quy trình và chưa có hiệu quả kinh tế. Vì thế, cần nghiên cứu thêm về những đặc điểm sinh học của loài để góp phần hoàn chỉnh quy trình nuôi, hỗ trợ người nuôi cũng như bảo tồn được số lượng cá thể ngoài tự nhiên.

Qua chia sẽ trên về các loại rắn không độc ở Việt Nam phổ biến. Tôi hy vọng có thể giúp các bạn phân biệt được loại rắn độc và rắn rắn không độc để có cách xử lý khi gặp chúng.

Các từ khóa liên quan:

  • những loài rắn không độc ở Việt Nam
  • rắn không độc
  • rắn nước có độc không
  • rắn bông súng có độc không