Ngành Quản lý thông tin ra làm gì? Ngành tiềm năng của tương lai

Việc làm IT phần mềm

1. Thông tin chung của ngành Quản lý thông tin

Ngành Quản lý thông tin là ngành thu hút sinh viên, vậy ngành này có gì đặc biệt?

1.1. Ngành Quản lý thông tin là gì?

Ngành Quản lý thông tin là một ngành cung cấp kiến thức, chuyên môn, các kỹ năng quan trọng cho người học để người học có thể điều khiển và nắm bắt được việc quan trị thông tin và quản trị truyền thông.

Ngành này thực sự là một ngành rất mang tính ứng dụng trong thế giới 4.0 của chúng ta thì ngành nghề này có chức năng thu thập, lưu giữ, bảo mật thông tin, tài liệu, có sự giao thoa liên quan của ba mảng (thông tin, truyền thông và công nghệ thông tin) giúp công ty, doanh nghiệp có thể vận hành và ra các quyết định.

1.2. Ngành Quản lý thông tin thi khối nào?

Mã ngành Quản lý thông tin là 7320205. Ngành này có rất nhiều khối thi cũng như tổ bộ môn dành cho bạn đó là:

– Khối thi A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)

– Khối thi C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)

– Khối thi D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

– Khối thi D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)

– Khối thi D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)

– Khối thi D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)

– Khối thi D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)

– Khối thi D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)

– Khối thi D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

– Khối thi D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)

– Khối thi D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)

– Khối thi D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)

– Khối thi D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)

– Khối thi D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

Việc làm quản trị website

1.3. Điểm chuẩn của ngành?

Hiện tại ở nước ta chỉ mới có 2 trường Đại học đào tạo ngành Quản lý thông tin đó là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội và trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Điểm chuẩn của trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội là 16,5 điểm với khối A00, 21 điểm với khối C00, 17 điểm với khối D01, 18 điểm với các khối D02, D03, D04, D05, D06, D79, D80, D81, D82, D83, 16,5 điểm với khối D78 (theo thống kê của năm 2018)

Điểm chuẩn của trường Đại học Văn hóa Hà Nội là 17,75 điểm với khối C00, 16,75 với khối D01, D96 (theo thống kê của năm 2018)

2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý thông tin

Khung chương trình đào tạo của ngành Quản lý thông tin khá đa dạng và mỗi trường sẽ có sự khác biệt một chút về một số học phần, nhưng không đáng kể. Bạn hãy tham khảo khung chương trình dưới đây nhé.

Ngành Quản lý thông tin có học phần kiến thức chung và học phần về chuyên ngành giống như tất cả mọi ngành khác ở Đại học:

– Kiến thức chung:

+ Môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1

+ Môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2

+ Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

+ Môn Tin học cơ sở 2

+ Môn Tiếng Anh học thuật 1

+ Môn Tiếng Anh học thuật 2

+ Môn Tiếng Anh chuyên ngành 1

+ Môn Tiếng Anh chuyên ngành 2

+ Môn Giáo dục thể chất

+ Môn Giáo dục quốc phòng – an ninh

+ Môn Pháp luật đại cương

+ Môn Đại cương về mạng máy tính

+ Môn Xã hội học đại cương

+ Môn Tâm lý học đại cương

+ Môn Kỹ năng bổ trợ

– Kiến thức chuyên ngành

+ Môn Toán cao cấp

+ Môn Lý thuyết xác suất và thống kê toán

+ Môn Nguyên lý quản trị

+ Môn Kinh tế vi mô

+ Môn Kinh tế vĩ mô

+ Môn Tổ chức và quản trị kinh doanh

+ Môn Quản trị hoạt động

+ Môn Hệ thống thông tin trong tổ chức

+ Môn Các phương pháp định lượng trong quản lý

+ Môn Tạo lập và quản lý Web

+ Môn Các hệ cơ sở dữ liệu

+ Môn Môi trường pháp lý, đạo đức và xã hội trong kinh doanh

+ Môn Quyền sở hữu trí tuệ

+ Môn Đổi mới công nghệ thông tin và kinh doanh

+ Môn Khai phá dữ liệu & phân tích kinh doanh

+ Môn Mobile & công nghệ diện rộng

+ Môn Các công nghệ dựa trên nền công nghệ thông tin

+ Môn Quản lý các hệ thống thông tin

+ Môn Đại cương về phát triển các hệ thống hướng đối tượng

+ Môn Mô hình hóa và thiết kế các hệ thống thông tin

+ Môn Quản trị dự án

+ Môn Các giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp

+ Môn Các hệ thống thông tin doanh nghiệp

+ Môn Các nguyên lý an toàn thông tin

+ Môn Phân tích kinh doanh hỗ trợ ra quyết định

+ Môn Thiết kế đa phương tiện và phát triển Web

+ Môn Thương mại điện tử

+ Môn Phát triển cơ sở dữ liệu nâng cao

+ Môn Lập kế hoạch và hạ tầng công nghệ thông tin

+ Môn Các quy trình và công nghệ ngân hàng bán lẻ

+ Môn Các quy trình và công nghệ thanh toán điện tử

+ Môn Thương mại mobile

+ Môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

+ Môn Lãnh đạo và xây dựng đội ngũ

+ Môn Khung kiến trúc Dotnet

+ Môn Lập trình Java

+ Môn Các hệ hỗ trợ ra quyết định

+ Môn Các hệ thống thông tin toàn cầu

+ Môn Quản trị an toàn thông tin

+ Môn Kho dữ liệu và phân tích kinh doanh

+ Môn Trí tuệ nhân tạo

+ Môn Quản trị tài chính

+ Môn Tài chính doanh nghiệp

+ Môn Thị trường và các thể chế tài chính

+ Môn Tài chính quốc tế

+ Môn Đầu tư và quản lý danh mục đầu tư

+ Môn Nguyên lý marketing

+ Môn Quản trị marketing

+ Môn Marketing quốc tế

+ Môn Nghiên cứu Marketing

+ Môn Marketing dịch vụ

+ Môn Các nguyên lý bất động sản cơ bản

+ Môn Quản trị bất động sản

+ Môn Các thị trường vốn bất động sản

+ Môn Bất động sản quốc tế

+ Môn Đầu tư bất động sản

+ Thực tập thực tế

Những học phần được thiết kế để bạn có thể đảm bảo cho đáp ứng công việc sau này.

Tìm kiếm việc làm

3. Những tố chất cần có của ngành Quản lý thông tin

Ngành Quản lý thông tin cần có những kỹ năng, phẩm chất, yếu tố như sau:

– Kỹ năng giao tiếp tốt, có kiến thức hiểu biết sâu rộng về kinh doanh

Kỹ năng mềm trong giao tiếp ở bất kỳ môi trường công sở hay môi trường làm việc nào cũng cần thiết. Nếu bạn không thể giao tiếp tốt với các đồng nghiệp hoặc lãnh đạo, nhân viên trong công ty, doanh nghiệp thì công việc sẽ không hiệu quả. Bạn cần rèn luyện, luyện tập cho mình kỹ năng bày tỏ quan điểm dễ hiểu, ngắn gọn, trực tiếp, súc tích thể hiện được mục đích nói của mình.

Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều và nó còn ảnh hưởng đến con đường học vấn và thăng tiến sự nghiệp của bạn nữa.

Bên cạnh đấy nếu bạn có một nền tảng tốt về kiến thức kinh doanh thì bạn sẽ dễ dàng ghi điểm trong mắt lãnh đạo công ty. Bởi công việc chính của bạn sẽ liên quan đến sự ra quyết định của công ty, nên việc am tường về kinh doanh chắc chắn sẽ góp sức rất nhiều cho công việc của cả hai bên.

– Hiểu về nghiệp vụ kinh doanh, những hoạt động trong doanh nghiệp

Làm việc với doanh nghiệp với vai trò chuyên viên quản lý thông tin nhưng bạn vẫn cần phải hiểu sâu sắc về hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, hòa nhập vào với những kế hoạch và hoạt động định hướng của doanh nghiệp để kết hợp công việc một cách hợp lý, có hiệu quả. Những lĩnh vực về nghiệp vụ kinh doanh của công ty hay những cách thức, mô hình kinh doanh bạn cũng nên từ từ tích lũy để rành hơn.

– Yêu thích làm việc với máy tính thời gian dài

Làm việc trong ngành Quản lý thông tin có nghĩa bạn sẽ phải làm việc với máy tính rất nhiều và đa phần thời gian là sử dụng những công cụ làm việc, phần mềm với máy tính. Cho nên nếu bạn là người không thích ngồi thời gian lâu với máy tính để làm việc hoặc bạn là người ưa thích vận động nhiều, không thích tiếp xúc máy tính, điện tử vì lo ngại cho sức khỏe thể chất, tinh thần thì có lẽ công việc của ngành Quản lý thông tin lại không hợp với bạn cho lắm.

Việc làm it tại Hà Nội

4. Cơ hội nghề nghiệp ngành Quản lý thông tin

Hiện nay có một thực tế rằng các doanh nghiệp đang yếu kém về Quản lý thông tin. Do đó, năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh bị giảm bớt. Do vậy, học ngành Quản lý thông tin sau khi ra trường sẽ không lo không có việc làm. Vậy bạn có biết đó là những công việc gì chưa, cùng liệt kê ra nhé!

– Chuyên viên phân tích các hệ thống dữ liệu: Công việc của chuyên viên phân tích là phân tích các dữ liệu máy tính, trình bày dưới dạng biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu, cột, ô để dự đoán các xu hướng công nghệ trong tương lai

– Giám đốc thông tin: đây là chức vị cán bộ cấp cao trong công ty, công việc của bạn là quản lý thông tin, có khả năng quản lý và sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty bạn. Bạn cần phải biết nắm bắt xu hướng công nghệ và biết cách tạo ra các mối quan hệ với những vị lãnh đạo trong công ty cũng như các đồng nghiệp khác thuộc lĩnh vực giống bạn. Bạn cũng phải là người thực hành nhuần nhuyễn thành thạo cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng để điều hành, vận hành công ty từ trên xuống dưới

– Chuyên viên đào tạo: làm công việc truyền đạt kiến thức cho các nhân viên IT của công ty

5. Mức lương của ngành Quản lý thông tin là bao nhiêu?

Nói chung, ngành này là sự giao thoa của các lĩnh vực thông tin, công nghệ thông tin và truyền thông. Thu nhập trong ngành công nghệ thông tin từ xưa tới nay luôn cao.

Mức lương của ngành Quản lý thông tin tùy theo số năm bạn làm việc mà sẽ tăng dần:

– Đối với các các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường làm ở vị trí nhân viên quản trị, nhân viên công nghệ IT, nhân viên phần mềm thì mức lương từ 6-10 triệu/tháng

– Với những công việc chuyên về phân tích các ứng dụng, phân tích cơ sở dữ liệu , hay ở những vị trí cao hơn là chuyên viên thì bạn có thể nhận được mức lương 15-25 triệu/ tháng

– Đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và tích lũy dày dạn kiến thức thì mức lương của họ rất hấp dẫn, cao ngang ngửa với lương cứng của một giám đốc công ty. Những người thâm niên như vậy sẽ ở vị trí chuyên viên cấp cao, chuyên viên điều phối, nhóm trưởng, và mức lương của họ là 25-33 triệu/tháng

Hy vọng với các thông tin mà timviec365.vn đưa ra ở trên, bạn đã hiểu rõ về ngành Quản lý thông tin là gì rồi. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn!