Quân đội việt nam có bao nhiêu người

Quân đội nhân dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ thời chiến đến cuộc sống hoà bình thực tại. Đây là lực lượng tiên phong, đi đầu trong công tác phục vụ nhân dân và sản xuất để hoàn thành mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với vai trò quan trọng như vậy, lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng bền vững với số lượng quân nhân lớn, được phân bố thành nhiều quân đoàn, quân khu và được phân bổ khắp mọi miền đât nước. Vậy quân số quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Có bao nhiêu quân đoàn, quân khu?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2008 và năm 2014;

– Luật Quốc phòng năm 2018.

1. Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Quân đội nhân dân Việt Nam hay còn được gọi tắt là “Quân đội Nhân dân” hay “Quân đội Việt Nam” là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ ngày 22 tháng 12 năm 1944, xuất phát từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và vì nhân dân mà phục vụ. Theo đó, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng nêu rõ tinh thần cũng như sứ mệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và vì hạnh phúc của nhân dân.

Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động theo khẩu hiệu: Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đâu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Khó khăn nào cũng hoàn thành, nhiệm vụ nào cũng vượt qua và kẻ thù nào cũng đánh thắng. Khẩu hiệu này xuất phát từ bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm các nhánh, đơn vị phục vụ chuyên biệt, bao gồm: Lục quân, Phòng không- Không quân, Hải quân, Biên phòng, Không gian mạng và Cảnh sát biển.

2. Chức năng và nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng năm 2018, Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

– Tham gia lao động sản xuất, kết hợp giữa kinh tế- xã hội với quốc phòng, tham gia cùng nhân dân xây dựng đất nước;

Xem thêm: Điều kiện và mức hưởng khi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội nhân dân

– Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc; tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế nếu được phân công.

3. Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam:

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2008 và năm 2014, hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam được chia thành 03 cấp và 12 bậc, cụ thể như sau:

– Thứ nhất, cấp Uý bao gồm 04 bậc: Thiếu uý; Trung uý; Thượng uý; Đại uý;

– Thứ hai, cấp Tá bao gồm 04 bậc: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá;

– Thứ ba, cấp Tướng có 04 bậc: Thiếu tướng/ Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng/ Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng/ Đô đốc Hải quân; Đại tướng.

4. Quân số Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có tổng cộng khoảng 1 triệu quân nhân. Cụ thể, ở mỗi nhánh phục vụ chuyên biệt lại có quân số khác nhau, cụ thể là:

– Lục quân có khoảng 800.000 quân nhân;

Xem thêm: Bảng lương của quân đội, công an, cảnh sát mới nhất 2023

– Phòng không- Không quân có khoảng 60.000 quân nhân;

– Hải quân có khoảng 70.000 quân nhân;

– Bộ đội Biên phòng có khoảng 50.000 quân nhân;

– Cảnh sát biết có khoảng 30.000 quân nhân;

– Không gian mạng có khoảng 30.000 quân nhân;

– Bảo vệ Lăng Bác có khoảng 1.000 quân nhân.

5. Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu quân đoàn, quân khu?

5.1. Việt Nam hiện nay có 04 quân đoàn:

Quân đoàn là đơn vị có quy mô lớn thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm các quân chủng, binh chủng hợp thành, gồm Bộ binh, Pháo binh, Tăng- Thiết giáp, Pháo binh, Hoá học, Thông tin Liên lạc và Đặc công cùng các ngành đặc biệt như Quân khí…

Hiện nay, tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động với 04 quân đoàn với nhiệm vụ chung là tham mưu cho Đảng uỷ và cấp chỉ huy Bộ Quốc phòng về tác chiến, quân sự, cơ động và các chiến lược trên địa bàn được giao trách nhiệm. Cụ thể các quân đoàn hoạt động và tổ chức như sau:

Xem thêm: Quân đội là gì? Chức năng nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam?

– Quân đoàn 1: Quân đoàn 1 hay còn được gọi là Binh đoàn Quyết thắng và là quân đoàn đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động với khẩu hiệu: Thần tốc và quyết thắng. Quân đoàn 1 có trụ sở chỉ huy tại thành phố Tam Điệp- Ninh Bình với quy mô khoảng từ 35.000 quân đến 42.000 quân;

– Quân đoàn 2: Quân đoàn 2 hay còn được biết đến với tên gọi Bình đoàn Hương Giang, là quân đoàn có lực lượng quân nhân tham gia nhiều chiến dịch nhất trong lịch sử chiến tranh tại Việt Nam. Quân đoàn 2 hoạt động nâng cao khẩu hiệu: Thần tốc, táo bạo và quyết thắng. Quân đoàn 2 có trụ sở chỉ huy tại Lạng Giang- Bắc Giang với sự tham gia của khoảng từ 35.000 quân đến 40.000 quân;

– Quân đoàn 3: Quân đoàn 3 hay còn được gọi là Binh đoàn Tây Nguyên, hoạt động với khẩu hiệu: Quyết thắng, đoàn kết, thống nhất, sáng tạo, tự lực và nghiêm túc. Quân đoàn 3 có trụ sở chỉ huy tại Pleiku- Gia Lai với quy mô khoảng 36.000 đến 40.000 quân nhân;

– Quân đoàn 4: Quân đoàn 4 hay còn gọi là Binh đoàn Cửu Long hoạt động với khẩu hiệu: Đoàn kết, trung thành, anh dũng, sáng tạo, tự lực và quyết thắng. Quân đoàn 4 được đặt tại tỉnh Bình Dương với quy mô quân nhân khoảng từ 32.000 đến 40.000 người.

5.2. Việt Nam hiện nay có 07 quân khu:

Hiện nay, Theo tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam thì Quân đội ta có 07 quân khu trải dài từ Bắc vào Nam trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Các quân khu được đặt tên theo thứ tự các quân khu 1,2,3,4,5,7,9. Mỗi quân khu là một tổ chức trong quân đội được phân bổ trách nhiệm bảo vệ một phần lãnh thổ nhất định tại Việt Nam. Quân khu bao gồm lực lượng: một số binh đoàn, binh đội trực thuộc quân khu; các đơn vị dân quân tự vệ và bộ đội địa phương thuộc các tỉnh, thành phố nằm trong địa bàn hoạt động của Quân khu. Cả 07 quân khu đều trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, cụ thể:

– Quân khu 1: Quân khu 1 được xây dựng ở vị trí địa lý và chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh và cả đối nội- đối ngoại của cả nước. Quân khu 1 luôn chú trọng trong việc nâng cao chất lượng huấn luyện quân nhân, khả năng sản xuất và sẵn sàng chiến đấu, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bền vững. Quân nhân làm việc và chiến đấu tại Quân khu 1 luôn tích cực trong công tác giúp đỡ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn nhân dân khắc phục những hậu quả do thiên tai để lại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

– Quân khu 2: Quân khu 2 có trụ sở tại Thành phố Việt Trì- Phú Thọ, hoạt động xây dựng và chỉ huy ba thứ quan chiến đấu, bảo vệ 09 tỉnh phía Tây Bắc Bộ là Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái.

– Quân khu 3: Quân khu 3 có trụ sở tại huyện Kiến An- Thành phố Hải Phòng, hoạt động với nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang ba thứ quân chủ yếu tại khu vực Đồng Bằng sông Hồng gồm 09 tỉnh/ thành phố là Quảng Ninh ( thuộc Đông Bắc Bộ), Hoà Bình ( thuộc Tây Bắc Bộ) và một số tỉnh/ thành phố thuộc Đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình.

Xem thêm: 10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam

– Quân khu 4: Quân khu 4 có trụ sở tại Thành phố Vinh- Nghệ An, đây là một địa bàn chiến lược tại khu vực Bắc Trung Bộ. Quân khu 4 hoạt động với nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang thuộc 06 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừ Thiên- Huế.

– Quân khu 5: Quân khu 5 có trụ sở tại quận Hải Châu- Thành phố Đà Nẵng, hoạt động với nhiệm vụ cơ bản là xây dựng, tổ chức, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang thuôc khu vực từ Đèo Hải Vân đổ vào đến cực Nam của tỉnh Ninh Thuận. Khu vực này bao gồm 11 tỉnh/ thành phố như Đàng Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Kon Tum, Đắk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông

– Quân khu 7: Quân khu 7 có trụ sở chỉ huy tại quận Phú Nhuận- Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Đông Nam Bộ mở rộng. Khu vực này gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ khác như Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An và Tây Ninh.

– Quân khu 9: Quân khu 9 có trụ sở chỉ huy chính tại quận Bình Thuỷ- Thành phố Cần Thơ với nhiệm vụ cơ bản như những quân khu khác là tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng quân đội chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Địa bàn bảo vệ và chiến đấu của Quân khu 9 bao gồm 12 tỉnh/ thành phố là Cần Thơ thuộc Tây Nam Bộ, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang.

Bên cạnh hoạt động của 07 quân khu thì khu vực Thủ đô Hà Nội thành lập riêng Bộ Tư lệnh Thủ đô với nhiệm vụ xây dựng, củng cố và bảo vệ quốc phòng- an ninh tại khu vực Thủ đô Hà Nội. Bộ Tư lệnh Thủ đô là một trong những bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân, sẵn sàng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.