Onboarding là gì? Làm sao để onboarding nhân viên mới ấn tượng và hiệu quả | Link Power

Onboarding là quá trình nhập môn cho nhân viên mới. Quá trình này giúp nhân viên mới có thể tự tin hơn, hòa nhập dễ dàng hơn với môi trường mới và cung cấp kĩ năng, kiến thức cần thiết phục vụ công việc về sau.

Lợi ích của Onboarding:

Rút ngắn khoảng cách trình độ và tạo ra quy trình đồng nhất giữa những nhân viên cũ và mới. Khi được hướng dẫn và đào tạo đầy đủ, nhân viên mới sẽ dễ dàng nắm bắt công việc và dễ dàng để nhân viên vào guồng làm việc hơn.

Một quy trình onboarding sẽ giúp nhân viên mới quen với công việc nhanh hơn, từ đó rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm nhiều chi phí đào tạo.

Giảm khoảng cách giữa nhân viên mới và các nhân viên cũ. Ngoài quy trình, con người cũng là điều nhân viên mới cần làm quen để hoàn thành công việc. Onboarding có vai trò như một chiếc cầu nối xóa đi những bỡ ngỡ, ngại ngùng của nhân viên mới.

Tạo ra quy trình tuyển dụng và đào tạo đồng bộ. Onboarding là bước gạch nối giữa tuyển dụng và đào tạo. Thực hiện tốt onboarding sẽ tạo ra một quy trình từ tuyển dụng đến đào tạo thống nhất và không đứt quãng. Đây là khâu quan trọng trong việc giữ nhân tài trong doanh nghiệp, giúp giảm đáng kể tỷ lệ nghỉ việc trong giai đoạn đầu làm việc.

Xây dựng một lộ trình phát triển rõ ràng cho nhân viên mới. Đào tạo hội nhập sẽ tạo cơ hội để người quản lý có thể tiếp xúc sâu hơn với nhân viên mới. Đây là cơ hội để hai bên có thể hiểu nhau sâu hơn và từ đó có thể xây dựng một lộ trình phát triển rõ ràng cho cho nhân viên.

Tương tác là mục tiêu của bất kỳ chương trình onbooarding nào, không chỉ vì nó xây dựng văn hóa và mối quan hệ, mà vì nó cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Quy trình Onboarding thường qua 3 bước giúp nhân viên mới ấn tượng và hiệu quả:

1. Pre-Onboarding

Việc chuẩn bị đầy đủ cho nhân viên mới trước khi nhận việc sẽ tạo không khí thân thiện và thoải mái cho họ khi bắt đầu làm việc ở một môi trường mới.

Chuẩn bị sổ tay và bút viết

Chuẩn bị đồng phục của công ty

Chuẩn bị những thông tin về công việc, môi trường làm việc, văn hóa nội bộ cho nhân viên.

Chuẩn bị hồ sơ nhân viên, hợp đồng lao động và những giấy tờ cần thiết khác. Những thủ tục như vậy sẽ rất tốn thời gian.

Chuẩn bị đồ dùng, chỗ ngồi, trang thiết bị cần thiết cho nhân viên mới.

Việc chuẩn bị trước khi nhân viên mới đến sẽ giúp bạn tạo một ấn tượng tốt với họ

2. Ngày đầu tiên đi làm

Đây là ngày quan trọng nhất tạo ấn tượng đầu tiên cho nhân viên. Công việc sẽ không phải là điều quan trọng nhất trong giai đoạn này.

Hãy bắt đầu bằng 1 tour quanh văn phòng và bắt đầu giới thiệu những bộ phận cấu thành nên doanh nghiệp. Kết thúc của tour, nhân viên mới sẽ dừng chân bộ phận làm việc của mình để tiến hành chào hỏi và làm quen đồng nghiệp.

Tiếp theo là giới thiệu về quy chế chung của công ty, hệ thống lương thưởng, phụ cấp,… để tiến hành ký hợp đồng và hoàn thiện hồ sơ nhân viên.

Sau khi hoàn thành hai bước là bước bàn giao những đồ dùng, công cụ, tài khoản, phần mềm hỗ trợ,… và giúp nhân viên mới làm quen với chúng. Trong bước này trưởng bộ phận sẽ gặp mặt và trao đổi thêm với nhân viên mới để nắm rõ mong muốn, nguyện vọng cũng như làm rõ công việc với nhân viên mới.

Cuối ngày làm việc đầu tiên sẽ là 1 bữa tiệc ngọt nho nhỏ để nhân viên làm quen mọi người trong công ty. Một social post cũng sẽ được HR đăng lên group, hoặc kênh nội bộ của công ty để giới thiệu về nhân viên mới. Đây là một bước để nhân viên mới cảm thấy “anh em mình là một gia đình” trong công ty.

Không khí vui vẻ là điều rất quan trọng trong ngày đi làm đầu tiên

3. Thời gian sau

Training những buổi đan xen với on-job-training kết hợp cùng với mentoring ngay trong công việc.

Nhân viên mới khi được trang bị kiến thức một cách bài bản và chuyên nghiệp chắc chắn sẽ phát huy tối đa trí lực để hoàn thành công việc được giao, gia tăng hiệu suất và góp phần tạo nên sức mạnh phát triển doanh nghiệp.

Đào tạo thường xuyên, liên tục nhân viên sẽ tích cực, có trách nhiệm và yêu công việc của mình hơn.

Việc có người quan tâm giúp đỡ không chỉ khiến nhân viên mới có thể nắm chắc chuyên môn mà còn giúp họ quen dần với môi trường và chủ động học hỏi hơn.

Sau 2-3 tháng là đủ để hiểu rõ năng lực và mong muốn của nhân viên. Sau thời gian này là đủ để đánh giá xem nhân viên có phải là một “mảnh ghép” lâu dài hay không.

Onboarding là một quy trình bắt buộc để tạo ra một doanh nghiệp chuyên nghiệp và bền vững. Đây cũng là bước gạch nối giữa tuyển dụng và đào tạo.

3 bước nêu ra không phải là quy trình cố định mà các doanh nghiệp nên tùy biến theo ngành nghề hoặc văn hóa riêng của doanh nghiệp.

Tại các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự số lượng lớn, các HR sẽ mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn trong quy trình tuyển dụng cũng như tiếp nhận nhân sự.

Link Power hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu được onboarding là gì và có ý nghĩa gì trong quá trình tuyển dụng. Để hỗ trợ các bạn làm HR vượt qua được những khó khăn, hiện bên Link Power có khóa foundation, sẽ giúp bạn hệ thống lại kiến thức, khóa học phù hợp với những tay ngang hoặc những bạn mới theo đuổi ngành nhân sự. Hãy đem những khó khăn của bạn chia sẻ cùng Link Power. Cảm ơn và chúc các bạn thành công