Nuôi rùa trong nhà làm cảnh đang là thú chơi mới được nhiều bạn trẻ hưởng ứng hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc chúng, dẫn đến rùa có sức khỏe yếu và không sống lâu. Các giống rùa cảnh hiện nay rất đa dạng và phần nhiều là dễ nuôi. Nhưng có những quy tắc sau đây người nuôi bắt buộc phải nhớ khi nuôi rùa.
Chuồng nuôi rùa trong nhà
Với các loài rùa nước, người chơi nên sử dụng các loại bể lớn, có thể dùng bể cá cảnh để nuôi rùa. Nhìn bên ngoài rùa có thể có kích thước nhỏ. Tuy nhiên khả năng hoạt động của chúng rất lớn, lồng nhỏ sẽ không đủ không gian để chúng di chuyển.
Kích thước bể nuôi rùa tốt nhất là trên 60cm chiều dài.
Khi nuôi rùa trong nhà, cho dù là rùa nước hay rùa cạn, chúng đều cần có ánh sáng mặt trời. Nơi đặt chuồng nuôi nên ở hướng nam, đặt ở ban công hoặc trong phòng. Không cần đổ quá nhiều nước vào bể rùa, chỉ cần hơi ngập qua mai rùa là được.
Trong bể nuôi cần bố trí một nơi để rùa có thể bò lên phơi nắng. Bể rộng có thể làm nền dốc cao hơn mặt nước, nếu không có thể dùng đá tảng, gỗ lũa, giá… cho rùa bò lên.
Thức ăn cho rùa cảnh
Tùy vào từng chủng loại, chúng sẽ ăn uống ở dưới nước hoặc trên bờ. Người nuôi có thể thả thức ăn vào nước hoặc ở bờ dốc nơi rùa có thể dễ dàng leo lên. Nếu cho rùa ăn tôm nên giữ nguyên vỏ để bổ sung canxi cho chúng, lưu ý tôm phải bỏ đầu và gai.
Các loài rùa nuôi trong nhà làm cảnh hiện nay đa phần là động vật ăn tạp, thích ăn thịt hơn thực vật. Rùa con nên cho ăn thịt để giúp chúng phát triển tốt. Thức ăn chủ yếu gồm: cá, tôm, giun các loại, nội tạng động vật, ốc sên, côn trùng, thịt, chuối, dưa chuột,…
Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20°C cần giảm dần lượng thức ăn để tránh cho rùa bị khó tiêu. Lâu ngày dễ mắc các bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Nhiệt độ lý tưởng nhất để rùa phát triển là 25-30°C.
Thời kì ngủ đông của rùa cảnh
Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hơn 12°C, rùa sẽ tiến vào giai đoạn ngủ đông. Lúc này ta nên đưa chúng lên những nơi khô ráo, ít ánh sáng. Trong điều kiện yên tĩnh, chúng sẽ bắt đầu ngủ đông. Nhiệt độ bể nuôi cần duy trì ở 8-12°C.
Tuyệt đối không được đưa chúng ra phơi nắng. Nếu không rùa sẽ bị đánh thức, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Những con rùa sức yếu có thể không sống được đến hết mùa đông.
Khi trời quá nóng không được để chúng phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Hồ nuôi rùa trong nhà cần được che chắn cẩn thận, nhiệt độ không quá 37°C. Nếu có thể nên trồng một vài loại cây lá to để tránh nóng cho rùa.
Chăm sóc sức khỏe cho rùa
Khi mới đưa rùa về nuôi không nên cho ăn ngay lập tức. Trước tiên cần khử trùng để tránh vi khuẩn và vi sinh vật có hại. Hòa một lượng nhỏ muối ăn vào nước hồ nuôi rùa. Trong 3 ngày đầu không cho ăn, để giúp chúng làm sạch dạ dày, nhanh thích nghi với hoàn cảnh mới.
Nuôi rùa trong nhà cần dành thời gian để chúng làm quen với môi trường, thông thường khoảng 3-15 ngày. Nước nuôi rùa cần phơi nắng ít nhất 2 ngày, có thể dùng nước máy. Cách 2-3 ngày thay nước 1 lần.
Nếu bạn đang quan tâm: có nên nuôi rùa trong nhà, cách nuôi rùa nước trong nhà, có nên nuôi rùa tai đỏ trong nhà, kĩ thuật nuôi rùa cạn trong nhà,
✚ petmart.vn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!