Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm

Dưới đây là những sai lầm khi cho con ăn dặm mà các bậc cha mẹ hay mắc phải:

  • Không cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn;
  • Thiếu kiên nhẫn khi tập cho con ăn dặm;
  • Thức ăn không phù hợp.

Cha mẹ cần tránh các sai lầm sau đây:

  • Cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ rằng như vậy mới đủ chất.
  • Cho con ăn quá ít rau củ như cà rốt, khoai tây, củ cải, su hào… thiếu những loại rau lá xanh thẫm nhiều dưỡng chất như rau muống, rau ngót, cải bó xôi…
  • Chỉ hầm xương hay luộc rau củ để lấy nước nấu bột (hoặc cháo) cho con, bỏ cái.
  • Không cho hoặc cho bé ăn rất ít chất béo từ dầu mỡ dẫn đến thiếu năng lượng.
  • Nấu nồi cháo rồi hâm đi hâm lại cho bé ăn cả ngày, làm giảm chất lượng và mùi vị thức ăn.
  • Cho ăn quá nhiều, giảm lượng sữa ở bé dưới một tuổi mà không biết rằng ở lứa tuổi này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và ăn dặm chỉ là bữa phụ.

Cho ăn dặm sai nguyên tắc:

  • Nhiều cha mẹ cho con ăn dặm sai mà không biết. Dưới đây là các nguyên tắc ăn dặm đúng – theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia.
  • Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều: Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ. Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa…
  • Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc: Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày đầu sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn. Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.
  • Chế biến đồ ăn dặm cho bé: Cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vi chất đa dạng (kẽm, sắt, canxi, vitamin,…) và hợp vệ sinh. Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Khi cho bé ăn một loại thức ăn mới, nên bắt đầu từ từ từng ít một, để theo dõi hệ tiêu hóa hay cơ thể bé có thích ứng với loại thức ăn này không Tránh trường hợp cho bé ăn một lượng lớn loại thức ăn mới có thể dẫn đến nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu, … Nặng hơn nữa là các biểu hiện dị ứng: Mày đay, tiêu chảy, …
  • Kéo dài bữa ăn quá 30 phút
  • Muốn cho con ăn nhiều, cha mẹ thường không để ý đến thời gian ăn. Rất nhiều trường hợp bữa ăn dặm kéo dài hơn 30 phút mà vẫn chưa hết, song cha mẹ vẫn tiếp tục. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc này kéo dài hoặc lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ chán ăn, biếng ăn, gây ảnh hưởng tới các bữa ăn sau, làm giảm chất lượng thức ăn, đồng thời gây căng thẳng cho cha mẹ. Việc kéo dài bữa ăn với trẻ còn gây các hệ lụy như ăn ngậm,…
  • Cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, đi rong trẻ, dụ trẻ ăn bằng mọi cách

Cảnh tượng vừa cho con ăn vừa cho con xem tivi, cho con đi ăn rong, cho trẻ vừa chơi vừa ăn, chạy theo đút cho trẻ, dụ trẻ ăn bằng đồ chơi,… không còn mới mẻ trong cuộc sống thường ngày, gây ra các căng thẳng cho cha mẹ, tạo thói quen xấu cho trẻ. Tuy biết đây là những việc không nên làm, song cha mẹ vì sốt ruột nên đã bỏ qua các nguyên tắc ăn dặm đúng. Một khi đã “làm hư” trẻ, thì việc rèn luyện lại đối với trẻ sẽ rất khó khăn.

Cho con ăn, chăm sóc con là một hành trình dài đòi hỏi nhiều sự nỗ lực, cố gắng và kiên trì. Hi vọng các sai lầm phổ biến trong video này sẽ cung cấp thông tin bổ ích giúp cha mẹ biết và chủ động tránh, giúp con tạo lập thói quen tốt khi ăn uống. Cha mẹ, vì thế, cũng sẽ được hưởng cảm giác “nhàn tênh” khi nuôi con.