Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong năm vừa qua đã giúp rất nhiều người giàu lên nhờ chiến lược thông minh. Sau đây là top những người giàu lên nhờ chứng khoán nổi tiếng tại nước ta.
Những người giàu lên nhờ chứng khoán tại Việt Nam
Năm vừa qua, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng mạnh đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên tới hơn 4 triệu tài khoản.
Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán nhờ đó cũng đã giúp tài sản của các tỷ phú gia tăng nhanh chóng. Trong đó, một số tỷ phú Việt Nam đã lọt top 1000 người giàu nhất thế giới theo bình chọn của Forbes.
Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch của tập đoàn đa ngành Vingroup
Nhắc đến các tỷ phú hàng đầu trong giới kinh doanh nói chung và những người giàu lên nhờ chứng khoán nói riêng chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với cái tên Phạm Nhật Vượng. Trong những năm qua, ông liên tục nằm trong các bảng vinh danh về độ giàu có cũng như tầm ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội.
Vừa qua, theo công bố danh sách top các tỷ phú thế giới của Forbes lần thứ 36, ông Phạm Nhật Vượng vẫn là người giàu nhất Việt Nam và đứng thứ 411 trên bảng xếp hạng chung. Khối tài sản của Chủ tịch Vingroup hiện ở mức 6,2 tỷ USD.
Vị thế này đạt được là nhờ việc ông Vượng là người nắm giữ cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup. Hiện ông đang nắm giữ hơn 985 triệu cổ phiếu, chiếm 25.47% cổ phần của Vingroup.
Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, trong giai đoạn gần đây giá cổ phiếu VIC đang có xu hướng đi xuống cùng với sự chi mạnh tay cho hãng xe điện Vinfast. Hiện tại, cổ phiếu này đang được giao dịch quanh mức giá 75.000 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, năm 2021 cũng là lần đầu tiên Vingroup báo lỗ nghìn tỷ do việc chuyển hướng hoàn toàn sang lĩnh vực xe điện và tài trợ cho hoạt động chống dịch.
Nhìn chung có thể thấy, giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đang có chiều hướng giảm vì sự sụt giảm của cổ phiếu VIC trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tổng tài sản của ông vẫn đang cách rất xa các tỷ phú Việt Nam xếp sau mình. Đồng thời với những tiềm năng của hãng Vinfast trong lĩnh vực xe điện, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng ông Phạm Nhật Vượng sẽ vẫn giữ được vị thế top đầu của mình cũng như tiếp tục có các hoạt động tạo ảnh hưởng, đóng góp cho kinh tế, xã hội đất nước.
Trần Đình Long – Chủ tịch của tập đoàn thép Hòa Phát
Ông Trần Đình Long là một trong những người giàu lên nhờ chứng khoán có tốc độ tăng tài sản vốn hoá mạnh nhất trong giai đoạn vừa qua nhờ sự bùng nổ của cổ phiếu ngành thép HPG. Trong danh sách các tỷ phú Việt Nam được lọt top của Forbes lần thứ 36 thì ông Long xếp thứ 2 với 3.2 tỷ USD tài sản, chỉ đứng sau ông Phạm Nhật Vượng. Hiện tại, chủ tịch Hòa Phát đang trực tiếp sở hữu 1,5 tỷ cổ phiếu HPG chiếm tỷ lệ hơn 26%.
Trong năm qua, vốn hoá thị trường của Hòa Phát đã có thời điểm chạm mốc 11 tỷ USD, tăng 92% so với cuối năm 2020. Đồng thời, Hoà Phát cũng lọt top 15 công ty thép giá trị nhất thế giới.
Với công suất thép thô khoảng 8 triệu tấn/năm, Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất ở Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. 2021 là năm đầu tiên sản lượng xuất khẩu của Hòa Phát vượt 1 triệu tấn, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Ngoài thép, Hòa Phát hiện đang nghiên cứu và phát triển quỹ đất để chuẩn bị lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp. Tập đoàn này cũng đã khởi công dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát tại Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm tận dụng lợi thế sẵn có cho thị trường còn nhiều tiềm năng này.
Qua phân tích trên có thể thấy, với những thế mạnh và tiềm năng phát triển của Hòa Phát, chủ tịch Trần Đình Long đã và đang có nhiều cơ hội để gia tăng khối tài sản của mình và giành những vị thế cao trên sàn chứng khoán.
Hồ Tùng Anh – Chủ tịch của ngân hàng Techcombank
Nếu nhắc đến cổ phiếu ngành ngân hàng thì cái tên Techcombank chắc hẳn sẽ là một điểm sáng với sự lãnh đạo của ông Hồ Tùng Anh.
Hiện ông Hồ Hùng Anh là chủ tịch HĐQT Techcombank, đang trực tiếp nắm giữ 39,3 triệu cổ phiếu, chiếm 1.12% cổ phần. Ngoài ra, ông cũng gián tiếp sở hữu 250,7 triệu cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan Group.
Sự bứt phá mạnh mẽ của hai cổ phiếu này trong giai đoạn 2021 đã giúp tài sản vốn hoá của ông Hồ Tùng Anh tăng đáng kể. Nhờ vậy, ông Hồ Tùng Anh xếp thứ 4 trong danh sách của Forbes với tổng tài sản hơn 2.3 tỷ USD.
Hiện tại TCB được biết đến là một trong những cổ phiếu sáng giá của ngành ngân hàng với hệ sinh thái các sản phẩm đa dạng và chiến lược phát triển tối ưu. Trong khi đó, Masan cũng không kém cạnh khi là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng với các thương vụ M&A đình đám.
Việc nắm giữ cổ phiếu trong hai tập đoàn này đã và đang là đòn bẩy giúp gia tăng mạnh mẽ khối tài sản của ông Hồ Tùng Anh cũng như đưa ông vào danh sách những người giàu lên nhờ chứng khoán tại Việt Nam.
Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch của tập đoàn tiêu dùng Masan
Ông Nguyễn Đăng Quang là một trong những cá nhân có tài sản gia tăng nhanh nhất trong năm vừa qua. Chủ tịch HĐQT của Masan Group hiện đang nắm giữ 255,7 triệu cổ phiếu MSN, ngoài ra ông còn nắm 9,4 triệu cổ phiếu TCB và một lượng nhỏ cổ phiếu của Masan Consumer. Khối tài sản vốn hoá của ông hiện vào khoảng 1.9 tỷ USD, xếp thứ 5 trong danh sách những người giàu nhất.
Trong giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam 2021, nhờ sự bứt phá của cổ phiếu MSN, Masan Group đã có thời điểm đạt vị trí thứ 5 toàn sàn chứng khoán về vốn hóa với tổng giá trị hơn 200.000 tỷ đồng. Các thành viên của tập đoàn Masan Group như Masan MeatLife, Masan Consumer, Masan High-Tech Materials cũng đều đạt được mức vốn hóa lớn.
Ngoài ra, trong hai năm vừa qua, Masan cũng được nhắc đến nhiều với các thương vụ M&A đình đám. Trong đó có thương vụ mua cổ phần chuỗi bán lẻ Vinmart và thương vụ thâu tóm Phúc Long để phát triển lĩnh vực F&B. Với chiến lược đa dạng hóa ngành hàng cũng như sự lấn sân sâu rộng hơn vào lĩnh vực F&B và bán lẻ, Masan Group đã và đang giúp ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục gia tăng khối tài sản của mình.
Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch của tập đoàn bất động sản Novaland
Trong năm vừa qua, cổ phiếu ngành bất động sản đã ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tạo nên cơn sốt trên thị trường chứng khoán. Cũng nhờ vậy, các tỷ phú lĩnh vực bất động sản đã có cơ hội bứt phá vươn lên trong danh sách top những người giàu nhất.
Trong đó, ông Bùi Thành Nhơn là một trong những người giàu lên nhờ chứng khoán nổi tiếng nhất nhì của lĩnh vực bất động sản. Năm 2022, chủ tịch Novagroup đã lần đầu tiên lọt vào danh sách top tỷ phú thế giới do Forbes bình chọn.
Hiện ông Bùi Thành Nhơn đang nắm giữ hơn 169 triệu cổ phiếu của Nova Group, chiếm 8.69% cổ phần và là cổ đông cá nhân lớn nhất của tập đoàn này.
Nova Group cũng đang là một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam với các chiến lược tái cấu trúc tập đoàn và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Với sức nóng của lĩnh vực bất động sản trong những năm gần đây, cổ phiếu NVL hoàn toàn có nhiều cơ hội để tiếp tục tăng trưởng.
Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc VietJet Air
Mặc dù có sự biến động về khối tài sản trong những năm gần đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo năm nay đã trở lại trong top 1.000 người giàu nhất thế giới với khối tài sản tương đương 3.1 tỷ USD. Hiện tại bà Thảo đang nắm giữ hơn 47 triệu cổ phiếu VJC, chiếm hơn 8.7% cổ phần. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch HĐQT tại Sovico và Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng HDBank.
2021 vừa qua được đánh giá là một năm đầy khó khăn đối với ngành hàng không, du lịch do ảnh hưởng của Covid-19. Tuy nhiên, Vietjet Air vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhờ việc tối ưu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu trong giai đoạn hàng không giảm khai thác cũng như tái cấu trúc danh mục đầu tư.
Trong giai đoạn đầu năm 2022, cổ phiếu VJC đã có giai đoạn tăng hơn 16% khi Việt Nam bắt đầu mở lại các đường bay thương mại quốc tế. Hiện tại, với chế độ bình thường mới cùng với các gói kích cầu du lịch sau đại dịch, VietJet Air hứa hẹn sẽ dần lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Đầu tư chứng khoán có thực sự giàu lên không?
Có thể thấy rằng, hầu hết những người giàu nhất Việt Nam đều nhờ việc nắm giữ cổ phần trong các các công ty, tập đoàn hàng đầu. Sự tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ cùng với quy mô lớn sẽ là tiềm năng giúp các tỷ phú gia tăng tài sản của mình một cách nhanh chóng. Điều này phần nào giúp khẳng định rằng, chứng khoán là một công cụ hữu hiệu để giúp giàu lên.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng, những người giàu lên nhờ chứng khoán ở trên cũng đi kèm với việc họ đang nắm quyền điều hành ở các công ty, giúp công ty tăng trưởng mạnh mẽ thì giá cổ phiếu sẽ nhờ đó cũng tăng lên.
Do vậy, khi tham gia vào hoạt động đầu tư chứng khoán, chúng ta cần tỉnh táo với các hoạt động trading chứng khoán ngắn hạn mà quên mất giá trị nội tại và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của cổ phiếu.
Đồng thời, thị trường chứng khoán cũng luôn biến động liên tục, kể cả những người giàu nhất thì khối lượng tài sản của họ cũng biến động theo giá cổ phiếu. Vì thế, hãy luôn giữ “cái đầu lạnh” và tích cực tìm hiểu các cơ hội đầu tư dài hạn vào các công ty nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Những người giàu lên nhờ chứng khoán không phải là ít ở Việt Nam. Tuy nhiên, để thực sự tận dụng được kênh đầu tư này và giàu lên không phải là điều dễ dàng. Những tỷ phú giàu nhất đã mất rất nhiều năm để gây dựng công ty, từ đó tạo được niềm tin với các nhà đầu tư và tiếp tục tăng trưởng dài hạn trên thị trường. Do đó, việc tìm hiểu và đầu tư dài hạn thông minh chính là chìa khóa giúp giàu lên nhờ chứng khoán!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!