Top các công việc phù hợp nhất dành cho người hướng nội

Khi định hướng nghề nghiệp, việc tìm kiếm ngành nghề phù hợp với tính cách của bạn là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn là một người hướng nội, bạn có thể muốn tránh những công việc liên quan đến nhiều tương tác xã hội. Thật may mắn, có rất nhiều nghề nghiệp mà những người hướng nội có thể theo đuổi.

Dưới đây chính là danh sách các công việc cho người hướng nội do Glints tổng hợp. Hãy cùng tham khảo cùng chúng mình nhé!

Thế nào là một người hướng nội

Trước khi tìm hiểu các công việc cho người hướng nội, bạn nên hiểu thế nào là một người hướng nội. Hướng nội và hướng ngoại là những thuật ngữ phổ biến mà bạn có thể thấy nếu làm bài kiểm tra tính cách. Hầu hết mọi người đều thuộc một trong hai kiểu tính cách này.

Những người hướng nội có xu hướng dè dặt hơn, thường thích những môi trường ít kích thích hơn và tận hưởng thời gian một mình để nạp năng lượng. Mặc dù không phải tất cả người hướng nội đều phù hợp với một định nghĩa tiêu chuẩn, nhưng đây là một số đặc điểm chung của người hướng nội:

  • Yên lặng và kín đáo
  • Sống nội tâm
  • Cảm thấy mệt mỏi vì các tương tác xã hội
  • Thích ở một mình
  • Tự nhận thức cao
  • Chỉ có một nhóm nhỏ bạn bè
  • Độc lập
  • Có thể khá nhút nhát và lo lắng ở ngoài nơi đông người

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tính cách của bạn có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả nghề nghiệp ban đầu. Vì vậy, nếu bạn là người hướng nội, biết những công việc tốt nhất cho người hướng nội là bước đầu tiên để khám phá nghề nghiệp phù hợp với bạn nhất. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu một số công việc này là gì nhé!

Công việc như thế nào sẽ phù hợp với người hướng nội

Người hướng nội nên làm nghề gì là phù hợp nhất? Trái với suy nghĩ của nhiều người, một người hướng nội không phải lúc nào cũng là người nhút nhát hoặc né tránh các tương tác xã hội. Người hướng nội có thể rất hòa đồng và sở hữu kỹ năng giao tiếp cá nhân tuyệt vời. Tuy nhiên, không giống như những người hướng ngoại, những người cảm thấy tràn đầy sinh lực khi dẫn dắt các cuộc họp và làm việc trong môi trường nhóm, những người hướng nội thường yêu cầu thời gian ở một mình để lấy lại năng lượng sau những loại trải nghiệm này.

Mặc dù người hướng nội có khả năng xử lý các công việc tương tự như người hướng ngoại, nhưng nhìn chung họ hài lòng hơn khi làm việc trong những ngành nghề tận dụng được thế mạnh của họ. Đó là lý do tại sao những công việc tốt nhất cho người hướng nội là những công việc:

  • Ưu tiên công việc độc lập hơn các phiên cộng tác nhóm
  • Cung cấp không gian yên tĩnh để làm việc một mình thay vì không gian làm việc ồn ào, cởi mở
  • Được thực hiện tốt nhất bởi những người có kỹ năng lắng nghe tích cực xuất sắc
  • Cho phép bạn tập trung sự chú ý vào một nhiệm vụ hoặc dự án tại một thời điểm
  • Yêu cầu nhiều tương tác 1-1 hơn là nói trước đám đông

Một vài công việc cho người hướng nội phù hợp nhất

Kế toán

Nếu bạn thích làm việc với những con số và có cơ hội làm việc trong hầu hết mọi ngành, nghề kế toán có thể là sự nghiệp dành cho bạn. Là một lĩnh vực công việc ổn định và đang phát triển, kế toán chuẩn bị và kiểm tra hồ sơ tài chính và phân tích bất kỳ cơ hội hoặc rủi ro nào. Đây là công việc thường được thực hiện một mình với số ít các cuộc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Chính vì vậy, đây là công việc phù hợp nhất dành cho người hướng nội.

Lĩnh vực y học

Nếu bạn quan tâm đến cách trí óc hoạt động và hiểu tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần, trở thành bác sĩ tâm thần có thể phù hợp với người hướng nội. Bác sĩ tâm thần chẩn đoán, điều trị và giúp ngăn ngừa các rối loạn tâm thần, cũng như kê đơn thuốc và khuyến nghị nhập viện trong một số trường hợp.

Nếu bạn thích giúp đỡ mọi người, trở thành một nhà trị liệu có thể là con đường dành cho bạn. Một số phẩm chất chung của những người hướng nội bao gồm sự đồng cảm và khả năng lắng nghe, đây cũng là những đặc điểm của một nhà trị liệu giỏi. Họ lắng nghe những thách thức của bệnh nhân và giúp đưa ra các chiến lược để cải thiện cuộc sống của họ.

Kỹ sư phần mềm

Các nhà phát triển ứng dụng thiết kế, tạo và cập nhật các chương trình và ứng dụng cho thiết bị. Với công việc này, bạn có thể làm việc cho các ngành và công ty khác nhau, toàn thời gian hoặc tự kinh doanh và có khả năng làm việc từ xa. Nếu bạn muốn đưa những ý tưởng vào cuộc sống và giúp phát triển các ứng dụng, đây có thể là công việc dành cho bạn.

Ngoài ra, trở thành nhà quản lý IT cũng là công việc tốt dành cho người hướng nội. Các nhà quản lý công nghệ thông tin là người có niềm đam mê với công nghệ và khả năng giải quyết vấn đề. Đây là một công việc đang phát triển nhanh chóng, nơi bạn sẽ khắc phục các sự cố phần mềm và phần cứng, đồng thời cung cấp các bản nâng cấp cũng như làm việc với bảo mật hệ thống thông tin của công ty.

Một sự nghiệp tuyệt vời khác đối với giới công nghệ là trở thành kỹ sư kiểm thử phần mềm. Họ phân tích các chương trình phần mềm bằng cách tạo và triển khai các phương pháp kiểm tra, đồng thời đề xuất các cải tiến. Có nhiều cơ hội cho công việc này vì bạn có thể làm việc cho các công ty khác nhau, thậm chí với tư cách là một nhà thầu.

Đọc thêm: Người Hướng Nội Có Thể Làm Sales Giỏi Hay Không?

Data

Data cũng là một lĩnh vực cung cấp nhiều công việc dành cho người hướng nội. Data engineer quản lý và thiết kế hệ thống dữ liệu, cũng như nghiên cứu các cơ hội mới để thu thập dữ liệu. Nếu bạn thích làm việc với dữ liệu và công nghệ, đây là một công việc đầy thử thách và bổ ích, không đòi hỏi nhiều tương tác xã hội và có thể được thực hiện tại nhà.

Content và Ngôn ngữ

Nếu làm việc với khách hàng để phát triển nội dung, chẳng hạn như các bài đăng trên blog, video và nội dung tương tác, đồng thời xây dựng chiến lược để họ thực hiện tốt hơn thì trở thành người quản lý nội dung có thể là nghề nghiệp phù hợp với bạn. Nhiều content creator có thể làm việc từ xa khi họ giám sát chiến lược và sáng tạo nội dung của công ty, cũng như quản lý người viết.

Một trong những công việc có khả năng làm việc tại nhà là tiếp thị kỹ thuật số. Nếu bạn thích giải quyết vấn đề và quảng bá sản phẩm và dịch vụ, trở thành nhà tiếp thị kỹ thuật số có thể là điều bạn đang tìm kiếm. Các nhà tiếp thị kỹ thuật số sử dụng công nghệ để quảng bá nội dung, tiếp cận khách hàng và tăng nhận thức về thương hiệu.

Nếu bạn là một người đam mê ngôn ngữ và thích đọc sách, bạn có thể làm điều đó thật thỏa thích khi trở thành một biên tập viên. Họ chủ yếu làm việc một mình với tùy chọn làm việc tại nhà, đọc và sửa đổi nội dung sẽ được xuất bản. Biên tập viên có thể mở rộng trong nhiều ngành công nghiệp truyền thông, bao gồm tạp chí, xuất bản sách và thậm chí cả truyền thông của công ty.

Nếu bạn thích tạo nội dung cho Instagram, Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác nhưng không nhất thiết muốn đăng về bản thân, hãy cân nhắc trở thành người quản lý phương tiện truyền thông xã hội. Họ lập kế hoạch và tạo các bài đăng trên mạng xã hội và các chiến dịch tiếp thị cho khách hàng, cũng như phân tích hiệu suất trên mạng xã hội và tương tác với những người theo dõi.

Thiết kế đồ hoạ

Nếu bạn yêu thích hoạt động ngoài trời và muốn thỏa sức sáng tạo, nghề thiết kế cảnh quan sẽ giúp bạn kết hợp được cả hai. Họ phát triển các kế hoạch tạo cảnh quan cho công viên và các không gian ngoài trời khác với các đặc điểm như đài phun nước, ao, lối đi và vườn.

Các nhà thiết kế đồ họa sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tạo ra hình ảnh có mục đích truyền đạt ý tưởng. Từ việc tạo logo cho đến thiết kế ứng dụng, đây là công việc hoàn hảo cho những người hướng nội có đầu óc sáng tạo và yêu thích công nghệ. Vì nhiều công việc thiết kế đồ họa được thực hiện tại nhà nên đây là một nghề rất bổ ích và linh hoạt, rất phù hợp cho những người hướng nội.

Kỹ sư xây dựng

Dành phần lớn thời gian làm việc độc lập, các kiến trúc sư lập kế hoạch và thiết kế nhà ở, cao ốc văn phòng và các công trình kiến trúc khác. Nếu bạn là một người sáng tạo yêu thích giải quyết vấn đề, kiến trúc có thể phù hợp với bạn. Công việc này cũng sẽ không yêu cầu nhiều tương tác xã hội, ngoài việc gặp gỡ khách hàng và đi đến các công trường xây dựng.

Lời kết

Vậy là Glints đã cùng bạn điểm qua một số công việc cho người hướng nội phổ biến nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Nếu có hứng thú với chủ đề tương tự, hãy cùng đón chờ thêm nhiều bài viết thú vị khác đến từ Glints nhé!

Tác Giả