Phương pháp mổ đẻ (mổ lấy thai) là phương pháp tốt nhất áp dụng đối với những mẹ không có đủ điều kiện sinh thường. Tuy nhiên sau đẻ mổ, các sản phụ cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vậy những điều cần lưu ý sau đẻ mổ là gì, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Đẻ mổ khác gì so với đẻ thường
Đẻ mổ và đẻ thường đều là hai phương pháp sinh phổ biến hiện nay. Cả hai phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên tựu chung lại đều cần phụ thuộc vào sức khỏe, thể trạng của mẹ và sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ sản khoa.
Đẻ thường: là phương pháp sinh thuận tự nhiên từ xưa tới nay. Các em bé ra đời bằng phương pháp này sẽ chui qua đường ống sinh sản của phụ nữ (đường âm đạo). Các dấu hiệu khi mẹ chuẩn bị sinh thường diễn ra liên tục và nối tiếp nhau, bắt đầu từ các cơn chuyển dạ, các cơn co cho tới lúc mẹ rặn để đẩy em bé ra. Trong trường hợp tử cung mở chưa đủ, các bác sĩ có thể tiến hành rạch một vết cắt ở tầng sinh môn (đoạn nối giữa âm đạo và trực tràng) để đưa em bé ra ngoài.
Đẻ mổ: là phương pháp mổ lấy thai bằng cách sử dụng dao phẫu thuật rạch một đường trên bụng mẹ. Ở hình thức sinh này mẹ có thể có cơn chuyển dạ hoặc không (mổ cấp cứu hoặc mổ chủ động). Sau đẻ mổ, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước như kẹp dây rốn, lau gây, cho bé da kề da với mẹ, cân đo,…
1.1. So sánh sự khác nhau giữa hai phương pháp sinh mổ và sinh thường?
Phương pháp sinh thường
Ưu điểm- Là phương pháp sinh thuận tự nhiên và được các bác sĩ sản khoa đầu ngành khuyên nên lựa chọn.- Trẻ sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn.- Tử cung người mẹ đàn hồi tốt hơn giúp tránh mất máu sau sinh.- Ít phải sử dụng thuốc kháng sinh hơn mẹ đẻ mổ.
Nhược điểm- Mẹ dễ bị mất sức trong quá trình rặn đẻ.- Trong trường hợp có các cơn gò tử cung cường độ cao, kéo dài, mẹ có khả năng bị băng huyết.- Không phù hợp với những mẹ có tiền sử bệnh lý: tim mạch, huyết áp…. hoặc thai nhi gặp vấn đề.
Phương pháp sinh mổ
Ưu điểm- Là phương pháp tối ưu đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi trong trường hợp mẹ hoặc bé gặp các bệnh lý thai kỳ.- Mẹ sẽ không phải chịu đau đớn và mất sức trong quá trình đưa em bé ra ngoài.- Các ca sinh mổ thường diễn ra nhanh chóng.
Nhược điểm- Mẹ phải sử dụng nhiều loại thuốc hơn cả trong và sau quá trình sinh.- Em bé ra đời bằng phương pháp đẻ mổ được cho là dễ gặp các vấn đề về hô hấp, vàng da, nhiễm trùng,…hơn các bé sinh thường.- Mẹ bị mất máu nhiều trong quá trình lấy thai. Thời gian hồi phục của mẹ sau đẻ mổ cũng lâu hơn so với sinh thường.
1.2. Các triệu chứng có thể xảy ra sau đẻ mổ?
Mỗi sản phụ sẽ có mức độ hồi phục cơ thể khác nhau, tuy nhiên đa số các ca sau đẻ mổ sẽ dần dần bình phục sau khoảng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên ở thời gian đầu sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, có một số biến chứng nguy hiểm sau mẹ cần lập tức đi viện thăm khám bác sĩ:- Nhiễm trùng vết mổ: là hiện tượng vết mổ lâu lành, có hiện tượng đau, chảy dịch. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho em bé.- Các phản ứng phản vệ của cơ thể sau khi sử dụng các loại thuốc gây tê, gây mê trong khi phẫu thuật: đau đầu, mệt mỏi, tụt huyết áp,…- Băng huyết sau sinh mổ: trường hợp này xảy ra nếu như sản phụ bị mất nhiều hơn 500ml máu.- Nhiễm trùng máu: điều nảy xảy ra nếu trong trường hợp các bác sĩ xảy ra sơ suất trong quá trình lấy nhau thai hoặc không đảm bảo vệ sinh.
2. Những điều nên làm sau đẻ mổ?
Các mẹ sau mổ đẻ cần lưu ý những điều sau để giúp đẩy nhanh tốc độ bình phục sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
2.1. Mẹ bầu nên tập đi lại nhẹ nhàng sau đẻ mổ
Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu không nên nằm quá lâu trong vòng 24h sau ca phẫu thuật sinh mổ. Thay vào đó, mẹ nên vận động cơ thể từ từ, nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ. Mẹ có thể bắt đầu từ những hoạt động cơ bản nhất như: nâng chân lên xuống, xoay người, tự ngồi dậy cho tới việc xuống giường tập đi lại trong phòng. Những lợi ích của việc mẹ tập đi lại đó là:- Hạn chế tình trạng dính ruột sau phẫu thuật.- Kích thích hoạt động của các cơ quan vùng bụng, giúp nhanh tống đẩy hết nước ối còn sót lại, đẩy khí ra ngoài.- Hạn chế tình trạng bí tiểu.- Máu huyết được lưu thông.- Tử cung co bóp tốt giúp tống đẩy sản dịch, hạn chế tình trạng ứ sản dịch.
2.2. Mẹ nên đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng sau đẻ mổ
Sản phụ sau sinh đặc biệt là khi sinh mổ bị mất nhiều máu, mất sức do ảnh hưởng của ca phẫu thuật và các loại thuốc kháng sinh. Vậy nên lúc này, mẹ cần đảm bảo ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhóm chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có sức để chăm em bé. Một số loại thực phẩm quan trọng mẹ cần bổ sung sau mổ đẻ như sau:- Thực phẩm giàu đạm: đậu, sữa, trứng,…- Thực phẩm giàu sắt: các loại hạt, súp lơ xanh, khoai tây,…- Nhóm thực phẩm đầy đủ vitamin và các loại khoáng chất.- Chế độ ăn nhiều chất xơ.- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hoạt động và đào thải.- Bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ, canxi, sắt.
2.3. Chăm sóc vết mổ cẩn thận
– Trong một tuần đầu sau sinh mổ, mẹ cần đặc biệt lưu ý tới việc vệ sinh vết mổ, để tránh nhiễm trùng cũng như chảy dịch.- Sát trùng vết mổ bằng cồn sát khuẩn, thay băng gạc hàng ngày.- Giữ thông thoáng vùng xung quanh vết mổ.- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không cọ xát, bó chặt vào vết mổ.- Thay chỉ đúng hẹn (đối với mẹ dùng chỉ rút).- Nếu thấy vết mổ đau nhiều, chảy dịch, hoặc có hiện tượng bất thường, cần đi thăm khám bác sĩ ngay.
2.4. Tránh quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh mổ
Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ nên kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục trong khoảng 6 – 8 tuần sau đẻ mổ. Bởi lúc này tình trạng sức khỏe của mẹ còn yếu, vết mổ vẫn chưa thực sự lành lại, nếu mẹ vận động mạnh ngay lúc này sẽ dễ dẫn đến việc đau vết mổ, rách vết mổ.
2.5. Lưu ý về tập thể dục, giảm cân sau sinh
Các mẹ sinh mổ nên bắt đầu với các bài tập thể dục nhẹ nhàng sau khi cảm thấy cơ thể đã khỏe hơn. Mẹ có thể tập các bài tập: hít thở, xoay đầu, xoay vai,…Mẹ không nên vội vàng sử dụng các công cụ hỗ trợ giảm cân, giảm bụng như: kem tan mỡ, nịt bụng, chế độ ăn giảm cân ngay sau khi sinh xong. Tất cả những điều này mẹ nên thực hiện vào khoảng 6 tuần sau sinh. Đặc biệt mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc giảm cân, trà giảm cân bởi rất có thể nó sẽ chứa những chất làm ảnh hưởng tới em bé thông qua sữa mẹ.
2.6. Học cách thư giãn, tránh căng thẳng, stress
Khoảng thời gian sau sinh là một khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm đối với bất cứ người mẹ nào. Mẹ rất dễ cáu gắt, buồn bực, khó chịu vô cớ, thậm chí là dễ tủi thân, khóc lóc. Lời khuyên đưa ra là mẹ nên học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng, stress. Mẹ có thể nghe nhạc, tưới cây, trò chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè. Mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu sự giúp đỡ của chồng, người thân trong việc chăm sóc em bé, dọn dẹp nhà cửa,…
Hi vọng bài viết trên đây sẽ đem đến cho mẹ những thông tin hữu ích về phương pháp đẻ mổ. Nếu có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!