Với các quốc gia châu Á, rồng luôn được xem là loài vật mang sức mạnh, may mắn và quyền lực. Chính vì vậy mà chúng xuất hiện trong nhiều thần thoại khác nhau.
1. Rồng Ryujin (Nhật Bản)
Rồng Ryujin xuất hiện thường xuyên trong thần thoại Nhật Bản. Đây là con rồng thần sống ở biển, cha của các công chúa rồng. Ryujin đại diện cho sức mạnh đại dương, sống trong một cung điện dưới đáy biển với quản gia là rùa biển, người làm vườn là các loài san hô và sứa là cận thần. Ryujin nắm giữ hoạt động thủy triều và nhiều loại châu báu quý.
Truyền thuyết nổi tiếng nhất về rồng Ryujin kể rằng nó đã đánh cắp viên ngọc trai quý giá của một vị hoàng tử, vậy là chàng ta buộc phải kết hôn với cô gái lặn ngọc trai xinh đẹp sống ở bờ biển đó để tìm được những viên ngọc. Thời gian dần trôi, hoàng tử và cô gái lặn ngọc có một đứa con trai, cô liền nghĩ cách giúp chồng đòi lại viên ngọc đã bị rồng Ryujin cướp.
Cô gái lặn ngọc đã chơi một khúc nhạc để ru ngủ rồng thần, sau đó lấy ngọc đi. Khi Ryujin phát hiện và đuổi theo, cô gái đã cắt một bên bầu ngực của mình để có chỗ giấu ngọc. Máu từ vết thương của cô gái hòa vào làn nước, khiến nước đục mờ và Ryujin không thể đuổi theo cô gái nữa.
2. Rồng Vritra (Ấn Độ)
Vritra là con rồng nổi tiếng trong thần thoại Ấn Độ. Theo câu chuyện được kể trong Vệ Đà, Vritra đã lấy đi tất cả nguồn nước trên thế gian. Trước tình thế đó, vua của các vị thần là Indra đã lên đường nghênh chiến với Vritra. Dù là vua của thiên giới, nhưng thần Indra vẫn phải uống một lượng lớn rượu thần Soma mới có đủ sức mạnh để đối đầu với rồng Vritra. Tuy nhiên, trong trận chiến, Vritra đã đánh vỡ hai bên xương quai hàm của thần Indra, con rồng bị thần ném xuống trần và ngã đè lên 99 pháo đài mà nó cai quản – vốn đã bị thần Indra phá hủy trước đó.
3. Long Vương (Trung Quốc)
Long Vương là tên gọi chung của bốn vị vua cai quản biển cả theo thần thoại Trung Hoa. Trong đó, mạnh nhất là Đông Hải Long Vương. Các Long Vương đều sống trong cung điện ở dưới đáy biển, mỗi người sẽ cai quản nhiệm vụ mưa bão, hỏa hoạn và lũ lụt. Vì Long Vương là hiện thân của một đế chế rồng hùng mạnh, nên rất hiếm khi Long Vương chịu thất bại trước bất kỳ thế lực nào.
4. Rồng Phật Apalata (Pakistan)
Apalata là con rồng được miêu tả có đầu người, hai chân và không có cánh, sống ở dòng sông Swat. Apalata cho rằng mình là tín đồ của Phật và được Phật thu nhận làm đệ tử. Khi tĩnh tâm tuyệt đối, Apalata sẽ ban mưa cho người dân địa phương để có những vụ mùa tốt tươi. Tuy nhiên, khi cư dân trong vùng quên mất sự giúp đỡ này, Apalata sẽ nổi giận, gây ra bão lũ và phá hủy đất đai.
Năm đó, người dân mất mùa. Vì thế họ lại quay ra cầu cứu Apalata và thỏa thuận rằng sẽ báo đáp rồng thần bằng các lễ vật ngũ cốc vào cuối mùa vụ, cũng như không quên ca tụng rồng mỗi khi chạm đất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!