Ngày nay trong thời hiện đại chúng ta ít nghe nhắc đến cụm từ cấm quân tuy nhiên ngược dòng lịch sử trở về quá khứ đây là từ ngữ quen thuộc. Cấm quân cũng có vai trò nhiệm vụ quan trọng đối với đất nước. Vậy Cấm quân là gì? Nhiệm vụ của cấm quân? ra sao là băn khoăn của nhiều độc giả.
Cấm quân là gì?
Trước khi tìm hiểu về cấm quân là gì thì bài viết xin đưa ra sơ lược đôi nét để độc giả biết cấm quân ra đời khi nào và triều đại nào của Việt Nam.
Năm 1009, khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế, từ đây nhà Lý chính thức được thành lập. Nhà Lý chú trọng phát triển toàn diện trong đó có mọi mặt về văn hóa, xã hội, giáo dục, quân đội,… Quân đội nhà Lý gồm 2 bộ phận là cấm quân và quân địa phương. Cấm quân thời lý là những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước được tuyển chọn để làm quân ở triều đình bảo vệ vua và triều đình.
Như vậy có thể hiểu cấm quân là đội quân tinh nhuệ được tuyển chọn trong nhân dân, cấm quân là những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước và cấm quân ra đời từ quân đội thời Lý.
Nhiệm vụ của cấm quân?
Nhiệm vụ chính của cấm quân là bảo vệ vua và triều đình. Bên cạnh đó nhiệm vụ của cấm quân cũng là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh chống ngoại xâm, có thể được điều động đi các lộ để tác chiến.Tùy thuộc mỗi triều đại khác nhau mà nhiệm vụ của cấm quân cũng có sự thay đổi.
Cấm quân thời Lý
Cấm quân thời Lý còn có tên gọi khác là “thiên tử binh”, đồng thời các binh lính thuộc cấm quân cũng được xăm ba chữ “Thiên Tử Binh” trên trán, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy của vua. Cấm quân triều đại Lý lúc này không được thống nhất về tổ chức biên chế, mà tùy theo từng đời vua sẽ được tổ chức khác nhau.
Thông thường cấm quân được chia làm các vệ, mỗi vệ có từ 200 đến 500 người. Dưới các vệ là các đô, hỏa. Mỗi đô có khoảng 100 người.
Dưới triều vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028), cấm quân có khoảng 3000 người, được chia thành 6 vệ, mỗi vệ biên chế 500 người.
Dưới triều vua Lý Thái Tông (1028 – 1054), Cấm quân có khoảng 2000 người, được chia thành 10 vệ, mỗi vệ biên chế 200 người.
Sang triều vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072), khoảng 3200 người, được chia thành 16 vệ, mỗi vệ biên chế 200 người.
Cấm quân thời Trần
Năm 1239, vua Trần Thái Tông ra lệnh cải tổ quân đội cả nước, chia quân làm 3 bậc Thượng, Trung và Hạ. Trong đó, cấm quân thuộc bậc Thượng, đóng quanh khu vực kinh đô Thăng Long và hành cung Thiên Trường (đất tổ nhà Trần) để bảo vệ triều đình và hoàng gia và đóng vai trò “xương sống” trong quân đội cả nước.
Cấm vệ quân được tuyển chọn kĩ lưỡng từ tráng đinh trên cả nước, phải trải qua sự huấn luyện hà khắc nhất và trang bị những binh khí tốt.
Cấm quân thời Trần cũng có binh lực đông đảo nhất trong cả nước, lúc cực thịnh có thể lên đến 10 vạn, nhằm đảm bảo sự phục tùng của các địa phương với triều đình trung ương, đồng thời đủ sức trấn áp mọi thế lực cát cứ, nội loạn trong nước.
Cấm quân của Đại Việt luôn xăm lên trán 3 chữ “Thiên Tử quân”. Chỉ huy của cấm quân là Điện tiền chỉ huy sứ thường do người tôn thất đảm nhiệm. Cấm quân trên một phương diện nhất định có thể xem như là tư binh của hoàng đế, bởi chỉ huy của họ tuyệt đối trung thành với vua. Vì thế, mệnh lệnh điều động của Binh bộ không có tác dụng với cấm quân.
Cấm quân nhà Nguyễn
Từ năm 1802 – 1883 cấm quân nhà Nguyễn đóng ở kinh thành Phú Xuân (Huế) gọi là Vệ binh, có nhiệm vụ chính là bảo vệ kinh đô và vua Nguyễn. Hệ thống tổ chức và biên chế cơ bản của Vệ binh. Vệ binh quân Nguyễn có khoảng 40.000 người, được chia thành ba bộ phận gồm Thân binh, Cấm binh và Giản binh.
Năm 1885, sau khi nhà Nguyễn lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp thì lực lượng cấm quân tan rã, chỉ còn lại một số nhỏ gọi là Thân binh với biên chế khoảng 2000 quân để hầu cận các vua.
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này mà Quý độc giả còn thắc mắc chưa được giải đáp rõ ràng. Đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Hoàng Phi hiểu được những băn khoăn này, chúng tôi đưa ra bài viết phân tích về Cấm quân là gì? Nhiệm vụ của cấm quân? và những nội dung xoay quanh vấn đề để giúp Quý độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này dễ dàng tiếp cận và hiểu hơn về vấn đề này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!