Nhân viên là gì? Khi sự gắn kết nhân viên tạo nên sức mạnh to lớn

1. Lời giải đáp cho câu hỏi “nhân viên là gì”

Chắc có lẽ ai cũng đã từng nghe thấy các tên gọi như nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, nhân viên sửa chữa,… Vậy, nhân viên là gì? Cụm từ này được hiểu như thế nào?

Nhân viên là thuật ngữ để chỉ một cá nhân được tuyển dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau bởi người có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động để thực hiện một công việc gì đó mang tính chất đặc thù. Vì thế, có thể hiểu nhân viên chính là người lao động. Thị trường lao động hiện nay có nguồn nhân lực vô cùng dồi dào nhưng để tuyển dụng được nhân viên phù hợp với công ty và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao thì dường như không hề đơn giản.

Với định nghĩa như trên thì nhân viên chính là thuật ngữ biểu thị cho mối quan hệ giữa một công ty, doanh nghiệp với một cá nhân. Và để mối quan hệ này được bền chặt hơn thì sẽ có một giao kèo hay còn gọi là hợp đồng lao động được đặt ra. Bản hợp đồng này sẽ quy định những quyền lợi, trách nhiệm của 2 bên thực hiện việc ký kết, cùng với đó chính là những cam kết thực hiện đúng các điều khoản được nêu trong bản hợp đồng lao động này.

Một cách khái quát và đơn giản nhất thì chúng ta có thể hiểu nhân viên chính là người lao động làm việc trong một tổ chức công ty, doanh nghiệp bất kỳ và được quy định bởi một bản hợp đồng lao động ký kết giữa cá nhân đó với công ty, doanh nghiệp mình làm việc. Nếu vừa vào làm thì họ sẽ là nhân viên thử việc, sau khi thử việc xong sẽ có một bản tự nhận xét kết quả thử việc và được cân nhắc lên nhân viên chính thức.

Dựa trên quy định của pháp luật của Việt Nam thì những người lao động phải là những người đủ 15 tuổi trở lên và làm việc dựa trên hợp đồng lao động, được trả lương. Đồng thời sẽ chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Vì thế, nhân viên cũng sẽ là những cá nhân từ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động dựa trên quy định đã được đề ra.

Xem thêm: Cơ hội đăng tin tuyển dụng miễn phí nhanh chóng nhất hiện nay

2. Cách phân loại nhân viên như thế nào?

Nhân viên sẽ là một thuật ngữ chung để chỉ những người lao động hiện nay. Tuy nhiên, tùy theo các cách phân loại khác nhau mà nhân viên sẽ có nhiều dạng và hình thức tồn tại.

– Phân loại theo tên gọi công việc

Phân loại nhân viên theo tên gọi gắn với công việc là cách phân loại phổ biến hiện nay. Với cách phân loại này, thì các bạn sẽ ghép từ nhân viên với nghề nghiệp, công việc chính của họ.

– Phân loại theo thời gian làm việc

Dựa trên thời gian làm việc thì nhân viên có thể chia làm 2 loại là nhân viên toàn thời gian và nhân viên bán thời gian.

+ Nhân viên toàn thời gian hay còn gọi là nhân viên full time. Đây là mẫu nhân viên sẽ đi làm đầy đủ theo thời gian quy định là 8 tiếng/ngày. Những nhân viên này thường là những nhân viên làm việc toàn thời gian cố định và không bị vướng bận bởi những vấn đề khác.

+ Nhân viên bán thời gian – Mẫu nhân viên này sẽ chỉ làm trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là nửa ngày chứ không làm hết 8 tiếng/ngày. Những người là nhân viên part-time thường là học sinh, sinh viên,…hay những người còn vướng mắc các vấn đề khác bên cạnh việc đi làm của mình.

– Phân loại theo sự công nhận

Với tiêu chí về sự công nhận thì nhân viên sẽ bao gồm 2 kiểu mẫu chính đó là nhân viên chính thức và nhân viên không chính thức.

+ Với nhân viên chính thức thì học chính là những người lao động được công ty công nhận bằng một bản hợp đồng lao động kéo dài từ 1 – 3 năm tùy thuộc mỗi công ty. Trở thành nhân viên chính thức thì cá nhân đó sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi, chính sách đãi ngộ, chính sách nhân sự mà công ty đưa ra cùng với đó là việc đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm của mình với công ty.

+ Với nhân viên không chính thức hay còn gọi là nhân viên tạm thời. Đây là nhân viên được bổ nhiệm cho vị trí đó do chưa có người phù hợp để thay thế. Nhân viên tạm thời sẽ được ký kết trong một khoảng thời gian lao động ngắn để công ty có thể tìm kiếm được người khác phù hợp hơn. Mặc dù là nhân viên tạm thời, thế nhưng, cá nhân đó vẫn được hưởng những quyền lợi mà một nhân viên có. Đồng thời chính là thực hiện đúng trách nhiệm của mình với vai trò là một nhân viên tạm thời tại công ty.

Về cơ bản thì nhân viên có thể được chia thành các loại như trên. Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà ta sẽ có cách gọi nhân viên sao cho phù hợp với đối tượng nhất có thể.

Xem thêm: Bạn đã biết cách tạo mẫu quảng cáo tuyển dụng ấn tượng chưa?

3. Nhân viên thực hiện những công việc gì?

Với vai trò là người lao động thì nhân viên sẽ thực hiện những công việc theo chuyên môn của mình để đem lại một nguồn lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp để có thể nhận được khoản thù lao tương xứng đã được thỏa thuận trước đó với doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng.

Tùy theo chuyên môn cụ thể mà mỗi nhân viên sẽ có vai trò và trách nhiệm khác nhau. Ví dụ như việc làm nhân viên kinh doanh sẽ phải đáp ứng được KPI về doanh số bán hàng hay nhân viên marketing cần đưa ra được chiến lược truyền thông hiệu quả và phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Hay phòng nhân sự cũng có kpi cho trưởng phòng nhân sự và đương nhiên nhân viên nào cũng sẽ có kpi. Tuy nhiên, việc nhân viên có được xem là hoàn thành công việc của mình hay không còn phụ thuộc vào công ty, doanh nghiệp.

Mỗi một tổ chức, công ty, doanh nghiệp cần có một sự định hướng, trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch công việc của nhân viên và sự mong đợi của mình đối với nhân viên đó ra sao. Thêm vào đó chính là việc cung cấp hệ thống nhằm giúp đo lường hiệu suất để nhân viên có thể cố gắng thực hiện trong công việc cũng như giúp cho nhân viên phát triển các kỹ năng.

Dựa trên sự phân công công việc mà công ty đưa ra thì nhân viên sẽ phải hoàn thiện các KPI công việc của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt, với những công việc cần có sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc thì công ty sẽ là bên chịu trách nhiệm cung cấp để đảm bảo cho công việc có thể được thực hiện theo đúng kế hoạch và tiến trình đã đề ra.

4. Sự gắn kết nhân viên – yếu tố tạo nên sức mạnh

Một ví dụ điển hình mà chúng ta có thể thấy về sự gắn kết chính là các tập đoàn lớn như Shell, BP hay Castrol,… Đây là những tập đoàn đã dựa vào sự gắn kết, đồng lòng của toàn bộ nhân viên trong công ty để có thể đứng vững và trụ được trên thương trường đầy khắc nghiệt và bão tố này. Vậy, sự gắn kết nhân viên được hiểu là gì? và điều gì tạo nên sự gắn kết bền chặt và mạnh mẽ như vậy?

4.1. Giải đáp sự gắn kết nhân viên là gì?

Sự gắn kết nhân viên còn được biết đến thông qua thuật ngữ tiếng Anh là Employee Engagement. Thực tế thì hiện nay chưa có một định nghĩa hay khái niệm cụ thể về sự gắn kết nhân viên. Nhưng một cách đơn giản thì bạn có thể hiểu sự gắn kết nhân viên chính là việc nhân viên đồng lòng, nhiệt tình và tận tâm với công việc để có thể đạt được các mục tiêu chung của tổ chức, của công ty đã đề ra.

Với sự gắn kết nhân viên được giải thích như trên thì ta có thể đưa ra được 4 đặc điểm hay 4 lợi ích tiêu biểu từ việc gắn kết này được thực hiện như sau:

– Cải thiện được về hiệu suất bán hàng.

– Năng suất công việc được nâng cao hơn.

– Giảm thiểu được các rủi ro liên quan.

– Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.

CV xin việc free

4.2. Những yếu tố tạo nên sự gắn kết nhân viên là gì?

Sự gắn kết của nhân viên được xây dựng một cách bền chặt nhất không nên đến từ mục đích lợi nhuận hay các động cơ bên ngoài. Đó nên là sự gắn kết dựa trên những mong muốn, nhu cầu bên trong của mỗi người. Chỉ những yếu tố xuất phát từ bên trong này mới có thể tạo dựng được sự gắn kết bền chặt nhất có thể.

Mỗi công ty, doanh nghiệp nếu như nắm bắt được tâm lý này sẽ có thể có được cho mình những nhân viên trung thành và tận tâm nhất.

Ngay sau đây sẽ là các yếu tố hình thành nên sự gắn kết nhân viên mà mỗi công ty, doanh nghiệp mong muốn có được.

4.2.1. Sự giao tiếp

Giao tiếp chính là chìa khóa giúp cho nhân viên và công ty có thể hiểu nhau hơn. Với môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, thì việc giao tiếp sẽ là yếu tố đầu tiên hình thành nên được sự liên kết giữa nhân viên và công ty. Tất nhiên, sự giao tiếp ở đây không đơn giản chỉ là thái độ hòa nhã khi nói chuyện mà nhân viên còn có thể tự do chia sẻ các quan điểm cá nhân của mình.

Thông qua giao tiếp, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa làm việc của công ty. Và nếu như họ thấy phù hợp thì chắc chắn họ sẽ muốn gắn bó với công ty lâu nhất có thể. Đối với doanh nghiệp, nhờ có giao tiếp mà doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về điểm mạnh, khả năng của nhân viên trong công việc. Từ đó có thể điều chỉnh sao cho nhân viên phát huy được tiềm năng của bản thân để tạo ra những lợi ích có giá trị nhất.

4.2.2. Tính mục đích

Mỗi nhân viên đến với công ty đều mong muốn được khẳng định bản thân cũng như sự công nhận những giá trị mà mình đem lại cho công ty chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề tiền bạc. Do đó, công ty cần cho nhân viên của mình nhận thấy rõ được giá trị của họ khi ở đây và bạn cần họ như thế nào trong chặng đường đi đến những mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu ngắn hạn mà bạn đề ra khi vào công ty là gì? Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới khi gắn bó ở đây là gì. Đương nhiên để đạt được mục tiêu đó bạn phải nỗ lực như thế nào để đạt được.

Không có mục đích, mục tiêu khiến nhân viên mơ hồ về sự tồn tại của mình trong công ty sẽ khiến họ sinh ra cảm giác thừa thãi và suy nghĩ họ không có lý do gì để tiếp tục gắn bó với công ty này nữa.

4.2.3. Không gian làm việc

Trung bình mỗi người sẽ dành 8 tiếng/ngày tại công ty, nơi mình làm việc. Vì thế, không gian làm việc thực sự có ảnh hưởng rõ ràng tới hiệu suất cũng như cảm hứng và mong muốn làm việc của nhân viên.

Chính vì lý do này mà mỗi công ty, doanh nghiệp cần có sự đầu tư để tạo ra một không gian làm việc mở, đầy cảm hứng sáng tạo để tăng hiệu quả làm việc ở nhân viên. Ví dụ điển hình có thể kể đến là Google, một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới với việc sở hữu rất nhiều nhân tài. Lý do mà công ty này thu hút được rất nhiều tài năng trẻ chính là bởi môi trường làm việc vạn người mê mà công ty đem lại cho nhân viên.

4.2.4. Sức khỏe

Được quan tâm chăm sóc là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Với những công ty quan tâm đến sức khỏe của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy mình được quan tâm và được chú ý hơn. Từ đó tăng thêm mong muốn gắn kết và cống hiến cho công ty.

Chính vì thế mà các công ty thường có thêm các chế độ phúc lợi về sức khỏe cho nhân viên của mình. Điều này giúp nhân viên yên tâm hơn trong quá trình làm việc cũng như có sự đánh giá cao hơn về công ty.

Xem thêm: Tìm hiểu kĩ nhân viên là gì, có thể bạn có nhiều sự quan tâm đến chủ đề nhân sự. Bạn có thế tham khảo thêm rất nhiều việc làm nhân sự cập nhật nhất trên timviec365.vn

4.2.5. Được công nhận

Cho dù công ty trả lương cho những kết quả mà nhân viên làm ra, thế nhưng điều này là chưa đủ. Sự đối xử một cách thờ ơ sẽ khiến cho nhân viên dễ nảy sinh tâm lý chán nản, tiêu cực và mất đi động lực làm việc. Không một nhân viên nào mong muốn có suy nghĩ liệu có nên nhảy việc vì lương hay khi nào nên nghỉ việc. Do vậy, sự công nhận những thành tích mà nhân viên tạo ra là yếu tố quan trọng để tạo nên sự gắn kết.

4.2.6. Phát triển bản thân

Không một nhân viên nào lại mong muốn gắn bó hay làm việc tại công ty mà mình không học được điều gì hay có bất kỳ một sự tiến triển nào về trình độ cũng như sự nghiệp cả.

Một công ty được đánh giá cao phải là công ty giúp nhân viên có thể phát triển được bản thân cũng như có các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của họ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự gắn bó cũng như động lực làm việc ở mỗi nhân viên.

4.2.7. Một tình bạn đẹp

Với việc xây dựng được một tình bạn đẹp tại nơi làm việc sẽ là điều giúp cho nhân viên cảm thấy yêu thích hơn với việc đi làm. Khi nhu cầu về mặt tâm lý, cảm xúc được thỏa mãn thì cảm hứng cũng như động lực làm việc cũng sẽ được tăng lên rất nhiều.

4.2.8. Một người sếp tốt

Rất nhiều nhân viên cho rằng họ gắn bó với công ty vì sếp của họ. Thực tế thì những người sếp tài giỏi và luôn đem lại những tinh thần tích cực sẽ là nguồn cảm hứng và là người truyền động lực rất lớn cho nhân viên.

Việc được nhân viên công nhận cũng như tin tưởng sẽ giúp những người quản lý có thể dẫn dắt và gắn kết họ một cách tốt hơn. Bởi lúc này, nhân viên sẽ có xu hướng và tâm lý đi theo người mà họ đặt niềm tin một cách tuyệt đối.

Đây là những yếu tố tạo nên sự gắn kết nhân viên bền chặt. Với việc xây dựng được sự gắn kết này thì mỗi công ty, doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặt hái được những thành công và khẳng định được vị thế của mình trên thương trường.

Trên đây là những chia sẻ về nhân viên và sự gắn kết nhân viên. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu được nhân viên là gì và yếu tố tạo nên sự gắn kết nhân viên một cách mạnh mẽ nhất.