Chức năng của nhân tế bào là gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ hữu ích liên quan đến nhân tế bào, từ đó, giúp Quý độc giả giải đáp thắc mắc: Chức năng của nhân tế bào là gì? Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Cấu trúc của nhân tế bào như thế nào?

– Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5μm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.

– Màng nhân ngăn cách nhân với tế bào chất bọc xung quanh nhân. Màng nhân gồm 2 lớp màng (và đó là những túi, những tế bào chứa). Một màng hướng vào nhân gọi là màng trong, một màng hướng vào tế bào chất gọi là màng ngoài.

– Màng nhân có cấu trúc không liên tục, nó có nhiều lỗ hình trụ, qua đó mà tế bào chất thông với nhân. Hệ thống lỗ có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất. Vì các chất thấm qua lỗ là kết quả hoạt động tích cực của các chất chứa trong lỗ.

– Ngoài ra, hệ thống lỗ còn có chức năng nâng đỡ và cố định màng nhân. Màng nhân tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyên chở các chất, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein vì mặt ngoài của màng nhân có đính các thể ribosome.

– Dịch nhân là bộ phận vô hình, trong suốt. Thành phần của dịch nhân gần giống như chất nền ngoại bào, có nhiều men và muối vô cơ. Trong dịch nhân có hạch nhân và chất nhiễm sắc.

– Trong thời kỳ tế bào không phân chia (gian kỳ), bao giờ chúng ta cũng quan sát thấy hạch nhân. Ở tiền kỳ, hạch nhân hoà tan vào trong nhân và biến mất; đến đầu mạt kỳ, hạch nhân lại xuất hiện ở dạng các thể dính với nhiễm sắc thể và đến gian kỳ tiếp theo, hạch nhân được hình thành trở lại. Hạch nhân thường có dạng hình cầu, nhưng cũng có thể biến đổi.

– Độ lớn của hạch nhân thay đổi tuỳ theo trạng thái sinh lý của tế bào, chủ yếu là tuỳ thuộc vào cường độ tổng hợp protein. Ở tế bào mà cường độ tổng hợp protein mạnh thường hạch nhân lớn hoặc nhiều hạch nhân và ở tế bào cường độ tổng hợp protein yếu thì ngược lại.

– Hạch nhân tổng hợp ARN ribosom rARN, giúp việc tạo ribosom, có vai trò quan trọng trong những tế bào sản ra nhiều protein.

– Chất nhiễm sắc (chromatine) Khi quan sát tế bào đã được nhuộm màu, người ta thấy các cấu trúc chứa chất nhiễm sắc, đó là những chất có tính bắt màu đặc biệt đối với một số thuốc nhuộm. Ta có thể quan sát thấy từng sợi hay búi nằm trong nhân và làm thành mạng lưới. Các búi chất nhiễm sắc được gọi là tâm nhiễm sắc (chromocentre hoặc caryosome).

– Cấu trúc của chất nhiễm sắc có thể thay đổi ở các tế bào khác nhau của cùng 1 cơ thể, hoặc ở tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau. Bản chất của chất nhiễm sắc là các ADN của nhiễm sắc thể (chromosome) ở dạng tháo xoắn. Nhiễm sắc thể có hình dáng và kích thước đặc trưng chỉ ở kỳ giữa (metaphase) của sự phân bào.

– Nhiễm sắc thể gồm có ADN, các protein histone và các protein không histone của nhiễm sắc thể. Cả 3 thành phần gộp lại là chất nhiễm sắc. Như vậy, cấu trúc chất nhiễm sắc của nhân ở gian kỳ chính là nhiễm sắc thể ở kỳ phân chia, nhưng ở trạng thái ẩn.

Chức năng của nhân tế bào là gì?

Nhân tế bào có những vai trò hết sức quan trọng. Vì nó chứa vật liệu di truyền, nó điều phối các hoạt động của tế bào như tổng hợp protein và phân chia tế bào.

Về mặt giải phẫu, nhân tế bào được tạo thành từ một số thành phần: Vỏ nhân, lớp màng nhân, nhân, nhiễm sắc thể, chất nhân. Tất cả các thành phần này làm việc cùng nhau để nhân tế bào có thể hoàn thành tất cả các chức năng của nó. Cụ thể, các chức năng của nhân tế bào là:

– Kiểm soát thông tin di truyền của tế bào và do đó các đặc điểm di truyền của một sinh vật.

– Kiểm soát tổng hợp protein và enzyme.

– Kiểm soát sự phân chia tế bào và sự phát triển của tế bào.

– Lưu trữ DNA, RNA và ribosome.

– Quy định quá trình phiên mã mRNA thành protein.

– Sản xuất ribosome.

Khi một tế bào được nhuộm màu về mặt mô học, nhân thường xuất hiện dưới dạng một bào quan lớn, sẫm màu, chủ yếu ở hoặc gần trung tâm của tế bào.

Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?

Nhân là trung tâm của tế bào vì:

– Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào: cảm ứng, trao đổi chất, phân chia và lớn lên …

– Bên cạnh đó, nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào do vậy nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

– Nhân là cấu trúc quy định sự hình thành của protein, có vai trò quyết định trong di truyền học

Bởi vậy, nhân là trung tâm hoạt động của tế bảo.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến nhân tế bào, gồm những giải đáp thắc mắc Chức năng của nhân tế bào là gì? rất mong đã giúp Quý vị hiểu hơn về trung tâm của tế bào.