Nghiệp vụ kế toán là công việc hàng ngày phải thực hiện của người làm kế toán. Bao gồm các hoạt động: thu/chi tiền bán hàng hóa, kê khai thuế, báo cáo tài chính, nhập/xuất quỹ tiền mặt… Cùng FATO tìm hiểu về các nghiệp vụ kế toán cơ bản để hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Khái niệm về kế toán
Kế toán là một bộ phận nhân sự không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp giúp nhà quản trị đưa ra các chiến lược tài chính và quyết định kinh doanh một cách tối ưu. Do đó nếu thông tin kế toán sai lệch dẫn đến các quyết định không phù hợp thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn.
Nghiệp vụ kế toán là gì?
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu nghiệp vụ là các kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định để thực hiện những công việc được giao. Hay nói cách khác nghiệp vụ là cách thức thực hiện, tiến hành một công việc có tính chuyên môn nhất định theo kỹ năng và trình độ học hỏi được.
Từ đó, có thể định nghĩa nghiệp vụ kế toán là công việc mà kế toán thực hiện hàng ngày gồm các hoạt động như: thu tiền bán hàng hoá, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt, kê khai và nộp các khoản thuế phát sinh; lập phiếu thu/ chi, nhập/ xuất, báo giá, hợp đồng …khi có giao dịch mua bán xảy ra; tiến hành mở sổ, ghi chép và lưu trữ các chứng từ nghiệp vụ phát sinh; lập BCTC theo quy định và báo cáo quản trị theo yêu cầu của nhà quản lý… Ngoài ra kế toán còn phải thực hiện rất nhiều công việc quan trọng khác nữa.
Kiến thức cần nắm về các nghiệp vụ kế toán cơ bản
FATO có thể khái quát các nghiệp vụ kế toán cơ bản như sau:
1. Nghiệp vụ mua hàng.
1.1 Khi mua hàng
- Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 641, 642… : Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT
- Nợ TK 133: Thuế GTGT mua vào
- Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn
1.2 Khi thanh toán công nợ cho Nhà cung cấp
- Nợ TK 331: Số tiền trả trước cho nhà cung cấp
- Có TK 111, 112
2. Nghiệp vụ bán hàng.
2.1 Khi bán hàng
- Giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156
- Doanh thu bán hàng
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn
Có TK 511: Doanh thu theo giá bán chưa gồm thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra
2.2 Khách hàng trả trước tiền hàng hoặc khi thu công nợ kỳ trước của khách hàng
- Nợ TK 111, 112: Số tiền khách hàng trả trước
- Có TK 131
3. Nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm
- Khi mua nhập kho công cụ dụng cụ
- Nợ TK 153
- Nợ Tk 1331
- Có TK 111, 112, 331
4. Nghiệp vụ Tài sản cố định
4.1 Khi mua Tài sản cố định
- Nợ TK 211
- Nợ TK 133
- Có TK 111, 112 ,331
4.2 Định kỳ tính khấu hao
- Nợ TK 154, 641, 642
- Có TK 214
4.3 Thanh lý, nhượng bán
- Doanh thu bán
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 771: Giá bán
Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra của tài sản
- Trường hợp có tân trang sửa chữa trước khi thanh lý
Nợ TK 881: Chi phí thanh lý
Nợ TK 1331: Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331
- Xóa sổ
Nợ TK 214: Tổng giá trị khấu hao tính đến thời điểm thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 881: Giá trị còn lại
Có TK 211: Nguyên giá tài sản
5. Nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương
5.1 Hạch toán chi phí lương
- Nợ TK 154, 641, 642
- Có 331
5.2 Chi phí bảo hiểm do doanh nghiệp chịu
- Nợ TK 154, 641, 642
- Có TK 3383
- Có TK 3384
- Có TK 3389
- Có TK 3382
5.3 Trích các loại bảo hiểm, thuế TNCN trừ vào lương của người lao động
- Nợ TK 334
- Có TK 3383
- Có TK 3384
- Có TK 3389
5.4 Thanh toán lương cho Công nhân viên
Nợ TK 334: Lương thực lĩnh = Tổng lương (Tổng bên Có TK 334)
- Các khoản giảm trừ vào lương (Tổng bên Nợ TK Nợ TK 334)
Có TK 111, 112
- Nộp các khoản Bảo hiểm
Nợ TK 3383
Nợ TK 3384
Nợ TK 3389
Có TK 111, 112
6. Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán…
6.1 Bên mua
- Khi mua
Nợ TK 152, 153, 156
Nợ TK 113
Có TK 111, 112, 331
- Chiết khấu được hưởng
Nợ TK 111, 112, 331, 1388
Có TK 711, 515
6.2 Bên bán
- Giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 152, 153, 154, 155, 156
- Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có Tk 3331
- Phần chiết khấu cho khách hàng hưởng
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 131, 3388
7. Các nghiệp vụ cuối kỳ như: khấu trừ thuế GTGT, ghi nhận giá vốn, giảm trừ doanh thu, bút toán kết chuyển.
7.1 Bên mua
- Khi mua
Nợ TK 152, 153, 156
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
- Chiết khấu được hưởng
Nợ TK 111, 112, 331, 1388
Có TK 152, 153, 156
Có TK 133
7.2 Bên bán
- Giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 152, 153, 154, 155, 156
- Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
- Phần chiết khấu cho khách hàng hưởng
Nợ TK 5211, 5213
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131, 3388
Cách hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ nêu trên, FATO sẽ có bài viết riêng để các bạn kế toán không gặp quá nhiều khó khăn trong việc học hỏi chuyên môn, nắm vững kiến thức và vận dụng nó vào công việc thực tiễn của mình.
Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?
Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Xem thêm:
Khái niệm về hạch toán và hạch toán kế toán
Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
Phân biệt giữa kế toán kho và thủ kho. Kế toán kho làm công việc gì?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!