Ai cũng cần một nghề nghiệp, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu nghề nghiệp là gì? Việc định hướng nghề nghiệp đối với mỗi người có tầm quan trọng như thế nào? Làm thế nào để chọn được một nghề nghiệp phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Nghề nghiệp là gì?
Nghề nghiệp là một danh từ ghép do hai tiếng “Nghề” và “Nghiệp” hợp nghĩa tạo thành. Để thực hiểu bản chất khái niệm nghề nghiệp là gì, chúng ta cần phân tích cặn kẽ ý nghĩa của hai tiếng này.
Nghề là gì?
Đây là từ dùng để chỉ một chức danh công việc do ai đó đảm nhiệm trong một khoảng thời gian nhất định. Cần phân biệt giữa hai khái niệm “công việc” và “nghề”. Công việc chỉ về việc làm cụ thể, trong khi nghề là tên gọi chung cho công việc đó. Chẳng hạn, bạn làm công việc dạy học nhưng được gọi là nghề giáo viên. Từ đây, chúng ta hiểu rằng nghề là chức danh việc làm được xã hội công nhận. Người lao động làm nghề trong thời gian lâu dài và tạo ra thu nhập ổn định, đem lại lợi ích cho xã hội.
Nghiệp là gì?
Nghiệp trong tiếng Hán được hiểu là một dạng thể của ngành nghề. Vì vậy mà ta có các từ như nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp… Nói cách khác, nghiệp gần nghĩa với lĩnh vực. Nghiệp do con người lựa chọn, tạo nên và gầy dựng. Theo thời gian, từ này được ghép với các từ khác để nói về thành tựu công việc của một người trong thời gian dài như sự nghiệp hay cơ nghiệp…
Nghề nghiệp là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nghề nghiệp là công việc được xã hội chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng. Có thể kể đến nhiều nghề nghiệp khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, thợ mộc…
Nghề nghiệp cũng là đích đến mà mỗi người đều muốn gắn kết lâu dài. Vì thế nghề nghiệp được lựa chọn dựa trên đam mê, khả năng cũng như sự suy xét lưỡng. Ai ai cũng muốn thực hiện, theo đuổi và ngày càng phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Ý nghĩa của nghề nghiệp là gì?
Nếu bạn đã hiểu bản chất nghề nghiệp là gì, hẳn bạn cũng sẽ biết được ý nghĩa quan trọng của nó. Nghề nghiệp không chỉ đem đến cho chúng ta nguồn lực về tài chính mà còn bồi dưỡng nhân cách, áp dụng chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm, thỏa mãn niềm khát khao và tạo nên sự hài lòng về chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần suy xét thật cẩn thận theo nhiều khía cạnh trước khi đi đến quyết định chọn nghề. Một quyết định chọn nghề sai lầm có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cá nhân. Nó gây nên hàng loạt cảm xúc tiêu cực như cảm giác chán nản, thất bại, bất lực, kiệt sức… Từ đó khiến bạn đánh mất niềm tin và cảm nhận cuộc sống trống rỗng, bế tắc.
Vai trò của định hướng nghề nghiệp là gì?
Thấu suốt ý nghĩa nghề nghiệp là gì, mỗi cá nhân sẽ nhận thức được vai trò lớn lao của việc định hướng nghề nghiệp. Có thể hiểu định hướng nghề nghiệp là việc mỗi cá nhân vạch ra các tùy chọn nghề nghiệp trong tương lai dựa trên khả năng, sở thích, tính cách, mức thu nhập trung bình, tỷ lệ cơ hội việc làm, điều kiện kinh tế gia đình…
Rõ ràng định hướng nghề nghiệp cũng giống như “vẽ đường cho hươu chạy”. Có định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp mỗi cá nhân khoanh vùng phạm vi nghề nghiệp, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp với bản thân. Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất trên hành trình tìm kiếm, theo đuổi và chinh phục ước mơ, sự thành công. Bên cạnh đó, việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn còn giúp các bạn trẻ hạn chế các rủi ro trong tương lai như bỏ nghề, làm trái nghề, làm nhiều nghề khác nhau hay thậm chí thất nghiệp.
Tóm lại, định hướng nghề nghiệp được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công trong tương lai. Khi có định hướng đúng đắn, mỗi cá nhân sẽ phát huy khả năng của mình, tiếp cận được công việc phù hợp. Để từ đó họ dần dần có được địa vị trong xã hội cũng như sự công nhận của mọi người.
Top những nghề nghiệp “hot” nhất hiện nay
Sự phát triển không ngừng của xã hội kéo theo sự biến động lớn về các ngành nghề. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 600 nghề bị biến mất, thay vào đó là 500 ngành nghề mới xuất hiện.
Riêng tại Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội, nước ta có khoảng 200 trường đại học với gần 300 ngành nghề đào tạo. Để tránh cho bạn “chìm” giữa “biển nghề” mông lung và không biết phải chọn gì, dưới đây là một số ngành “hot” nhất hiện nay:
Lập trình viên máy tính
Thời đại bùng nổ công nghệ 4.0, nhóm ngành Công nghệ thông tin nói chung và Lập trình viên máy tính nói riêng có một sức hút nhân lực cực kỳ mạnh mẽ. Hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở vị trí Lập trình viên, Quản trị hệ thống thông tin hay Tư vấn viên về công nghệ… Vì thế bạn không phải lo lắng quá nhiều về cơ hội việc làm cũng như mức lương khởi điểm sau khi ra trường.
Kỹ sư ô tô
Cơ cấu kinh tế Việt Nam dần dần lộ rõ “diện mạo” thay đổi, dịch chuyển trọng điểm từ sản xuất nông nghiệp sang thúc đẩy phát triển công nghiệp – dịch vụ. Thêm vào đó, nhu cầu mua sắm và sử dụng ô tô tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Đó là những lý do đẩy ngành kỹ sư ô tô lên cao, lọt top những ngành nghề “hot” nhất hiện tại.
Trong tương lai gần, khi các thương hiệu ô tô lớn vào nước ta và thuế nhập khẩu giảm, mức tiêu thụ ô tô sẽ ngày càng gia tăng. Nghề kỹ sư ô tô cũng vì thế mà “hái ra tiền”. Mức lương trung bình hiện nay của ngành nghề này dao động trong khoảng từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng.
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là một trong những vị trí việc làm được các doanh nghiệp, công ty tuyển dụng thường xuyên. Họ là đội ngũ trực tiếp trò chuyện với khách hàng, quảng bá sản phẩm và thúc đẩy doanh số. Công việc này có ba hình thức phổ biến là tư vấn bán hàng qua điện thoại, tìm kiếm và ký hợp đồng với khác hàng ngoài văn phòng hoặc trực tiếp bán hàng tại cửa hàng, showroom.
Nhìn chung nhân viên kinh doanh có mức thu nhập không cố định, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm – dịch vụ họ bán ra. Tuy vậy, có thể thống kê mức thu nhập trung bình của ngành nghề này rơi vào khoảng 9 – 10 triệu mỗi tháng.
Nhân viên Truyền thông – Marketing
Nhân viên Truyền thông – Marketing không chỉ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, sở hữu mức lương hấp dẫn mà còn có cơ hội việc làm rộng mở, đa dạng. Rất nhiều công ty, thương hiệu đều cần đến sự giúp sức của đội ngũ Marketing để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, nhất là trong thời đại bùng nổ truyền thông đại chúng như hiện nay.
Người làm Truyền thông – Marketing sẽ thực hiện các công việc như chăm sóc nội dung trang web, viết bài PR quảng bá sản phẩm, đẩy lưu lượng tiếp cận Facebook thông qua các bài viết quảng cáo… Công việc này đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và cập nhật xu hướng xã hội. Vì vậy mà mức lương cũng tương xứng với sự “vận hành” chất xám.
Bài viết trên đây đã lý giải cụ thể khái niệm nghề nghiệp là gì cũng như các khía cạnh có liên quan đến nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp. Xác định đam mê và định hướng nghề nghiệp đúng đắn càng sớm, mỗi người sẽ càng có con đường rõ ràng để chinh phục đỉnh cao thành công. Chúc bạn sớm tìm ra nghề nghiệp phù hợp với mình nhé!
Pha Lê
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!