Nghĩa vụ con người trong pháp luật có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, theo Hiến pháp và các bộ luật bao gồm các lĩnh vực của đời sống xã hội như nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ chính trị, nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ văn hóa, nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ môi trường… Vậy nghĩa vụ pháp lý là gì? Ví dụ về nghĩa vụ pháp lý?
Nghĩa vụ pháp lý là gì?
Nghĩa vụ là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận ràng buộc bởi chính các bên nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác
Hiện nay, không có khái niệm cụ thể nào về nghĩa vụ pháp lý, nhưng có thể hiểu nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự (việc, công việc, hành vi) do pháp luật quy định mà con người buộc phải thực hiện (phải làm hoặc không được làm), nhằm đem lại trật tự cho xã hội và nguồn lực cho quốc gia.
Nghĩa vụ pháp lý có những đặc điểm như sau:
– Được pháp luật (pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia) ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.
– Có phạm vi tác động rộng lớn trong quốc gia, thậm chí vượt khỏi biên giới quốc gia (công dân đi ra nước ngoài vẫn phải tuân thủ pháp luật của quốc gia mà họ mang quốc tịch). Đối tượng tác động (chủ thể phải thực thi nghĩa vụ) của nghĩa vụ pháp lý thường là mọi người (cũng là công dân). Nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước quy định trong pháp luật nên thường được phổ biến bằng hệ thống cơ quan nhà nước.
– Có tính ràng buộc cao vì được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, là các biện pháp nghiêm khắc hơn so với các biện pháp xã hội khác. Nếu chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ pháp lý của con người thì có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý
Ý nghĩa của nghĩa vụ pháp lý
Một là: Khẳng định tầm quan trọng, tính phổ quát của nghĩa vụ của con người
Pháp luật luôn được công khai với mọi đối tượng, có khả năng tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, có khả năng tác động đến mọi vùng miền lãnh thổ trong phạm vi quản lý của chính quyền. Không những thế, khi nghĩa vụ con người được quy định trong các văn kiện quốc tế thì phạm vi tác động của nó còn mở rộng ra khỏi biên giới của một quốc gia, thậm chí là ảnh hưởng toàn cầu nếu có nhiều quốc gia tham gia ký kết.
Hai là: Tăng tính ràng buộc việc thực thi nghĩa vụ của con người
Pháp luật mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế… trong đó, quan trọng nhất là biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Nhà nước cần phải dùng biện pháp cưỡng chế của pháp luật mới có thể thiết lập được trật tự ổn định xã hội. Pháp luật có được sức mạnh này chính là nhờ sức mạnh của Nhà nước, sức mạnh của bộ máy chuyên nghiệp, chuyên môn làm nhiệm vụ cưỡng chế. Khi nghĩa vụ con người được quy định trong pháp luật, các cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh, không phụ thuộc vào ý chí của họ có muốn hay không.
Ba là: Nâng cao ý thức của cá nhân với cộng đồng Với vai trò định hướng tư tưởng và hành vi của con người, pháp luật buộc các cá nhân phải hình thành thói quen suy nghĩ và hành động hợp pháp, tuân thủ, tôn trọng pháp luật. Việc quy định nghĩa vụ pháp lý sẽ góp phần nâng cao ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng. Thông qua các quy định của pháp luật, các cá nhân sẽ biết chính xác và cụ thể những hành vi nào buộc phải thực hiện, hành vi nào bị cấm thực hiện để hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của mình.
Bốn là: Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực, khẳng định giá trị bản thân
Nhà nước và cộng đồng sẽ có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cá nhân thực hiện tốt nhất nghĩa vụ của mình. Chính việc thực thi nghĩa vụ làm cho con người có giá trị giữa cuộc đời. Xã hội phát triển là nhờ có nhiều cá nhân cống hiến nhiều hơn thụ hưởng. Trong cộng đồng, rất nhiều cá nhân sẵn sàng cống hiến thực thi nghĩa vụ vượt hơn yêu cầu của pháp luật.
Năm là: Tạo nên sự cân bằng trong nhận thức giữa các quyền và nghĩa vụ của con người
Pháp luật bảo vệ quyền con người, tạo điều kiện để các cá nhân thụ hưởng quyền con người. Đồng thời, pháp luật cũng phải quy định việc thực thi các nghĩa vụ con người một cách cụ thể nhằm tránh tạo ra nhận thức thiên lệch về quyền con người trong mối tương quan với nghĩa vụ con người. Nhận thức thiên lệch đó có thể gây ra nhiều hệ lụy trong xã hội khi con người chú tâm đòi hỏi quyền nhiều mà lãng quên nghĩa vụ của chính mình
Trên đây là nội dung bài viết nghĩa vụ pháp lý là gì? Ví dụ về nghĩa vụ pháp lý? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!