Ngành khoa học máy tính và ngành công nghệ thông tin đang là ngành HOT nhất hiện nay, tuy nhiên có nhiều bạn thí sinh lại hiểu nhầm hai ngành nghề này là một. Trong bài viết này, Đào tạo liên tục Gangwhoo giúp bạn tìm hiểu ngành khoa học máy tính là gì, ngành khoa học máy tính có khác biệt gì với ngành công nghệ thông tin, đồng thời giúp bạn tìm kiếm các trường đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất hiện nay.
Ngành khoa học máy tính là gì?
Ngành khoa học máy tính là ngành nghiên cứu về máy tính và ngôn ngữ lập trình phần mềm của máy tính. Các bạn sinh viên ngành khoa học máy tính sẽ chính là người nhìn nhận, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề của máy tính để máy tính hoạt động bình thường. Sinh viên ngành khoa học máy tính sau khi ra trường cần đáp ứng những tiêu chí sau về ngành nghề:
- Có kiến thức chuyên môn về ngành khoa học máy tính và ngành công nghệ thông tin, Có khả năng thiết kế và xử lý các vấn đề phức tạp xảy ra trên máy tính, thử nghiệm – quản lý hệ thống máy tính.
- Có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế và xây dựng các phần mềm, các ứng dụng thông tin dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý và khai thác dữ liệu đa phương tiện.
- Có khả năng tự học, phân tích và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu trong ngành khoa học máy tính và các ứng dụng của khoa học máy tính trong ngành công nghệ thông tin, người học có thể học tập ở bậc cao hơn đó là sau đại học.
- Có khả năng tự xử lí các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc, phân tích vấn đề và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp. Sinh viên ngành khoa học máy tính phải có khả năng tự thiết lập các mục tiêu và lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao phó.
- Có khả năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm và chịu áp lực công việc, có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệp để giải quyết các tình huống xảy ra khác nhau.
- Biết tiếng anh tốt, có thể giao tiếp thành thạo để làm việc với các chuyên gia người nước ngoài.
Sinh viên ngành khoa học máy tính sau ra trường làm những công việc gì?
Có nhiều thắc mắc rằng sinh viên ngành công nghệ máy tính sau ra trường làm những công việc gì? Ngành khoa học máy tính là một ngành thiên về máy tính nên sau khi tốt nghiệp các sinh viên đảm nhận các công việc liên quan đến máy tính như:
- Lập trình viên – kiểm thử máy tính viên, tư vấn viên, người giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển, giám đốc kỹ thuật
- Nhân viên kỹ thuật công nghệ thông tin làm việc tại các doanh nghiệp lớn hoặc tổ chức nhà nước
- Kỹ sư phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ Công nghệ thông tin – Truyền thông
- Kỹ sư thiết kế phần mềm, xây dựng và đánh giá vấn đề phần mềm của máy tính
- Kỹ sư dữ liệu với nhiệm vụ phân tích, xử lý và cung cấp các dịch vụ về dữ liệu
- Kỹ sư phụ trách nghiên cứu và phát triển các phần mềm từ động như: điều khiển robot, xe tự lái…
- Kỹ sư phụ trách nghiên cứu, phát triển và vận hành các phần mềm về sản xuất, phân phối hàng hóa…
Sự khác nhau giữa ngành khoa học máy tính và ngành công nghệ thông tin
Có nhiều bạn thí sinh chưa hiểu rõ ngành khoa học máy tính nên sẽ hiểu sai về ngành nghề này, thường sẽ gộp chung ngành công nghệ thông tin chính là ngành khoa học máy tính. Nhưng ngành khoa học máy tính và ngành công nghệ thông tin là hai ngành nghề hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt nằm ở chỗ:
Ngành khoa học máy tính: sinh viên nghiên cứu cách ứng dụng thuật toàn vào phần mềm máy tính (nói cách khác nghiên cứu, lập trình phần mềm của máy tính), Sinh viên ngành khoa học máy tính phải là người am hiểu về môn toán và biết vận hành toán để phát triển thành thuật toán trên phần mềm máy tính đáp ứng cho việc điều hành và truyền đạt thông tin trên máy tính. Hiểu cách cụ thể, sinh viên ngành công nghệ máy tính là người nghiên cứu về phần mềm, ngôn ngữ lập trình, thuật toán để thiết kế phần mềm mới, xử lý và điều hành các vấn đề của phần mềm đang hoạt động.
Công nghệ thông tin: sinh viên ngành công nghệ thông tin chính là người điều khiển hệ thống thông tin. Ngành công nghệ thông tin không phải tạo ra phần cứng hay phần mềm máy tính, mà chỉ biết cách sử dụng phần cứng và phần mềm để truyền, thu thập, chuyển đổi, xử lý và bảo vệ thông tin trên máy tính mà các kỹ sư khoa học máy tính đã tạo ra.
Vậy ngành công nghệ thông tin và ngành khoa học máy tính là hoàn toàn khác nhau. Ngành công nghệ thông tin là ngành chỉ biết sử dụng, điều hành các phần cứng và phần mềm để máy tính hoạt động tốt. Còn ngành khoa học máy tính đảm nhận việc nghiên cứu, phân tích dữ liệu thuật toán để tạo ra nhiều chương trình phần mềm và phần cứng trên máy tính để ngành công nghệ thông tin vận hành sử dụng.
Các khối thi ngành khoa học máy tính
Ngành khoa học máy tính thi khối nào? Chắc hẳn không ít thí sinh quan tâm để định hướng tương lai của mình. Dưới đây là các khối thi ngành công nghệ máy tính để bạn tham khảo:
- Khối A00 (Toán – Lý – Hóa)
- Khối A01 (Toán – Lý – Anh)
- Khối A02 (Toán – Lý – Sinh)
- Khối A04 (Toán – Lý – Địa)
- Khối A10 (Toán – Lý – GDCD)
- Khối B08 (Toán – Anh – Sinh)
- Khối C01 (Toán – Lý – văn)
- Khối C14 (Văn – Toán – Anh)
- Khối D01 (Toán – Văn – Anh)
- Khối D07 (Toán – Hóa – Anh)
Chương trình học của ngành khoa học máy tính
Ngành khoa học máy tính là ngành nghiên cứu, sử dụng các thuật toán để sản xuất ra các phần mềm và tạo phần cứng máy tính. Nên trong suốt thời gian đào tạo tại trường, sinh viên học những môn liên quan với máy tính như:
- Môn cấu trúc máy tính
- Môn hệ điều hành máy tính
- Môn phần cứng máy tính
- Môn trí tuệ nhân tạo AI
- Môn bảo mật dữ liệu máy tính
- Môn xử ký dữ liệu khối lượng lớn đến từ mạng internet và các mạng xã hội khác
- Thiết kế và phát triển các ứng dụng cho thiết bị di động và môi trường website
Các trường đào tạo ngành khoa học máy tính hiện nay
1. Trường đại học bách khoa – đại học quốc gia TPHCM
Trường Đại học Bách khoa (Ho Chi Minh City University of Technology – HCMUT) là một trường đại học công lập quy mô lớn tại Việt Nam. Trường có thế mạnh chuyên về đạo tạo kỹ thuật và được mệnh danh là trường đại học công lập đầu ngành chuyên đào tạo các khối kỹ thuật tại Việt Nam. Trường đại học Bách khoa TPHCM thuộc hệ thống trường đại học quốc gia, được xếp vào trường đại học trọng điểm và là trung tâm nghiên cứu cho doanh nghiệp và chính phủ.
Trường thuộc top các trường đào tạo ngành khoa học máy tính tại thành phố Hồ Chí Minh tốt nhất. Mục tiêu của trường là đào tạo ra những kỹ sư có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai những hệ thống phần mềm để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành máy tính. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học ngành khoa học máy tính có thể học tiếp cao học và tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ thông tin.
- Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
- Điện thoại: (028) 38 651 670 hoặc (028) 38 647 256
2. Các trường đào tạo ngành khoa học máy tính – Trường đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên
Trường đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên là cụm từ chỉ sự liên kết của trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông thuộc trường đại học Thái Nguyên. Trường đào tạo thiên về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Học ngành khoa học máy tính tại trường sinh viên được đào tạo nhiều kiến thức cộng với kỹ năng nghiệp vụ để làm việc tốt trong ngành khoa học máy tính sau khi ra trường. Trường cho sinh viên thực hành thực tiễn nhiều hơn để sau khi tốt nghiệp ra trường có cơ hội việc làm cao.
- Địa chỉ: Đường Z115 – xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên
- Điện thoại: 0280.3901828 – 0912 530720
3. Trường Đại học FPT
Trường đại học FPT nổi tiếng thuộc top các trường đại học đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất tại Việt Nam. Trường đại học FPT là trường đại học dân lập, thành lập 8/9/2006 theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, do Tập đoàn FPT đầu tư 100% vốn. Trường chuyên đào tạo ngành khoa học máy tính, công nghệ thông tin để cung cấp nguồn nhân lực ngành máy tính trong thời kỳ hội nhập.
Ngành khoa học máy tính là một chuyên ngành đặc biệt mà trường giảng dạy. Trường có giảng viên có kinh nghiệm lâu năm và kiến thức chuyên môn cao trong ngành khoa học máy tính. Các sinh viên học ngành khoa học máy tính tại trường có cơ hội được cấp học bổng từ cử nhân lên bậc tiến sỹ có thời gian đào tạo tại nước ngoài bởi các giáo sư ngoại quốc và học cùng sinh vien quốc tế. Sinh viên học tại trường FPT có cơ hội phát triển kiến thức chuyên môn và cơ hội việc làm, thăng tiến trong công việc đặc biệt là làm việc tại môi trường nước ngoài với mức lương hấp dẫn.
- Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. Hà Nội
- Điện thoại: (024) 7300 5588
4. Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ( National Economics University – NEU) là trường đại học đào tạo về khối ngành kinh tế và quản lý tại Việt Nam. Trường đào tạo ngành khoa học máy tính đáp ứng cho nhu cầu làm việc thời hội nhập công nghệ của nước ta. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại trường có thể làm việc tại: công ty nghiên cứu phát triển phần mềm trong và ngoài nước, trung tâm công nghệ thông tin, phòng tin học của các cơ quan trung ương, các bộ – ngành, tổng cục, tập đoàn tài chính, các hãng hàng không, các ngân hàng trung ương,…
- Địa chỉ: Số 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 024.3628.0280
5. Trường đại học Bách khoa Hà Nội
Trường đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam, xếp vào trường đại học trọng điểm quốc gia, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Việt Nam. Trường giảng dạy ngành khoa học máy tính và hệ thống thông tin (Công nghệ thông tin), sinh viên học tại trường được đào tạo nhiều chương trình học, trường tạo điều kiện tự tìm tòi học hỏi và hoàn thiện bản thân. Sau khi ra trường 100% sinh viên nắm vững kiến thức chuyên sâu về ngành khoa học máy tính và có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 024 38683408
6. Trường đại học Tôn Đức Thắng
Trường đại học Tôn Đức Thắng là một trong các trường đào tạo ngành khoa học máy tính hàng đầu tại Việt Nam. Trường có mặt trong hầu hết các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới như: ARWU, THE, QS, US News, URAP,… trong vài năm gần đây trường luôn đứng đầu các trường đại học tại Việt Nam trong cơ sở vật chất và phương pháp giảng dạy tốt và đang trogn tiến trình đứng vào hàng ngũ các trường đại học hàng đầu châu Á.
Sinh viên ngành Khoa học máy tính có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học để phát triển ngành nghề trong tương lai. Các sinh viên giỏi có cơ hội xét tuyển chuyển tiếp học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ của khoa khoa học máy tính, công nghệ thông tin của trường.
- Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- SĐT: (028).3775.5035
Ngành khoa học máy tính là một ngành nghề HOT hiện nay, sinh viên ngành khoa học máy tính là những người tạo ra chương trình phần mềm và phần cứng cho máy tính. Là người sáng tạo và xử lý các vấn đề có liên quan đến máy tính. Nếu bạn có niềm đam mê với máy tính thì ngành khoa học máy tính là ngành nghề không thể bỏ lỡ. Với thông tin các trường đào tạo ngành khoa học máy tính, Đào tạo liên tục Gangwhoo hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn trường và theo đuổi đam mê của mình.
>> xem thêm: Trường tư thuộc là gì?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!