Net Sales Là Gì? Ảnh Hưởng Của Net Sales Trong Doanh Nghiệp

Net sales là một cụm từ không quá xa lạ trong lĩnh vực kinh tế nhưng đối với những ai vừa mới bắt đầu tìm hiểu hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp cũng như các thuật ngữ chuyên ngành sẽ cần phải biết rõ về Net sales là gì? Doanh thu thuần là gì? Hãy cùng Glints khám phá thêm để biết hơn về những thuật ngữ này nhé!

Net sales là gì?

Net sales là một thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến ngành kinh tế, nói một cách đơn giản và dễ hiểu đó là doanh thu ròng, doanh số ròng, doanh thu thuần, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ việc hoạt động kinh tế trong thời gian nhất định mang lại.

Trong đó, doanh thu ròng là số tiền mà doanh nghiệp thu về được sau khi trừ hao đi tất cả các chi phí đầu tư, phí phát sinh khác. Nếu doanh thu cuối cùng được tính ra bằng 0, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, không mang lại lợi nhuận khả quan.

Còn khi trừ tất cả các chi phí phụ khác số lợi nhuận ròng thu được là một số âm chứng tỏ doanh nghiệp của bạn đang có vấn đề về lớn, bạn cần phải thay đổi hướng phát triển để doanh nghiệp không bị thua lỗ nặng và hơn hết là để vực dậy công ty trước tình trạng phá sản.

Bên cạnh thuật ngữ cho doanh nghiệp, Net sales cũng có thể sử dụng trong chi tiêu cá nhân, để bạn có thể quản lý vấn đề liên quan đến chi phí của mình được tốt hơn.

Nếu sau khi trừ tất cả các khoản chi cần thiết cho cuộc sống, số tiền còn lại mà bạn tích lũy được sẽ được xem là net sales của bạn. Nhờ đó, bạn có thể điều chỉnh lại cách chi tiêu để tiết kiệm được nhiều khoản lời hơn cho cuộc sống.

Net sales được sử dụng như một từ đồng nghĩa với Revenue khi tính khoản thu nhập ròng trong một tháng của bạn.

Cách tính net sale là gì?

Cách tính net sales khá đơn giản và không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ, cách tính này thường áp dụng để giúp doanh nghiệp thu về doanh thu ròng theo từng tháng, từng quý, từng năm như sau:

Doanh thu ròng = (Tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu về từ tất cả các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp hiện có) (tổng chi phí đầu tư, chi phí phát sinh dự án, duy trì hoạt động công ty)

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn bán được tổng cộng 50.000 USD hàng hóa, nhưng bạn không chiếm lợi nhuận, giảm giá hoặc phụ cấp, thì tổng doanh thu của bạn sẽ là 50.000 đô. Số tiền này sẽ được đặt ở đầu báo cáo thu nhập.

Hiểu đơn giản nghĩa là bạn đã bán sản phẩm trị giá 50.000 USD nhưng điều đó không đồng nghĩa là doanh nghiệp của bạn có tất cả thu nhập từ doanh số đó vì các khoản khấu trừ khác chưa được xem xét. Từ các tính toán tổng doanh số của bạn, bạn có thể trừ đi số tiền cho lợi nhuận bán hàng, giảm giá và phụ cấp.

Giả sử bạn nhận thấy số tiền của ba thành phần này bằng 5.000 đô, trừ hao đi thì doanh thu ròng của bạn sẽ bằng 45.000 USD.

Các yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu thuần

Doanh thu ròng được tính toán trên báo cáo thu nhập thường bị ảnh hưởng bởi các loại khấu trừ khác nhau, bao gồm:

Hoàn trả hàng (Sales return)

Lợi nhuận bán hàng bao gồm bất kỳ lợi nhuận nào của sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng. Ví dụ: nếu một khách hàng mua một cái gì đó từ một cửa hàng bán lẻ nhưng sau đó lại quyết định đem sản phẩm trở lại cửa hàng để được hoàn lại tiền, thì đó là sự hoàn trả hàng.

Số tiền hoàn lại đó sẽ được bao gồm theo lợi nhuận khi được đưa vào báo cáo thu nhập và được khấu trừ từ tổng doanh thu để tính doanh số ròng.

Chiết khấu (Discounts)

Chiết khấu là một loại khấu trừ khác. Khi chiết khấu, giá của sản phẩm sẽ bị giảm, thường là theo tỷ lệ phần trăm của giá ban đầu. Chiết khấu cũng được khấu trừ từ tổng doanh thu để tính toán doanh thu ròng.

Có thể có nhiều loại giảm giá khác nhau, bao gồm giảm giá theo mùa, được áp dụng tại một số thời điểm nhất định trong năm khi nhu cầu giảm, chiết khấu bằng tiền mặt và giảm số lượng cho việc mua hàng loạt.

Khoản bồi thường (Sales Allowances)

Giống như chiết khấu, các khoản phụ cấp bán hàng cũng được khấu trừ từ giá ban đầu của sản phẩm. Tuy nhiên, một khoản phụ cấp được khấu trừ vì một lý do cụ thể trên một sản phẩm cụ thể.

Chiết khấu thường có sẵn cho mọi khách hàng, nhưng các khoản phụ cấp chủ yếu được áp dụng cho các vấn đề với các sản phẩm hoặc đơn đặt hàng của họ.

Ví dụ: nếu một sản phẩm có khiếm khuyết hoặc thiệt hại, có thể cung cấp trợ cấp vì sản phẩm cụ thể đó không đạt tiêu chuẩn của các sản phẩm tương tự khác được đặt hàng.

Đọc thêm: Sales Promotion là Gì? Phương Pháp Tạo Promotion Sales Hiệu Quả

Net sale có ý nghĩa thế nào với từng doanh nghiệp?

Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến nội bộ doanh nghiệp, mức thu nhập mà những thành viên trong nội bộ đầu tư của doanh nghiệp được phản ánh qua lợi nhuận ròng thu được.

Qua đó, nó góp phần đánh giá được sự phát triển của công ty hay không? Với những doanh nghiệp cổ phần thì việc căn cứ vào lợi nhuận ròng để các cổ đông khác quyết định có nên thay thế người điều hành hay không?

Thứ hai, lợi nhuận ròng còn là cơ sở cho các doanh nghiệp khác nghiên cứu và đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào chỉ số lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp thu được để đánh giá doanh nghiệp đó hoạt động có tốt hay không, có sự tăng trưởng đều đặn hay không, trước khi bỏ vốn vào doanh nghiệp.

Thứ ba, lợi nhuận ròng giúp doanh nghiệp dễ dàng vay vốn hơn. Các ngân hàng thường phải kiểm tra và đánh giá mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về có đảm bảo đủ điều kiện để vay tiền hay không, từ đó mới cho phép các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng ổn định, ngân hàng sẽ thấy an tâm hơn rất nhiều.

Cách tăng net sales hiệu quả

Tăng giá trị trung bình của một đơn hàng

Cách đầu tiên để tăng tổng doanh thu và doanh thu thuần là tăng giá trị trung bình của một đơn hàng (Average order value).

Chỉ số AOV có thể hiểu là chỉ số đo lường giá trị trung bình của một đơn hàng trong một lần giao dịch, là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch marketing và bán hàng của mình, từ đó xây dựng được những chiến lược hiệu quả hơn để khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm trong tương lai.

Nếu AOV của doanh nghiệp tăng, điều đó có nghĩa là khách hàng đang mua các sản phẩm đắt tiền hơn hoặc họ đang mua thêm nhiều sản phẩm khác của doanh nghiệp trong một lần giao dịch.

Vì vậy, việc cải thiện chỉ số AOV là điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm vì chỉ số này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thúc đẩy doanh thu bán hàng.

Việc theo dõi chỉ số AOV cũng cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định hiệu quả hơn trong các lĩnh vực chính như marketing, định giá sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

Khi giá trị trung bình của một đơn hàng tăng thì 2 chỉ số Gross sales và Net sales cũng sẽ tăng.

Dùng chiến lược định giá sản phẩm hợp lý

Cách tiếp theo mà doanh nghiệp có thể áp dụng là sử dụng chiến lược định giá sản phẩm phù hợp.

Định giá sản phẩm là quy trình mà doanh nghiệp áp dụng để có thể lên được giá bán cho sản phẩm. Định giá sản phẩm cũng là một phần quan trọng trong các bản kế hoạch marketing của doanh nghiệp.

Việc định giá phụ thuộc vào chi phí trung bình, giá trị của sản phẩm đối với khách hàng và giá trị của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy, trong khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như:

  • Chi phí mua hàng
  • Chi phí sản xuất
  • Thị trường mục tiêu
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Thương hiệu
  • Chất lượng của sản phẩm.

Nhu cầu của khách hàng chỉ có thể được chuyển đổi thành mua hàng nếu khách hàng sẵn lòng và có khả năng chi trả cho sản phẩm. Vì thế, định giá sản phẩm hiệu quả là việc quan trọng trong các hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp.

Định giá sẽ được sử dụng như một quyết định chiến thuật nhằm giải quyết các tình huống cạnh tranh với đối thủ, các tình huống đối với thị trường mục tiêu cũng như liên quan đến doanh nghiệp.

Đọc thêm: Chốt Sale Là Gì? 7 Bí Quyết Chốt Sale Nhanh Gọn Lẹ

Cải thiện chất lượng của sản phẩm

Khi cải thiện chất lượng sản phẩm, khách hàng sẽ cảm thấy lợi ích và những giá trị mà họ nhận được xứng đáng với những gì họ đầu tư. Do đó, khách hàng cũng sẽ có thêm động lực để quay trở lại mua hàng trong tương lai, từ đó tăng Gross sales và Net sales hiệu quả.

Ngoài ra, với sự phát triển của Internet, khách hàng ngày càng được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin dễ dàng và có xu hướng cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích cũng như giá trị mà sản phẩm đem lại trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Do đó, không chỉ yếu tố về giá cả mà yếu tố về chất lượng ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm hơn.

Hãy tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt để thuyết phục khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn cũng như tăng giá trị trung bình của một đơn hàng.

Lời kết

Dựa trên những thông tin mà Glints vừa cung cấp cho bạn, mong rằng bạn đã hiểu hơn về khái niệm Net Sales là gì và những cách để áp dụng nó hiệu quả trong việc vận hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, khiến công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn.

Tác Giả