Nghệ thuật nấu ăn của Việt Nam rất phong phú và hài hòa so với nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phương Tây. So với nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản hay nghệ thuật nấu ăn Trung Hoa thì Việt Nam cũng có những điểm khác biệt rất độc đáo. Bài viết dưới đây sẽ là tổng hợp những phân tích Cao đẳng đầu bếp về nghệ thuật nấu ăn Việt Nam dành cho bạn đọc tham khảo.
Nghệ thuật nấu ăn là gì?
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu một chút về định nghĩa của nghệ thuật nấu ăn. Nghệ thuật nấu ăn là kỹ thuật chuẩn bị nguyên vật liệu, sơ chế thức ăn, chế biến món ăn, trang trí sắp xếp bố trí món ăn cho hợp lý. Sự khác biệt về vị trí địa lý tạo nên những nghệ thuật ẩm thực rất độc đáo của từng khu vực trên thế giới. Tìm hiểu về nghệ thuật nấu ăn của một quốc gia, khu vực là bước nền tảng để học chế biến món ăn của quốc gia, khu vực đó thành công.
Tại sao nấu ăn là một nghệ thuật?
Chắc chắn chúng ta đã nghe thấy rất nhiều câu nói “nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp là một nghệ sĩ” với hàm ý tôn vinh nghề bếp. Tuy nhiên nghệ thuật nấu ăn được nói đến ở đây có nội hàm sâu sắc hơn rất nhiều. Ẩm thực của mỗi quốc gia luôn có những nét đặc trưng phù hợp với cơ thể con người, cuộc sống, khí hậu, nguồn thực phẩm, điều kiện tự nhiên ở nơi đó. Hay nói cách khác, nghệ thuật ẩm thực là việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên chế biến thành thức ăn phù hợp với sự tồn tại của con người trong khí hậu nơi đó.
Có thể lấy ví dụ người du mục ở Mông Cổ trong bữa ăn cần rất nhiều thịt và rượu để thỏa mãn nhu cầu năng lượng cuộc sống du mục và nhiệt độ thấp. Đối với Hàn Quốc hay Nhật Bản thì chất cay thường xuất hiện trong các món ăn để chống lại cái lạnh. Đối với Việt Nam thì chủ đạo ẩm thực là chất tinh bột và rau xanh với nhiều món rau thanh mát để giải nhiệt… Qua hàng ngàn năm lịch sử, những giá trị ẩm thực truyền từ đời này qua đời khác, liên tục được các thế hệ sau phát triển nâng tầm trở thành nghệ thuật ẩm thực. Nội hàm trong đó là cả về đất nước, con người, khí hậu, thổ nhưỡng, lịch sử… Do đó phải khẳng định lại rằng “đầu bếp chưa chắc đã là một nghệ sĩ nhưng nấu ăn là một nghệ thuật” là điều không phải bàn cãi.
Cách ăn uống của người Việt
Đối với mâm cơm gia đình Việt Nam, phong cách ăn uống thường thỏa mãn 3 điều sau:
– Tính ngũ quan:
Đầu tiên là ăn bằng mắt: Món ăn được trình bày hấp dẫn, nhiều màu sắc.
Ăn bằng mũi: mùi thơm từ thức ăn, các loại nước chấm, gia vị…
Cảm nhận thức ăn qua xúc giác mềm, giai, giòn,….
Ăn bằng tai: khi ăn tạo ra tiếng động như khi ăn bánh tráng, phồng tôm, lạc…
Sau khi thưởng thức qua 4 giác quan trên mới bắt đầu nếm và thưởng thức mùi vị của món ăn.
– Tính khoa học:
Trong Đông Y, mỗi loại thực phẩm, gia vị đều có tính âm dương. Ví dụ món mặn có tính dương, món ngọt chua có tính âm. Khi pha nước mắm thì có vị mặn tính dương thường kết hợp với chanh chua tính âm, đường ngọt tính âm để cân bằng âm dương… Tương tự với nhiều món kho, món canh… rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có tính hàn – nhiệt. Canh rau cải tính hàn thường nấu với gừng cay tính nhiệt. Ốc tính hàn phải ăn vối nước chấm mắm gừng…
– Phép lịch sự:
Từ tư thế ngồi ăn, ăn nhiều ít tùy khẩu vị mỗi người, không vị ép ăn món mình không thích.
Nguyên tắc của nghệ thuật nấu ăn Việt Nam
Từ trước đến nay cũng ít có nghiên cứu bài bản về nguyên tắc trong nghệ thuật nấu ăn ngon của Việt Nam. Các món Khóa học nấu ăn món Việt hiện nay luôn chú ý tới các nguyên tắc nghệ thuật ngũ quan, đa vị trong món ăn, cân bằng âm dương hàn nhiệt điều hoà và phối hợp các nguyên tắc trong đông y. Chính vì thế ngày hôm nay chúng tôi Trung cấp nấu ăn có thể tổng kết chúng lại ở 3 nguyên tắc chính sau đây:
Thứ nhất là ngũ quan
Ngũ giác của con người bao gồm: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Nghệ thuật chế biến món ăn Việt từ xưa đến nay đều tập trung làm thỏa mãn toàn diện các giác quan của con người. Cụ thể:
Món ăn phải trình bày nhiều màu sắc nhưng vẫn hài hòa, mang lại cảm giác thích thú, hấp dẫn thị giác thực khách;
Món ăn phải có mùi thơm trong quá trình chế biến và đưa lên mâm.
Món ăn đặc biệt thường có trộn những món mềm, món dai, món giòn.
Nhiều món ăn có ăn kèm với lạc, phồng tôm, bánh tráng… giòn để tạo cảm giác thích thú cho thính giác.
Vị món ăn được phải được nêm nếm vừa miệng, không quá mặn, quá ngọt, quá chua.
Thứ hai là đa vị trong món ăn
Món ăn Việt không có món ăn nào là chỉ có một vị mà là pha trộn của nhiều vị khác nhau. Mỗi loại thịt đều có các loại rau sống xem kèm, các món cuộn, món trộn mang lại cho người ăn rất nhiều vị nhưng rất hài hòa mà không vị nào lấn át vị nào.
Thứ ba là nấu ăn theo âm – dương cân bằng, hàn – nhiệt điều hòa, nguyên tắc thường gặp trong Đông Y.
Như vậy khi dạy nấu ăn theo nghệ thuật Việt, người dạy không chỉ truyền đạt những kỹ thuật chế biến, phương pháp nấu nướng mà hơn hết là những kiến thức, kinh nghiệm, nguyên tắc trong Đông Y.
Đây là những điều cơ bản nhất trong nghệ thuật nấu ăn của người Việt Nam. Để làm rõ hơn, dưới đây sẽ giới thiệu và so sánh đôi nét cơ bản trong nghệ thuật nấu ăn ngon Việt Nam so với nghệ thuật nấu ăn Trung Hoa và Nhật Bản.
Nghệ thuật nấu ăn Trung Hoa
Đất nước Trung Quốc rất rộng lớn nên nghệ thuật ẩm thực của Trung Quốc cũng mang đậm tính vùng miền. Cụ thể nghệ thuật nấu ăn Trung Hoa được chia thành 8 khu vực: Sơn Đông, Quảng Đông, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy, Tứ Xuyên…
Nghệ thuật nấu ăn Sơn Đông đặc trưng là những món ăn mang hương vị nồng đậm, phương pháp chế biến rán, nướng, hấp… với màu sắc tươi ngon, bắt mắt. Đặc biệt, ở Sơn Đông các món ăn thường được sử dụng nhiều hành, tỏi, nhất là trong các món ăn hải sản.
Nghệ thuật nấu ăn Quảng Đông có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam với những món ăn đảm bảo các 4 nguyên tắc: non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt.
Nghệ thuật nấu ăn Hồ Nam chú trọng độ thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Các món ăn thường được sử dụng nhiều ớt, tỏi, hẹ tây và nước sốt để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Nghệ thuật nấu ăn Phúc Kiến tập trung vào các hương vị hơi ngọt và chua, ít mặn, nguyên liệu chủa yếu là hải sản, tươi ngon bổ dưỡng à các món ngon của vùng núi.
Nghệ thuật nấu ăn Chiết Giang chú trọng đến độ tươi ngon, mềm mại và hương thơm nhẹ, không dầu mỡ. Hương vị ẩm thực Chiết Giang tươi mềm, thanh đạm mà không ngấy.
Nghệ thuật nấu ăn Giang Tô chú trọng Kỹ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị thanh đạm với các món hấp, ninh, tần, ít dùng xì dầu trong các món ăn nhưng lại thích cho đường, dấm tạo nên vị chua ngọt.
Nghệ thuật nấu ăn An Huy được biết đến qua việc sử dụng các nguyên liệu hoang dã và các loại thảo mộc, chủ chốt với vị mặn, thơm ngon, hương thơm dễ chịu.
Nghệ thuật nấu ăn Tứ Xuyên chú trọng đến màu sắc, hương vị với nhiều vị tê, cay, ngọt mặn, chua, đắng, thơm trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt.
Có thể thấy nghệ thuật nấu ăn của Trung Hoa rất phong phú và đa dạng bởi diện tích lãnh thổ rất rộng lớn. Các món ăn được chú trọng về sự kết hợp của hương vị, cùng với trang trí bắt mắt, tính nghệ thuật cao đã làm nên bản sắc ẩm thực của đất nước 4000 năm lịch sử.
>>> Xem thêm: Khóa học nấu ăn Trung Hoa
Nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản
Nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản đặc trưng là sự cân bằng cụ thể:
5 màu sắc cần có trong mỗi bữa ăn: vàng, trắng, đỏ, xanh lục và đen để đảm bảo dinh dưỡng.
5 hương vị cần kết hợp hài hòa: chua, cay, đắng, mặn, ngọt để kích thích vị giác và cảm giác ngon miệng.
5 phương pháp nấu ăn: bao gồm: hầm, nướng, hấp, rán, luộc, …
5 giác quan đều phải được kích thích trong quá trình thưởng thức món ăn: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác…
5 quy tắc thưởng thức món ăn:
- Luôn biết ơn những người tạo ra thực phẩm và chế biến món ăn.
- Làm những việc tốt để xứng đáng với hưởng thụ món ăn.
- Vào bàn ăn với trạng thái bình an.
- Món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh nuôi dưỡng cơ thể.
- Duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.
>>> Xem thêm: Khóa học nấu ăn món Nhật
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, Nhật Bản có những quy tắc trong ẩm thực rất chặt chẽ. Điều này đã tạo nên nhiều món ăn với dinh dưỡng cân bằng, cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người Nhật.
Dù cùng thuộc Châu Á nhưng Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc… đều có những nghệ thuật nấu ăn vô cùng khác biệt. Nếu có nhu cầu và mong muốn, bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học nấu ăn. Tùy thuộc vào các mức độ phức tạp của kỹ thuật chế biến mà học phí học nấu ăn có thể khác biệt đó.
Trên đây là những kiến thức về nghệ thuật nấu ăn ngon Việt Nam và một số quốc gia khác. Hy vọng Trường dậy nấu ăn đã cung cấp các thông tin cần thiết về nghệ thuật nấu ăn nói chung cho bạn đọc. Rất mong nhận được sự đóng góp để bài viết tiếp tục hoàn thiện hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!