Âm thanh của giọng mũi thường sẽ gây cho người nghe cảm thấy khó chịu vì sự tù bí, tuy nhiên có một số dòng nhạc lại phù hợp để sử dụng giọng mũi như dòng nhạc đồng quê, dân gian. Còn với dòng nhạc pop, ta không nên sử dụng quá nhiều giọng mũi. Vậy làm sao để sửa được giọng mũi? Hãy cùng VietVocal tìm hiểu nhé.
Các nghệ sĩ có giọng mũi thường khó hòa hợp với bài hát và âm thanh thường không đẹp, mỏng, thậm chí là bị chua. Âm mũi bình thường là do vòm miệng không được nâng lên đúng cách, vòm miệng nâng lên để tạo ra âm thanh vang và giọng hát hay. Và ngược lại nếu không nâng vòm miệng đúng cách sẽ tạo ra “giọng mũi”. Ngạt mũi là do không khí đi khắp mũi, không gian ở phía sau cổ họng bị hạn chế.
Giọng mũi – nasal là gì?
Giọng nasal (giọng mũi) là giọng có âm thanh khi hát bạn bị nghẹt mũi làm cho cho âm thanh phát ra không được rõ ràng và tròn trịa, khiến người nghe cảm thấy không mấy dễ chịu và thậm chí đôi khi nghe chói tai.
Mặc dù một số bài hát và cách hát (nhạc dân gian) rất hay hát bằng giọng mũi nhưng không phải tất cả đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Hầu hết các thể loại khác như pop, rap, hợp xướng và các bài hát đương đại khác thì đây là điều không được khuyến khích cho màn trình diễn của họ.
Dấu hiệu nhận biết giọng mũi
Giọng mũi làm cho âm thanh phát ra không được tròn trịa và rõ ràng, gây mất tự nhiên, khó khăn cho cả người hát và có thể khiến người nghe cảm thấy không mấy dễ chịu.
Khi xem ca sĩ Erik thể hiện ca khúc “Em không sai, Chúng ta sai” qua video dưới đây. Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy Erik hát với âm thanh dính mũi hầu như toàn bài. Ngoài âm thanh tù bí, mất tự nhiên thì anh ấy còn gặp khó khăn lúc hát các nốt trầm và cao. Liên tục mắc các lỗi như hát dính cổ, cao thanh quản, Strain, phô có thể gây khó chịu cho người nghe.
Tác hại của việc hát Nasal mang lại
Hát đặc giọng mũi là 1 thói quen thường thấy của những ca sĩ, nghệ sĩ và các bạn trẻ hiện nay. Cùng tìm hiểu về tác hại của việc quá lạm dụng Nasal voice trong ca hát ngay sau đây:
- Âm thanh bị tù bí
- Dễ khiến Stamina (sức chịu đựng của giọng hát) của bạn chạm đến điểm mấu chốt. Việc hát giọng mũi lâu ngày sẽ khiến cho quãng giọng của bạn ngày càng bị thu hẹp, gặp khó khăn khi lên cao.
- Dễ bị hát ngoài âm cữ giới hạn giọng – Hát ngoài âm cữ là nguyên nhân gây tàn phá giọng hát của bạn nhanh hơn bất kỳ một lỗi kỹ thuật thanh nhạc cổ điển lẫn đại chúng từng được ghi nhận
- Tư duy hát lỗi, lạm dụng Nasal voice cũng là một nguyên nhân khiến giọng hát của bạn bị giảm sút nghiêm trọng
Nguyên nhân bị “giọng mũi”
- Do bẩm sinh đã bị âm mũi, trường hợp này còn được gọi là Hyponasal – có quá ít không khí lọt qua mũi khi bạn nói. Kết quả là âm thanh không có đủ cộng hưởng. Vì vậy, trường hợp này bạn cần đến bác sĩ tư vấn nhé.
- Đẩy quá nhiều hơi vào phần thoát khí, đẩy hơi quá mạnh làm phần phát âm bị cứng khiến âm thanh bị bóp lại nghe như bị nghẹt mũi.
- Do chưa điều khiển được lực nén trong hơi thở của mình (Hơi thở chưa kết nối được với cơ hoành).
- Do một số tình trạng thang âm làm sai lệch, vòm miệng mềm bị thấp và thanh quản cao là nguyên nhân chính gây ra âm mũi (Vòm miệng mềm nằm ở bên trong miệng và ở phía sau răng).
Ca sĩ có giọng mũi khi hát thường bị ảnh hưởng bởi khoang mũi tạo ra âm sắc mỏng hơn, không được tròn trịa. Đó là nguyên nhân bạn cần điều chỉnh và sửa giọng mũi của mình.
Làm thế nào để kiểm tra bạn đang bị giọng mũi?
Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể kiểm tra mình có phải là người hát bị nghẹt mũi hay không. Một trong những cách tốt nhất và hiệu quả nhất để xác định giọng nói của bạn là chọn các giai đoạn bài hát khác nhau và hát chúng theo cách mà bạn không căng miệng.
Bạn có thể chọn một trong những bài hát yêu thích của mình và hát một phần của bài hát đó trong khi giữ chặt mũi. Nếu bạn có một âm thanh cân bằng cộng hưởng, giọng của bạn sẽ không thay đổi, và bạn sẽ có thể hát tốt khi vẫn giữ mũi, nhưng nếu giọng của bạn thay đổi thì rõ ràng là bạn có âm mũi và bạn cần sửa giọng mũi.
Một cách khác mà bạn có thể kiểm tra tình trạng này là nhéo miệng và nói một số cụm từ. Nếu giọng nói của bạn là giọng mũi, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy rung ở các ngón tay. Hãy cố gắng hát và vừa nhéo mũi, bạn sẽ có thể xác định được sự khác biệt chính trong giọng hát.
Làm thế nào khắc phục và loại bỏ giọng mũi (nasal)?
Nâng vòm miệng lên
Khi nhìn vào phần sau của miệng, bạn sẽ thấy vòm miệng mềm. Khu vực này là phần mềm nhất trong miệng, và nó chứa lỗ thông. Khi bạn chạm vào lưỡi, vòm miệng sẽ di chuyển lên và xuống. Vòm miệng thường di chuyển khi bạn ăn, nói, ngáp và bất cứ lúc nào bạn sử dụng miệng. Nếu bạn muốn tránh hát bằng mũi, hãy học cách kiểm soát giọng bằng cách nâng vòm miệng mềm.
Một cách khác có thể giúp bạn sửa giọng mũi của mình là ngáp nhiều mỗi ngày. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ nhận thấy rằng vòm miệng mềm được nâng lên theo cách có thể kiểm soát được. Thực hành điều này theo thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn làm quen với cảm giác nâng vòm miệng của mình dễ dàng hơn.
Tư thế của hàm
Một trong những vấn đề phổ biến nhất của hầu hết các ca sĩ hát giọng mũi là hàm bị đẩy ra phía trước. Tình trạng này khiến việc kéo lưỡi về phía sau, làm cho ca sĩ lái giọng về phía mũi. Khi giọng nói bị kéo ra sau mà không có đủ độ mở ở phía sau cổ họng, nó sẽ nghe như âm mũi và cảm giác bị khó chịu.
Sau mỗi phụ âm, hàm phải luôn quấn lại. Khi đẩy hàm về phía trước sẽ tạo ra âm thanh sáng bên trong thính giác của các ca sĩ và âm mũi vang lên. Nếu bạn muốn loại bỏ giọng mũi và ngừng thói quen này, chỉ cần xem một số video âm nhạc của các ca sĩ chuyên nghiệp và để ý cách họ cử động hàm và luyện tập theo nhé.
Kiểm soát hơi thở
Đa số những ca sĩ có giọng mũi luôn phải nín thở. Nếu bạn có thể học cách luyện hơi thở, bạn sẽ có thể kiểm soát giọng hát của mình một cách tốt hơn.
Khi dạy ca sĩ sửa giọng mũi, các giáo viên thường dạy lấy luồng hơi qua lưỡi. Tình trạng này thường xảy ra vì người hát tập trung cao độ vào việc tạo ra âm thanh bên trong sẽ cho âm thanh hay. Các bài tập dưới đây có thể giúp người hát giọng mũi giải phóng lực của lưỡi và giúp bạn khiểm soát hơi thở tốt hơn.
- Rung môi: Đây là bài tập rất quen thuộc với các ca sĩ mỗi khi luyện hát. Bạn hãy tưởng tượng như một đứa trẻ đang chơi phun mưa vậy. Hãy làm như vậy, nhưng là có giai điệu đi kèm nhé.
- Ngáp: đúng vậy, ngáp là một hoạt động thường ngày của chúng ta, ngáp giúp cung cấp oxy và ngáp cũng giúp bạn lấy hơi tối đa, giúp bạn có thể nhận sự hỗ trợ của cơ hoành. Đây chính là âm “A” của bạn đó. Vì vậy, đừng ngáp trước khi luyện thanh để làn hơi của bạn được sâu hơn nhé.
- Luyện tập với nguyên âm “i, ê, a, ô, u” nhưng không mở miệng. Hãy thử xem điều gì sẽ xảy ra.
Đặt lưỡi đúng vị trí khi hát
Một cách tuyệt vời khác có thể giúp bạn loại bỏ giọng mũi là học cách đặt lại vị trí của lưỡi trong khi hát. Đây là một trong những điều khó kiểm soát nhất nhưng với một số bài tập và thực hành, bạn có thể ngừng thói quen không tốt này khi hát với việc đẩy lưỡi lên cao.
Để khắc phục tình trạng này, hãy thử bài tập sau, giữ hàm của bạn xuống và cố gắng làm đầu lưỡi của bạn sao cho nó chạm vào môi dưới của bạn, sau đó phát âm âm thanh này “gah”. Khi bạn nói âm thanh này nhiều lần, bạn sẽ nhận thấy rằng chữ “ G ” làm cho lưỡi lên cao trong khi chữ “ ah ” hạ xuống. Âm thanh bạn phát ra sẽ được cân bằng và chính xác hơn.
Đó là một số điều Vietvocal muốn chia sẻ và hy vọng những thủ thuật và lời khuyên mà Vietvocal gợi ý ở trên đã giúp bạn hiểu được phần nào khái niệm và các vấn đề về hát giọng mũi và làm thế nào bạn có thể sửa giọng mũi. Bạn có thể tham khảo khóa học “Làm chủ hơi thở thanh nhạc cùng Mỹ Linh” để cải thiện tình trạng này nhé.
Nếu có câu hỏi nào hay đơn giản là muốn góp ý thêm về những kiến thức thanh nhạc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!