Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 hằm năm còn được gọi là Tết diệt sâu bọ. Để mừng ngày Tết giữa năm này, người ta thường ăn bánh tro, bánh Bá Trạng, cơm rượu, thịt vịt, trái cây theo mùa, xôi chè,… và những món ăn rất đặc trưng. Nếu bạn chưa biết hết những món ăn vào ngày Tết Đoan Ngọ thì hãy cùng Cooky.vn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 (Tết diệt sâu bọ) là gì?
Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương hay Tết diệt sâu bọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc. Tết Đoan Ngọ đã tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian của người Phương Đông
“Đoan” nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Theo nhiều tài liệu cho rằng: ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa, lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí.
Nhân gian cho rằng vì ngày này là ngày trái đất gần với mặt trời nhất, khi đó khí dương cao nhất trong năm, có thể tiêu diệt sâu bọ trong việc đồng án và những mầm mống bệnh tật.
Bạn có biết, trong văn hoá Việt Nam, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Dân gian vẫn thường lưu truyền câu ca dao:
” Tháng Năm ngày tết Đoan Dương Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.”
Tại vùng đồng bằng Nam Bộ, ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày “Vía Bà”, thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ăn gì vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5
1. Bánh tro
Bánh tro có nhiều tên gọi khác nhau như bánh gio, bánh âm, bánh ú… với nhiều biến thể và hình dáng khác nhau, là món ăn không thể thiếu của người miền Nam và Nam Trung Bộ trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.
Nhiều người quan niệm rằng: ăn bánh tro vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp bệnh tật trong người tiêu tan, cây cối, hoa màu sẽ tươi tốt, diệt trừ sâu bọ.
Bởi vì vào mùa hè nóng bức, dễ sinh bệnh, ăn cácmón thực vật có nguồn gốc thiên nhiên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đại diện là chiếc bánh tro được làm từ gạo nếp ngon, gói trong lá chuối tươi và nấu bằng củi, rơm rạ…đơn sơ mộc mạc.
Công thức làm bánh tro chuẩn mềm ngon
2. Bánh Bá Trạng
Nếu người Việt không thể thiếu bánh ú tro trong ngày mùng 5 tháng 5, thì người Hoa cũng không thể thiếu bánh Bá Trạng. Dần dần món ăn này đã trở thành một phần quen thuộc của người Việt.
Nhìn bên ngoài có hình dáng giống như bánh ú ở Việt Nam, nhưng kích thước bánh Bá Trạng thường to hơn.
Công thức làm bánh ú Bá Trạng chuẩn người Hoa
Vỏ ngoài của bánh sẽ là nếp và đậu được tuyển chọn từng hạt căng tròn. Nếp và đậu đều được ngâm qua một đêm cùng với các vị thảo dược cho ngấm và mềm trước khi làm bánh. Khi ăn, ngoài vị bùi của đậu bạn còn cảm nhận được vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm thảo dược.
Nhân của bánh Bá Trạng gồm rất nhiều thứ tùy theo sở thích của từng nhà mà thêm vào như tôm khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt đùi heo v.v… được tẩm ướp và sơ chế cho thật vừa ăn trước khi gói bánh. Bánh được gói bằng lá dong để giữ được mùi vị tốt nhất cho bánh. Mỗi nhà người Hoa đều có bí quyết sơ chế và tẩm ướp riêng để tạo ra một mùi vị bánh riêng biệt như là một công thức gia truyền.
3. Cơm rượu nếp
Theo quan niện của ông bà ta ngày xưa, các loại thức ăn có vị chua, cay, ngọt, và ấm nóng có khả năng tiêu diệt được những loại giun, sán, ký sinh trùng, vi khuẩn… trong cơ thể chúng ta.
Cơm rượu nếp hoặc nếp cẩm chính là món ăn hội tụ tất cả những yếu tố cần thiết này. Cơm rượu có mùi thơm nồng đặc trưng của gạo nếp lên men, khiến cho “sâu bọ” bị “say” và tiêu diệt.
4. Thịt vịt
Vào tháng nàychính là thời điểm vịt vào mùa, thịt béo hơn và thơm ngon hơn bất kỳ thơi gian nào trong năm.
Vì thế nhiều món ăn từ thịt vịt sẽ được chế biến trong bữa cơm gia đình, quen thuộc nhất là món bún măng vịt, vịt xáo măng, thịt vịt quay, cháo vịt, gỏi vịt, vịt kho gừng,…
Vịt kho gừng thơm ngon ấm bụng
5. Các loại xôi chè
Các món xôi chè có lẽ đã quá quen thuộc, nhưng vào ngày Tết Đoan Ngọ thì tùy mỗi vùng miền sẽ ăn các loại xôi chè khác nhau. Ví như miền Bắc sẽ ăn chè đậu xanh, chè mật gạo nếp. Miền Trung sẽ nấu chè kê, chè hạt sen trong khi người miền Nam thì ăn chè trôi nước…
Tham khảo ngay bộ sưu tập: Những món chè ngon dọc miền đất nước
Các món ăn sẽ được đem cúng tổ tiên và sau đó cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn vui vẻ.
6. Trái cây theo mùa
Tháng 5 âm lịch (thường rơi vào tháng 6 dương lịch) là tháng các loại hoa qủa vào mùa chín rộ. Người nông dân từ xưa đã quan niệm, trái chín phải thu hoạch đúng thời điểm để tránh dơi, sâu bọ, chim chóc kéo đến ăn hết.
Vào mùa này, các loại trái cây mùa hè như mơ, mận, đào, vải thiều, mít, xoài, chôm chôm…được bày bán khắp nơi. Sẽ thật thiếu sót nếu như ngày Tết Đoan Ngọ, bạn không quây quần bên người thân, kể những câu chuyện vui và thưởng thức những loại trái cây ngọt ngào này.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, gia đình bạn thường ăn gì? Hãy cùng tham khảo thêm bộ sưu tập những món ăn ngon trong ngày Tết diệt sâu bọ để có thêm nhiều ý tưởng cho bữa ăn sum họp này nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!