Đất đai là một loại tài sản đặc thù luôn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng và thường xuyên có những biến động theo sự thay đổi của xã hội. Việc nắm bắt được các quy định mới nhất về đất đai, cụ thể là về việc phân loại đất sẽ là một công cụ hữu ích giúp thực hiện các hoạt động liên quan đến đất đai một cách hiệu quả hơn. Vậy pháp luật đất đai mới nhất quy định về phân loại đất như thế nào? Cách để phân biệt các loại đất đó trên thực địa ra sao? Thông qua bài viết dưới đây, Công ty Luật Quốc tế DSP sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về phân loại đất theo Luật Đất đai mới nhất năm 2022.
1. Phân loại đất và ý nghĩa của việc phân loại đất
1.1 Phân loại đất là gì?
Phân loại đất là việc phân đất thành từng nhóm đất khác nhau, căn cứ vào mục đích sử dụng đất. Theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, hiện nay có 03 nhóm đất sau: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
1.2 Ý nghĩa của việc phân loại đất
Đất đai là loại tài sản có những quy chế quản lý mang tính đặc thù. Vì vậy, việc phân loại đất có tầm quan trọng nhất định, vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý nghĩa về mặt xã hội.
Thứ nhất, về mặt kinh tế, việc phân loại đất giúp cho người sử dụng đất xác định đúng loại đất, từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng đất và thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính về đất của mình đối với Nhà nước, góp phần tăng ngân sách nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thứ hai, về mặt xã hội, việc phân loại đất giúp Nhà nước thuận tiện trong việc thống nhất và quản lý đất đai trên cả nước. Từ đó, Nhà nước có những chính sách đối với từng loại đất cụ thể, góp phần ổn định và phát triển xã hội.
2. Phân loại đất theo Luật Đất đai mới nhất năm 2022
Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 đã phân loại thành 03 nhóm đất như sau:
2.1 Nhóm đất nông nghiệp
Theo Mục I, Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì nhóm đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (kể cả đất làm bờ lô, bờ thửa nằm trong khu đất của một đối tượng sử dụng đất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp của đối tượng đó).
Theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất trồng cây hàng năm:
Theo Mục 1.1.1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT quy định đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Đất trồng cây lâu năm:
Cũng theo Mục 1.1.2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT có định nghĩa đây là loại đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT bao gồm:
+ Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;
+ Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;
+ Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;
+ Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).
– Đất rừng sản xuất:
Tại Mục 1.2.1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất rừng sản xuất là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đất rừng sản xuất bao gồm đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất có rừng sản xuất là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất.
– Đất rừng phòng hộ:
Tại Mục 1.2.2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT nêu rõ đất rừng phòng hộ là loại đất được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đất rừng phòng hộ bao gồm: đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất có rừng phòng hộ là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ.
– Đất rừng đặc dụng:
Dựa theo Mục 1.2.3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất rừng đặc dụng được hiểu là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng với mục đích chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng (như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh…).
Theo đó, đất rừng đặc dụng bao gồm: đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc dụng là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng.
– Đất nuôi trồng thủy sản:
Theo Mục 1.3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT định nghĩa đây là loại đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Loại đất này bao gồm ao hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, rạch, đất có mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, bãi cát, cồn biển, đất sử dụng cho kinh tế trang trại… Tóm lại, đất nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa.
– Đất làm muối:
Trước đây, loại đất này được xếp vào nhóm đất chuyên dùng nhưng do thực tế sử dụng đất làm muối cũng giống như việc sử dụng đất nông nghiệp và chủ thể sử dụng loại đất này phần lớn là các hộ gia đình, cá nhân làm nông nghiệp thuộc khu vực nông thôn ven biển. Vì vậy, trong Luật Đất đai năm 2003 và hiện nay Luật Đất đai năm 2013 quy định đất làm muối được đưa vào nhóm đất nông nghiệp. Tại Mục 1.4 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT định nghĩa đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
Tại Điều 138 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất làm muối được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối. Trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất. Ngoài ra, đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn sẽ được Nhà nước cho thuê đất làm muối để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối.
– Đất nông nghiệp khác:
Theo Mục 1.5 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
2.2 Nhóm đất phi nông nghiệp
Mục 2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT giải thích về nhóm đất này như sau: Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
Theo đó, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị:
Mục 2.1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT cũng có giải thích về loại đất này: Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở mà chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. Cụ thể:
+ Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý;
+ Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã được thực hiện thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thành phố, thị xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến thời điểm thống kê, kiểm kê vẫn do xã quản lý.
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan:
Đây là loại đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở hoặc văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (Mục 2.2.1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT). Loại đất này không được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, công nghiệp hay các hình thức cá nhân nào khác. Thay vào đó, Nhà nước tiến hành quy hoạch và lưu trữ phục vụ những mục đích công.
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh:
Về nguyên tắc, khi các chủ thể được giao đất thì đất phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Theo Mục 2.2.2 và 2.2.3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất quốc phòng, an ninh có thể dùng làm những mục đích như:
+ Là địa điểm để quân đội trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
+ Nơi quân đội thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quốc phòng, an ninh;
+ Xây dựng các trung tâm đào tạo, huấn luyện; bệnh viện, nhà an dưỡng của quân đội, công an;
+ Xây dựng nhà công vụ của quân đội, công an;
+ Xây dựng các cơ sở giam giữ và giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
Vì loại đất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng. (khoản 2 Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai).
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp:
Theo điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định loại đất này bao gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác. Tại khoản 3 Điều 147 Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ việc sử dụng loại đất này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng:
Đây là loại đất bao gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác (điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013).
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Theo khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2013 thì: “Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động”.
+ Còn theo khoản 1 Điều 160 Luật Đất đai năm 2013 thì: “Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ”.
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng:
Mục 2.5 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đây là loại đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.
Tại Điều 162 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch, việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường. Việc đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được khuyến khích nhằm phục vụ cho nhiều địa phương, việc sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm góp phần tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng:
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là loại đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng tuyến không có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thoát nước, dẫn nước (Mục 2.6 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT). Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy (khoản 2 Điều 163 Luật Đất đai năm 2013).
– Đất phi nông nghiệp khác:
Theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì loại đất này bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
2.3 Nhóm đất chưa sử dụng
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
Trong đó:
– Đất bằng chưa sử dụng là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.
– Đất đồi núi chưa sử dụng là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.
– Núi đá không có rừng cây là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.
Như vậy, nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.
3. Căn cứ để xác định loại đất theo Luật Đất đai mới nhất năm 2022
3.1 Trường hợp có giấy tờ về đất
Theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 2013, việc xác định loại đất trong trường hợp này dựa theo một trong các căn cứ sau đây:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận nêu trên, để xác định loại đất thì Giấy tờ về quyền sử dụng đất phải là những loại giấy tờ sau đây:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ;
+ Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
– Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Đất đai năm 2013.
3.2 Trường hợp không có giấy tờ về đất và các trường hợp khác
Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Đất đai năm 2013, Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai thì:
– Trường hợp đang sử dụng đất mà không có giấy tờ được nêu tại mục 3.1 thì căn cứ để xác định loại đất được quy định như sau:
+ Trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng;
+ Trường hợp đang sử dụng, đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.
– Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xác định loại đất được căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư.
– Đối với thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất cho 02 trường hợp trên đây được thực hiện như sau:
+ Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó;
+ Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.
Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.
Như vậy, đất được phân thành 3 nhóm chính là đất nông nghiệp; phi nông nghiệp và đất chưa dụng. Việc phân loại này giúp Nhà nước quản trị đất đai một cách thuận tiện và hiệu quả, đồng thời bảo vệ hiệu suất cao khi sử dụng đất.
4. Cơ sở pháp lý
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
– Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
– Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30/6/2016 quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Quốc tế DSP về phân loại đất theo Luật Đất đai mới nhất năm 2022. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Quốc tế DSP để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Quốc tế DSP chúng tôi theo:
Điện thoại: 0236 222 55 88
Hotline: 089 661 6767 hoặc 089 661 7728
Email: [email protected]
Fanpage: facebook.com/dsplawfirm.vn
Miền Trung: 87 Phạm Tứ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Miền Nam: Tầng 2, Toà nhà GP Bank, 83 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hoa Kỳ: 9869 Coronado Lake Drive, Boynton Beach City, Florida 33437, USA
Top 17 mục đích sử dụng đất q là gì biên soạn bởi Nhà Xinh
Tất tần tật về ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính
- Tác giả: khoandiachatvn.com
- Ngày đăng: 05/26/2022
- Rate: 4.65 (328 vote)
- Tóm tắt: Đây là đất đã có chủ và được sử dụng cho mục đích trồng cây công nghiệp với thời gian dài. 3. LUK là đất gì. Nếu bạn tự hỏi “đất LUK là gì …
- Kết quả tìm kiếm: Đất nông nghiệp là đất được Nhà nước giao cho nhân dân để phục vụ nhu cầu sản xuất, nghiên cứu, thực nghiệm lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng.Cụ thể đất nông nghiệp có thể bao gồm các loại như sau: Đất dùng …
Phân loại các loại đất theo mục đích sử dụng
- Tác giả: diaocthinhvuong.vn
- Ngày đăng: 04/24/2022
- Rate: 4.58 (417 vote)
- Tóm tắt: 2.2.5.5 Đất cơ sở văn hoá là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình về văn hóa bao gồm: trụ sở của cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, đài …
- Kết quả tìm kiếm: 2.2.5.4 Đất công trình bưu chính viễn thông là đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình về bưu chính, viễn thông gồm: hệ thống cột và đường cáp truyền thông tin; các trạm thu – phát, xử lý tín hiệu viễn thông (kể cả hành lang bảo vệ an toàn công …
Quy định pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Tác giả: luat3s.com
- Ngày đăng: 05/27/2022
- Rate: 4.28 (574 vote)
- Tóm tắt: Trong nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao do sự gia tăng về dân số, kinh tế phát triển đặc biệt là thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì …
- Kết quả tìm kiếm: Trong nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao do sự gia tăng về dân số, kinh tế phát triển đặc biệt là thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì chuyển mục đích sử dụng đất dần trở thành một trong những nhu cầu thường xuyên của người sử …
Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính
- Tác giả: quydat.tuangiao.gov.vn
- Ngày đăng: 04/22/2022
- Rate: 4.16 (567 vote)
- Tóm tắt: STT, Mục đích sử dụng đất ghi trên BĐĐC. Mục đích sử dụng đất, Mã. I, ĐẤT NÔNG NGHIỆP. I.1, Đất sản xuất nông nghiệp. I.1.1, Đất trồng cây hàng năm.
Đất ĐRM là đất gì – 6 câu hỏi thường gặp liên quan đến đất ĐRM
- Tác giả: vnsmartcity.com.vn
- Ngày đăng: 01/15/2022
- Rate: 3.81 (319 vote)
- Tóm tắt: Đất DRM là đất chuyên sử dụng để gieo trồng các loại cây có thời gian phát triển tính từ lúc gieo hạt … Mục đích sử dụng đất mới là gì?
- Kết quả tìm kiếm: Như vậy chúng ta đã vừa nhận phần tư vấn chi tiết cho các câu hỏi liên quan đến đất ĐRM như đất ĐRM là đất gì, thời hạn sử dụng đất DRM, cách chuyển đổi đất DRM sang thổ cư,… Nếu các bạn độc giả vẫn còn thắc mắc khác xoay quay loại đất này thì hãy …
Ký hiệu mục đích sử dụng đất là gì?
- Tác giả: luathoangphi.vn
- Ngày đăng: 12/24/2022
- Rate: 3.68 (321 vote)
- Tóm tắt: có trả lời như sau: Ký hiệu mục đích sử dụng đất là việc ghi tắt mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền đối với đất. Việc nắm rõ ký hiệu …
- Kết quả tìm kiếm: Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Ký hiệu mục đích sử dụng đất là gì đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ …
Chuyển mục đích sử dụng đất là gì theo quy định pháp luật?
- Tác giả: lawkey.vn
- Ngày đăng: 07/12/2022
- Rate: 3.59 (321 vote)
- Tóm tắt: – UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức. Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất …
- Kết quả tìm kiếm: – Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang …
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
- Tác giả: luattuvan.vn
- Ngày đăng: 01/09/2022
- Rate: 3.36 (472 vote)
- Tóm tắt: Chuyển mục đích sử dụng đất là thủ tục nhận được nhiều sự quan tâm bởi bất động sản là loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân nhưng được Nhà nước kiểm …
- Kết quả tìm kiếm: Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan …
Ký hiệu mục đích sử dụng đất trên sổ đỏ & bản đồ địa chính
- Tác giả: batdongsandautu.net.vn
- Ngày đăng: 12/16/2022
- Rate: 3.05 (491 vote)
- Tóm tắt: Ký hiệu mục đích sử dụng đất trên sổ đỏ cũng như trên bản đồ địa chính tại sao cần quan tâm? Cùng bài viết dưới đây giải mã những ký hiệu đó.
- Kết quả tìm kiếm: Hoặc khi thửa đất có nhiều người cùng sử dụng, có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, trong đó mỗi người sử dụng đất vào một mục đích nhất định thì giấy chứng nhận cấp cho từng người phải ghi mục đích sử dụng đất của người đó và ghi chú thích “thửa …
Hỏi: Ký hiệu loại đất trong Sổ mục kê hiểu thế nào?
- Tác giả: chinhsachonline.chinhphu.vn
- Ngày đăng: 04/03/2022
- Rate: 2.79 (195 vote)
- Tóm tắt: Trên Sổ địa chính, mục đích sử dụng đất được ghi bằng ký hiệu cho từng loại đất, trong đó đất trồng cây lâu năm được ký hiệu là (LN).
Đất ODT là gì? Mục đích sử dụng của đất OTD?
- Tác giả: accgroup.vn
- Ngày đăng: 02/07/2022
- Rate: 2.69 (147 vote)
- Tóm tắt: Đất ODT sẽ do xã và các cấp tương đương quản lý và thời gian sử dụng rất lâu dài tuỳ theo quy định và định hướng quy hoạch tại từng tỉnh, thành phố. Dat Odt La …
Đất BHK là gì? Quy định sử dụng đất BHK đầy đủ từ A-Z
- Tác giả: homedy.com
- Ngày đăng: 07/23/2022
- Rate: 2.77 (123 vote)
- Tóm tắt: Khái niệm đất BHK là gì hiện nay vẫn còn xa lạ với khá nhiều người. Những vấn đề xoay quanh đất BHK như đặc điểm, mức giá, quy định sử dụng,… thu hút quan …
- Kết quả tìm kiếm: Đất BHK là ký hiệu của đất bằng trồng cây hàng năm khác, thuộc loại đất nông nghiệp. Việc ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính sẽ thuận tiện cho việc quản lý đất đai dễ dàng hơn, người sử dụng khi nhìn vào ký hiệu cũng hiểu được ngay ý nghĩa …
Mục đích sử dụng đất là gì? Cách ghi mục đích sử dụng đất trên Sổ đỏ
- Tác giả: luatvietnam.vn
- Ngày đăng: 07/08/2022
- Rate: 2.69 (186 vote)
- Tóm tắt: Mục đích sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ giúp cơ quan nhà nước quản lý đất đai mà còn giúp người dân biết được quyền và nghĩa vụ …
- Kết quả tìm kiếm: “Đất công trình năng lượng”, “Đất công trình bưu chính, viễn thông”, “Đất chợ”, “Đất bãi thải, xử lý chất thải”, “Đất công trình công cộng khác”, “Đất cơ sở tôn giáo”, “Đất cơ sở tín ngưỡng”, “Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa” hoặc “Đất làm nghĩa …
Định nghĩa đất nông nghiệp, đất thổ cư và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Tác giả: congtytrananh.vn
- Ngày đăng: 12/15/2022
- Rate: 2.4 (142 vote)
- Tóm tắt: Đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp bao gồm trồng lương thực thực phẩm, các loại cây hoa màu …
- Kết quả tìm kiếm: Đất thổ cư theo quy định của pháp luật được chia thành hai loại bao gồm đất thổ cư tại đô thị ký hiệu là odt và đất thổ cư nông thôn ký hiệu là ont. Đối với đất nông thôn ont có bao gồm cả đất ao, vườn nằm trong thửa đất ở. Hai loại đất odt và ont …
Chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định hiện nay
- Tác giả: luatthanhcong.com
- Ngày đăng: 11/09/2022
- Rate: 2.48 (172 vote)
- Tóm tắt: Dựa theo Điều 10 Luật đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: Đầu tiên là nhóm đất nông nghiệp, …
- Kết quả tìm kiếm: Trong đó, những người sử dụng đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc đất xây dựng những công trình sự nghiệp trong các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính …
Ký hiệu loại đất, mã loại đất theo mục đích sử dụng đất mới nhất
- Tác giả: luatduonggia.vn
- Ngày đăng: 01/18/2022
- Rate: 2.32 (105 vote)
- Tóm tắt: 1 1. Bảng mã ký hiệu các loại đất mới nhất: 2 2. Đất rừng sản xuất ký hiệu là gì? 3 3. CNĐ là loại đất gì? 4 4. ONT là loại đất gì? 5 5. ODT là …
- Kết quả tìm kiếm: Các địa phương sẽ sử dụng các khoản tiền thu và chi phí hỗ trợ để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp với điều kiện địa phương với các nội dung như: lập quy hoạch, lập bản đồ, phân tích chất lượng hóa, lý tính, cải tạo, nâng cao chất lượng của …
Bảng ký hiệu các loại đất từ năm 1995
- Tác giả: baotainguyenmoitruong.vn
- Ngày đăng: 08/04/2022
- Rate: 2.19 (50 vote)
- Tóm tắt: Nay tôi muốn bán mảnh đất này nhưng không biết đây là loại đất gì để … Mục đích sử dụng đất được ghi bằng ký hiệu cho từng loại như sau:.
- Kết quả tìm kiếm: (TN&MT) – Tôi được ông bà nội thừa kế cho một mảnh đất, có giấy chứng nhận từ những năm 1996, trên giấy chứng nhận ghi mục đích sử dụng ghi chữ “T”, không có thời hạn sử dụng đất. Nay tôi muốn bán mảnh đất này nhưng không biết đây là loại đất gì …
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!