Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng và năng lượng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong giai đoạn này, sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Trường hợp nếu mẹ cho con bú bị tiêu chảy thì mẹ có nên tiếp tục cho trẻ bú hay không? Cách trị tiêu chảy cho các mẹ như thế nào? Các mẹ hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để làm rõ những vấn đề này nhé!
Nguyên nhân khiến mẹ bị tiêu chảy khi cho con bú
Tiêu chảy là một tình trạng rối loạn của đường ruột. Tình trạng mẹ bị tiêu chảy khi cho con bú thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
-
Do nhiễm vi rút, nhiễm khuẩn: Sau khi, tình trạng sức khỏe và sức đề kháng của các mẹ bỉm khá yếu kèm với chế độ ăn uống quá kiêng khem cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của các mẹ. Các loại thực phẩm hàng ngày nếu không rửa và chế biến kỹ sẽ rất dễ nhiễm khuẩn E.Coli và gây tiêu chảy cho các mẹ bỉm.
-
Do tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc nhuận tràng để giảm táo bón cũng là nguyên nhân khiến các mẹ bị tiêu chảy thường xuyên. Nếu mẹ ngưng dùng thuốc thì tình trạng tiêu chảy cũng sẽ tự biến mất.
-
Do đồ ăn, đồ uống: Trong quá trình sinh nở, các mẹ mất quá nhiều sức, cơ thể suy yếu nên sau sinh cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên việc bổ sung thừa chất sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa cho các mẹ, gây tiêu chảy và thậm chí khiến các mẹ bị béo phì.
Mẹ bị tiêu chảy có cho con bú được không?
Vậy mẹ bị tiêu chảy có cho con bú được không? Câu trả lời là ĐƯỢC.
Bởi vì mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, nguyên nhân mẹ mắc bệnh và các loại thuốc mẹ đang dùng.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tiêu chảy của các mẹ thường do hệ tiêu hóa và đường ruột chưa ổn định sau sinh. Bên cạnh đó là chế độ ăn uống sau sinh của các mẹ gây khó tiêu hóa từ đó làm rối loạn hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này các mẹ có thể tiếp tục cho trẻ bú mà không cần lo lắng
Nếu mẹ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc do ký sinh trùng thì các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy này sẽ không chuyển hóa qua sữa. Do đó, cũng sẽ không ảnh hưởng đến trẻ mà chỉ làm cho sữa mẹ có thể kém chất lượng hơn bình thường. Các mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường.
Trong trường hợp bé cũng bị tiêu chảy sau khi bú, mẹ có thể yên tâm vì nguyên nhân không phải do sữa mẹ, mà là từ nguyên nhân khác. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú và xác định nguyên nhân để điều trị bệnh.
Thuốc trị tiêu chảy an toàn cho mẹ đang cho con bú
Để giảm bớt tình trạng tiêu chảy cho các mẹ đang cho con bú thì các mẹ có thể sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần phải cân nhắc thật kỹ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Sau đây là một số loại thuốc tiêu chảy an toàn mà các mẹ có thể tham khảo.
Điện giải
Khi bị tiêu chảy cơ thể của các mẹ rất dễ bị mất nước làm cho các mẹ mệt mỏi, uể oải. Vì thế các mẹ có thể cân bằng việc mất nước bằng cách uống bù nước, uống Oresol cho cơ thể.
Men vi sinh
Việc uống men vi sinh sẽ cung cấp cho cơ thể của các mẹ những vi khuẩn sống có lợi đã được đông khô nhằm trấn áp các loại vi khuẩn có hại trong đường ruột, nhờ đó giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.
Thuốc Tây (Cần sự chỉ định của bác sĩ)
Nếu như các mẹ tự dùng thuốc để trị tiêu chảy như giảm đau thì rất dễ dễ khiến cho dạ dày trở nên viêm loét nghiêm trọng. Còn đối với các loại thuốc tiêu chảy thì sẽ gây ra cho các mẹ một số tác dụng phụ như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt,…
Vì thế, khi các mẹ sử dụng thuốc Tây để trị bệnh tiêu chảy thì cần phải có sự chỉ định của bác sĩ để dùng đúng thuốc, đúng liều tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Mẹo dân gian chữa tiêu chảy cho mẹ sau sinh
Ngoài sử dụng thuốc thì trong dân gian cũng có một số mẹo chữa tiêu chảy cho mẹ sau sinh rất hiệu quả có thể tham khảo như:
Uống nước lá ổi
Lá ổi có tính đắng, vị ấm, chứa nhiều tinh dầu và hàm lượng lớn chất lavonoid giúp kích thích cơ trơn ruột, giảm các triệu chứng đau bụng do tiêu chảy nên hay được dùng để điều trị các bệnh đường ruột. Đồng thời, trong lá ổi còn chứa một số thành phần có khả năng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc ruột, giảm địch ruột nên dùng trị tiêu chảy rất tốt.
Các mẹ có thể hái một ít, rửa sạch lá ổi với muối bỏ vào nồi rồi đem đi đun, Đun lá ổi với nước trong khoảng 30 phút để lá ổi ra nước hết thì bỏ vào 1 ít muối. Lọc hỗn hợp này qua ray và bỏ lá ổi đi thì các mẹ có thể sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy.
Uống nước gừng tươi
Gừng có tính hơi ôn, vị cay, là vị thuốc rất tốt có tác dụng hạ nhiệt, giảm ho, giảm đau, chống viêm, chống nôn, đặc biệt còn được dùng để trị đau bụng tiêu chảy rất tốt.
Gừng có tác dụng làm nhu động ruột chuyển động chậm hơn, giúp chất thải di chuyển qua hệ thiêu hóa với tốc độ ổn định nhờ đó cải thiện tình trạng tiêu chảy. Đồng thời, gừng còn giúp cơ thể giải đọc và bảo vệ hệ tiêu hóa bằng cách tiêu diệt các vi trùng gây tiêu chảy cấp.
Nước gừng tươi là một bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cấp tính rất hiệu quả. Các mẹ mang gừng tươi rửa sạch, gọt và và đập dập. Sau đó, cho vào nồi nước và đun sôi trong vòng 5 phút và để hãm khoảng 10 phút. Các mẹ dùng nước này để uống thay trà, có thể thêm một ít mật ong và chanh để dễ uống hơn.
Ăn rau sam
Theo đông y, rau sam có tính hàn, vị chua, chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, không có độc và có khả năng tiêu độc rất tốt. Tính hàn của rau sam có thể điều trị các chứng nóng trong người. Các kháng sinh tự nhiên trong rau dùng để điều trị các chứng viêm nhiễm đường tiết niệu, chứng lỵ, giun sán đường ruột rất hiệu quả.
Để phòng ngừa tiêu chảy hay kiết lỵ các mẹ có thể dùng rau sam để ăn hằng ngày hoặc nấu cháo. Khi có các triệu chứng tiêu chảy thì các mẹ có thể đem khoảng 200g rau sam rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi cùng với 3 chén nước đến khi sắc lại còn 1 chén thì có thể dùng để điều trị bệnh tiêu chảy.
Mẹ bị tiêu chảy nên ăn gì khi đang cho con bú?
Để cải thiện tình trạng tiêu chảy và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì các mẹ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, ít béo, ít đạm như:
-
Ăn cháo: Món này sẽ giúp các mẹ dễ tiêu hóa hơn và không gây kích thích niêm mạc của đường tiêu hóa. Đồng thời, ăn cháo loãng cũng là cách giúp các mẹ bù nước hiệu quả.
-
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Rau củ quả không chỉ chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Khi mẹ ăn nhiều rau xanh thì cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ và bé tốt hơn. Đặc biệt, khi mẹ bị tiêu chảy mà ăn nhiều rau xanh và hoa quả thì sẽ làm tăng lượng chất xơ, giảm tình trạng tiêu chảy.
-
Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột: Sữa chua là thực phẩm rất tốt mẹ nên bổ sung để hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy. Bởi vì trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn probiotics rất có lợi cho đường ruột. Khi mẹ bị tiêu chảy, một lượng lớn lợi khuẩn trong ruột cũng bị mất đi nên mẹ có thể ăn sữa chua để bổ sung lại.
Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn sữa chua ít đường hoặc khoang đường bởi đường sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của mẹ trở nên nặng hơn.
-
Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có thể làm giảm bớt các triệu chứng đau bụng bằng cách thư giãn cơ cơ và lớp lót trong đường ruột của các mẹ. Vì thế khi uống trà hoa cúc sẽ giúp mẹ giảm bớt tình trạng tiêu chảy và giữ nước cho cơ thể tốt hơn.
Bài viết trên đã giải đáp được những câu hỏi xung quanh vấn đề khi mẹ cho con bú bị tiêu chảy. Khi các mẹ bị tiêu chảy cần phải được điều trị nhanh chóng để tránh gây ảnh hưởng cho cả mẹ lẫn trẻ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức bổ ích để điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc các mẹ có hành trình chăm con lớn khôn thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!