Góc thắc mắc: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không? | Medlatec

Không chỉ gây khó chịu và cảnh báo nhiều bệnh lý, tình trạng dị ứng sau sinh còn khiến nhiều người băn khoăn, lo sợ không biết mẹ bị dị ứng có nên cho con bú. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích trong bài viết bên dưới.

06/05/2021 | Cấy que tránh thai khi đang cho con bú: Nên hay không nên? 26/01/2021 | Phụ nữ cho con bú không nên ăn gì: Hạn chế 7 cái tên sau! 17/01/2021 | Lấy lại vóc dáng sau sinh bằng các biện pháp giảm cân khi cho con bú

1. Nguyên nhân gây dị ứng ở phụ nữ sau sinh

Tương tự như tình trạng dị ứng khi mang thai, dị ứng sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Điển hình trong đó là các nguyên nhân dưới đây.

Do thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Cụ thể, lượng hormone estrogen tăng đột biến khi mang thai, suy giảm mạnh sau khi sinh và lại tiếp tục tăng khi dừng cho bú. Chính sự thay đổi liên tục này khiến cơ thể phụ nữ không kịp thích ứng và dẫn đến tình trạng dị ứng.

Do hệ miễn dịch suy yếu

Vì vừa trải qua quá trình vượt cạn đầy đau đớn, cộng với việc chăm con vất vả nên phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất. Đặc biệt, hệ miễn dịch suy yếu nên quá trình đào thải và phản ứng với với sự thay đổi của môi trường bên ngoài trở nên kém hơn, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng dị ứng ở các mẹ sau sinh.

Phụ nữ sau sinh có nội tiết tố thay đổi và hệ miễn dịch yếu nên dễ bị dị ứng

Phụ nữ sau sinh có nội tiết tố thay đổi và hệ miễn dịch yếu nên dễ bị dị ứng

Do chức năng gan suy yếu

Không chỉ suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể phụ nữ sau sinh còn chưa hồi phục hoàn toàn nên một số cơ quan bị suy giảm chức năng, cụ thể là gan. Theo đó, gan hoạt động kém nên độc tố, chất thải trong người không được đào thải hoàn toàn ra ngoài mà tích tụ dưới da, gây ra các cơn ngứa rát, nổi mẩn và dị ứng.

Do thói quen và chế độ ăn uống thay đổi

Để vết mổ đẻ trong quá trình sinh con mau lành cũng như đảm bảo an toàn khi cho con bú nên phụ nữ sau sinh thường kiêng khem nhiều thứ. Sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống này cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng ở các mẹ.

Một vài nguyên nhân khác

Nguồn nước hay nguồn thực phẩm không vệ sinh, phản ứng phụ với mỹ phẩm hoặc thuốc điều trị,… cũng là những nguyên nhân gây dị ứng sau sinh. Đặc biệt, một số mẹ bị dị ứng sẽ hoang mang và lo lắng không biết mẹ bị dị ứng có nên cho con bú, sinh ra căng thẳng và áp lực. Khi tâm lý bị ám ảnh thì tình trạng dị ứng càng thêm nghiêm trọng.

Tình trạng dị ứng khiến nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên cho con bú

Tình trạng dị ứng khiến nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên cho con bú

2. Vậy khi mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không?

Thống kê cho thấy có tới 20 – 30% phụ nữ bị dị ứng sau sinh. Điều này khiến các mẹ không biết bị dị ứng có nên cho con bú, làm sao để an toàn cho cả mẹ và bé khi mẹ bị dị ứng,…

Trường hợp mẹ bị dị ứng có thể cho con bú

Nếu mẹ bị dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa thì hoàn toàn có thể cho con bú. Bởi hiện tượng dị ứng này xảy ra đơn thuần là do sự thay đổi nội tiết tố của mẹ, cộng với cơ thể mẹ còn yếu nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng với sự thay đổi của môi trường.

Dị ứng nổi mề đay thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ, và đặc biệt là không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Vì thế, mẹ bị dị ứng nổi mề đay hoàn toàn có thể cho con bú bình thường như các mẹ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trường hợp mẹ sử dụng thuốc điều trị nổi mề đay thì nên cân nhắc đến vấn đề mẹ bị dị ứng có nên cho con bú. Bởi một số loại thuốc có thể tích tụ trong cơ thể và điều tiết qua đường sữa, nếu bé bú trực tiếp dòng sữa này thì có thể gây tổn thương hệ thần kinh non nớt của bé.

Nếu mẹ bị dị ứng nổi mề đay thì vẫn có thể cho con bú bình thường mà không lo ngại ảnh hưởng đến bé

Nếu mẹ bị dị ứng nổi mề đay thì vẫn có thể cho con bú bình thường mà không lo ngại ảnh hưởng đến bé

Trường hợp mẹ bị dị ứng không thể cho con bú

Trái ngược với tình trạng dị ứng nổi mề đay, nếu mẹ bị dị ứng thức ăn thì cần thận trọng và cân nhắc trong việc cho con bú.

Thực tế, tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng dị ứng sẽ khác nhau về biểu hiện, mức độ,… Và đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa kết luận được dị ứng có lây truyền từ mẹ sang con hay không. Nhưng nhìn chung, đây là bệnh có tính “gia đình” (không hẳn là di truyền), nếu ba mẹ dễ bị bị ứng thì nguy cơ con bị dị ứng cũng sẽ cao.

Vì thế, nếu mẹ bị dị ứng thức ăn thì khi bé bú sữa mẹ, khả năng bé bị dị ứng không phải là không xảy ra. Nghĩa là bé vẫn có nguy cơ bị dị ứng với thực phẩm mà mẹ đã ăn thông qua sữa mẹ. Điều này thường thấy ở các bé bị dị ứng đạm, nếu mẹ ăn thịt (đặc biệt là thịt bò và hải sản) thì khi bé bú cũng sẽ xảy ra tình trạng dị ứng trên cơ thể bé.

Trường hợp mẹ bị dị ứng có nên cho con bú (tạm ngưng việc cho bú)

Trường hợp mẹ bị dị ứng thức ăn, đồ uống thì không nên cho con bú (tạm ngưng việc cho bú)

Đó là lý do khi mẹ xuất hiện các phản ứng bất thường với một số thực phẩm nào đó (nghi dị ứng) cần ngưng cho bé bú và chờ đến khi các phản ứng này biến mất hoàn toàn thì mới tiếp tục cho bé bú trở lại. Đặc biệt, nếu mẹ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc dị ứng để điều trị thì đương nhiên, không nên cho con bú trong trường hợp này.

3. Những lưu ý khi điều trị dị ứng sau sinh

Ngoài việc tìm hiểu mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không thì trong quá trình điều trị dị ứng sau sinh, các mẹ cần lưu ý:

  • Phụ nữ sau sinh dù bị dị ứng nổi mề đay hay dị ứng thức ăn thì cũng nên cẩn thận, không được chủ quan.

  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng như môi trường nhiều khói bụi, hóa chất,…

  • Uống đủ nước và bổ sung đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

  • Nếu dị ứng kéo dài kèm theo sốt, khó thở, sốc phản vệ,… thì cần đến viện càng sớm càng tốt.

Như vậy, thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn các mẹ đã trả lời được câu hỏi mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không. Trong mọi trường hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự hướng dẫn phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.