Mất thính giác có thể ảnh hưởng mọi mặt đến cuộc sống của bạn, từ công việc đến các mối quan hệ và tình cảm. Máy trợ thính có thể tạo ra sự khác biệt lớn, đặc biệt nếu người bệnh chọn lựa được dòng máy phù hợp.
Máy trợ thính là cứu cánh để giúp người bị khiếm thính trở lại cuộc sống bình thường
I. Máy trợ thính là gì, có chức năng như thế nào?
Máy trợ thính là những thiết bị điện tử nhỏ được đeo trên tai hoặc trong tai để giúp tạo ra âm thanh cho những người bị ảnh hưởng bởi mất thính lực. Mặc dù một số người đeo máy trợ thính để nghe âm thanh môi trường tốt hơn, mục tiêu chính của hầu hết các phụ kiện trợ thính là cải thiện giao tiếp với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.
Máy trợ thính kỹ thuật số hiện đại không chỉ khuếch đại âm thanh mà còn làm giảm tiếng ồn không mong muốn. Thông qua các thuật toán xử lý âm thanh, người bị khiếm thính có thể nghe được giọng nói của mọi người, âm thanh xung quanh dễ dàng hơn.
Mặc dù máy trợ thính không phải là thuốc chữa mất thính lực, nhưng những máy trợ thính này đủ giúp người bệnh trở lại làm việc và giao tiếp hiệu quả với người xung quanh. Ngoài việc giúp bạn nghe tốt hơn, máy trợ thính hiện đại còn giúp người khiếm thính sử dụng được các thiết bị điện tử và theo dõi nhịp tim.
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và thói quen sử dụng các thiết bị âm thanh quá lớn khiến cho các bệnh có liên quan đến thính lực ngày càng gia tăng. Theo bà Suchitra Prasansuk, Chủ tịch Hội Thính học thế giới thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2010, thế giới có khoảng 250 triệu người bị điếc, giảm thính lực và con số này tăng lên khoảng 360 triệu người vào năm 2015.
Máy trợ thính được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi nhưng cũng hết sức thẩm mỹ
II. Máy trợ thính hoạt động như thế nào?
Máy trợ thính thu thập âm thanh bằng micrô, khuếch đại và xử lý âm thanh thu được bằng các công nghệ xử lý tín hiệu số tiên tiến, sau đó cung cấp âm thanh được khuếch đại/ xử lý cho người đeo máy trợ thính thông qua một chiếc loa nhỏ.
Ở cấp độ cơ bản nhất, máy trợ thính được tạo thành từ bốn phần chính:
– Micrô: Micrô thu âm thanh từ môi trường và chuyển đổi các âm thanh đó thành tín hiệu điện tử. Tín hiệu điện tử từ micrô được gửi đến bộ xử lý âm thanh trợ thính.
– Bộ xử lý âm thanh: Bộ xử lý âm thanh lấy tín hiệu điện tử từ micrô và chuyển đổi nó sang định dạng kỹ thuật số. Âm thanh được tăng cường và khuếch đại bởi bộ xử lý trợ thính và được chuyển đổi trở lại thành tín hiệu điện tử trước khi được gửi đến loa.
– Loa: Đây là bộ phận tạo ra các sóng âm thanh đi vào tai bệnh nhân và làm rung màng nhĩ.
– Pin: Đây là nguồn năng lượng để kích hoạt chức năng của micrô, bộ xử lý âm thanh và loa.
Bốn bộ phận này là các bộ phận quan trọng để tạo nên máy trợ thính kỹ thuật số chức năng.
III. Bảo quản máy trợ thính như thế nào?
Máy trợ thính sẽ có tuổi thọ lâu hơn nếu chúng ta sử dụng nó một cách hiệu quả, cận thận. Một số mẹo cần ghi nhớ:
– Giữ chúng tránh xa sức nóng, độ ẩm, sản phẩm chăm sóc tóc, trẻ em và vật nuôi
– Làm sạch chúng theo chỉ dẫn
– Tắt thiết bị của bạn khi bạn không sử dụng chúng
– Thay pin hoặc sạc ngay sau khi hết pin
Pin trợ thính có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Tuổi thọ pin phụ thuộc vào loại pin, yêu cầu năng lượng của máy trợ thính và tần suất sử dụng. Nói chung, máy trợ thính có thể tồn tại trong 3 đến 6 năm.
Các trường hợp khiếm thính nhưng kèm theo viêm tai, nhiễm khuẩn, chảy dịch tai… được khuyên chưa nên gắn máy trợ thính. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sẽ điều trị dứt điểm các triệu chứng trên mới có thể đeo máy trợ thính. Nếu không, chính những thiết bị này sẽ làm tình trạng các biểu hiện bệnh gia tăng, mất kiểm soát hoặc có khi máy sẽ dễ nhanh hư hơn so với bình thường.
Máy trợ thính có nhiều loại, mẫu mã nên phù hợp với mọi lứa tuổi
IV. Các loại và kiểu dáng của máy trợ thính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại và kiểu dáng máy trợ thính. Không thể tùy ý sử dụng cũng như thay đổi máy trợ thính, tất cả phải do các bác sĩ hoặc kĩ thuật viên được đào tạo bài bản tư vấn để tìm ra loại máy trợ thính nào sẽ hoạt động tốt nhất, cũng như bất kỳ tính năng đặc biệt nào bạn cần.
Thiết bị phù hợp với bạn phụ thuộc vào:
– Loại mất thính lực của bạn và mức độ nghiêm trọng của nó
– Tuổi của bạn
– Bạn có thể quản lý các thiết bị nhỏ tốt đến mức nào
– Lối sống của bạn
– Giá cả. Các thiết bị khác nhau rất nhiều về giá, từ hàng vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng, thậm chí là trên 100 triệu đồng.
Nhìn chung, có hai loại máy trợ thính chính:
– Máy trợ thính tự chuyển đổi sóng âm thanh thành tín hiệu điện và sau đó làm cho chúng to hơn. Đây là các loại máy cầm tay và sử dụng bên ngoài cơ thể. Chúng thường rẻ hơn và có các điều khiển âm lượng đơn giản.
– Máy trợ thính kỹ thuật số chuyển đổi sóng âm thanh thành mã số tương tự mã máy tính, sau đó khuếch đại chúng. Mã này bao gồm thông tin về hướng của âm thanh và cường độ hoặc âm lượng của nó. Mặc dù loại này có giá cao hơn máy trợ thính cầm tay, nhưng kết quả tốt hơn nhiều. Chúng cũng nhỏ hơn và mạnh hơn.
Dù là loại nào cũng cần sự tư vấn của bác sĩ. Người khiếm thính cần kiểm tra thính lực và kiểm tra các tiêu chuẩn khác về mặt kĩ thuật thì bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.
Việc chọn lựa máy trợ thính phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ
V. Chọn máy trợ thính của thương hiệu nào?
1. Máy trợ thính thương hiệu Phonak
Đây là thương hiệu máy trợ thính đến từ Thụy Sĩ, rất nổi tiếng yên thế giới. Phonak được biết đến với thương hiệu có công nghệ hiện đại, nhiều mẫu mã bắt mắt, theo xu hướng và đánh vào đối tượng là trẻ nhỏ có vấn đề thính học bẩm sinh.
Là thương hiệu máy trợ thính hàng đầu thế giới, thương hiệu máy trợ thính đến từ Thụy Sĩ – Phonak là một trong những cái tên gây chú ý hàng đầu. Không những mang tới chất lượng tốt nhờ trang bị nhiều công nghệ hiện đại, các dòng máy trợ thính Phonak còn mang tới cho người sử dụng nhiều kiểu dáng và chủng loại khác nhau.
Máy trợ thính Phonak có rất nhiều dòng sản phẩm, màu sắc khác nhau, phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ bị điếc bẩm sinh đến người già bị lãng tai. Hiệu suất của máy từ 46 – 130 dB, cho mức độ nghe kém từ nhẹ đến sâu.
Các loại máy trợ thính này sử dụng loại pin cao cấp 312 cho phép sạc khi hết pin, trọng lượng siêu nhỏ 1,1gram. Âm thanh rõ ràng, sắc nét, đa dạng và có kết nối với smartphones, TV và nhiều thiết bị khác.
Máy trợ thính của thương hiệu Phonak có các dòng sản phẩm phổ biến như:
+ Phonak Bolero M+ Phonak Audéo Marvel+ Phonak Naída B+ Phonak Bolero B+ Phonak Virto B+ Phonak Audéo B+ Phonak Bolero V+ Phonak Lyric 3+ Phonak Audéo V+ Phonak Naída Q+ Phonak Dalia+ Phonak Virto Q+ Phonak Audéo Q+ Phonak Bolero Q+ Phonak Milo
Máy trợ thính có nhiều mức giá khác nhau, bảo hành đến 3 năm
2. Máy trợ thính thương hiệu Signia
Signia là máy trợ thính nổi tiếng, thương hiệu của Đức. Các dòng sản phẩm của Signia kế thừa sự phát triển, công nghệ của hai gã khổng lồ công nghệ thiết bị y tế nổi tiếng thế giới như Siemens và Sivantos. Nguyên nhân là từ tháng 5/2015, Sivantos mua lại thương hiệu và chuyển nhượng từ Siemens. Từ đó, các sản phẩm được tiếp tục mở rộng và phát triển công nghệ.
Các sản phẩm của Signia được trang bị hệ thống micro định hướng, máy trợ thính không dây đầu tiên và máy trợ thính không thấm nước – công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới.
Máy trợ thính của thương hiệu Signia có các dòng sản phẩm phổ biến như:
+ Signia Xperience+ Signia Styletto Connect+ Signia Silk Nx+ Signia Styletto+ Signia Motion Nx+ Signia Pure Nx+ Signia Silk primax+ Signia Cellion primax+ Signia Pure primax
3. Máy trợ thính thương hiệu Widex
Widex được thành lập hơn 60 năm trước tại Đan Mạch, là một trong những thương hiệu máy trợ thính phổ biến nhất thế giới.
Máy trợ thính thương hiệu Widex chuyên về các cách sáng tạo để mang lại chất lượng âm thanh và hiệu suất tốt nhất có thể trong các tình huống thực tế, như tiếng ồn.
Máy trợ thính của thương hiệu Widex có các dòng sản phẩm phổ biến như:
+ Widex MOMENT+ Widex EVOKE+ Widex BEYOND+ Widex UNIQUE+ Widex DREAM+ Widex CLEAR+ Widex SUPER+ Widex Mind+ Widex Passion
4. Máy trợ thính thương hiệu Oticon
Oticon là thương hiệu hàng đầu của Demant A / S của Đan Mạch, nhà sản xuất máy trợ thính lớn thứ hai thế giới. Được thành lập vào năm 1904, Oticon có một lịch sử lâu dài về sự đổi mới trong máy trợ thính.
Vào năm 2016, với sự ra mắt của máy trợ thính Opn dành cho iPhone, Oticon đã cung cấp cái gọi là “máy trợ thính kết nối internet” không dây đầu tiên cùng với những tiến bộ trong xử lý âm thanh để nghe tốt hơn.
Máy trợ thính của thương hiệu Oticon có các dòng sản phẩm phổ biến như:
+ Oticon Ruby+ Oticon Xceed+ Oticon Opn S+ Oticon Siya+ Oticon Opn+ Oticon Ria2+ Oticon Nera2+ Oticon Alta2+ Oticon Nera+ Oticon Alta+ Oticon Intiga+ Oticon Ino+ Oticon Chili+ Oticon Acto+ Oticon Agil+ Oticon Dual Mini
5. Máy trợ thính thương hiệu ReSound
ReSound là thương hiệu hàng đầu của GN Hear, có trụ sở tại Đan Mạch. GN hiện là một trong những nhà sản xuất “Big-Five” kiểm soát hơn 80% thị trường máy trợ thính toàn cầu. Tập đoàn GN hiện có hơn 5.500 nhân viên và bán máy trợ thính thông qua mạng lưới chuyên gia thính giác toàn cầu tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
ReSound cũng là thương hiệu máy trợ thính cho phép liên kết với điện thoại thông minh.
Máy trợ thính của thương hiệu ReSound có các dòng sản phẩm phổ biến như:
+ ReSound LiNX Quattro+ ReSound LiNX 3D+ ReSound ENZO2+ ReSound LiNX2+ ReSound ENZO+ ReSound LiNX+ ReSound Vea+ ReSound Verso+ ReSound Alera+ ReSound Sparx
6. Máy trợ thính thương hiệu Starkey
Máy trợ thính Starkey là thương hiệu hàng đầu của Starkey Hear Technologies, một trong những nhà sản xuất máy trợ thính hàng đầu thế giới. Có trụ sở tại Eden Prairi – Minnesota, Starkey là công ty duy nhất của Hoa Kỳ trong số “Big Five”, một nhóm các công ty kiểm soát chung hơn 80% thị trường máy trợ thính toàn cầu.
Trong thập kỷ qua, Starkey đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển, mang đến sự đổi mới trong xử lý âm thanh, công nghệ không dây và thu nhỏ. Ngày nay, Starkey Hear có hơn 5.000 nhân viên và hoạt động tại hơn 100 quốc gia.
Máy trợ thính của thương hiệu Starkey có các dòng sản phẩm phổ biến như:
+ Starkey Livio+ Starkey Halo iQ+ Starkey SoundLens Synergy+ Starkey Muse+ Starkey Halo 2+ Starkey Z Series+ Starkey Halo+ Starkey 3 Series+ Starkey Xino
Sử dụng đúng cách giúp máy trợ thính có tuổi thọ lâu hơn
VI. Máy trợ thính bao nhiêu tiền?
Tại Việt Nam, máy trợ thính có rất nhiều mức giá khác nhau với nhiều phân khúc người dùng, phù hợp với mọi đối tượng và khả năng kinh tế.
1. Phân khúc phổ thông
Một máy trợ thính loại phổ biến có giá từ 250.000 đồng đến vài triệu đồng. Những loại máy này có thể là loại máy có dây hoặc đeo vòng, cấy ốc. Thời gian bảo hành từ 6 tháng đến 3 năm, tùy thuộc vào đơn vị cung cấp.
Cụ thể, giá máy từng loại như sau:
– Máy Siemens: 2 – 2,2 triệu đồng
– Máy HA-93: 250.000 – 300.000 đồng
– Máy Rionet HB-23P: 1,9 – 2 triệu đồng
– Máy Rionet ha-20dx Nhật Bản: 1,1 – 1,3 triệu đồng
– Máy Axon X-136: 270.000 – 280.000 đồng
– Máy Xingma XM-909E: 250.000 – 270.000 đồng
– Máy Axon V-163: 270.000 – 300.000 đồng
– Máy Power Tone F-138: 250.000 – 270.000 đồng
– Máy nhét tai Rionet HM04: 3,7 – 3,9 triệu đồng
– Máy Itsumo: 1,4 – 1,5 triệu đồng
– Máy 2 tai nghe New Sound B80P: 1,2 – 1,5 triệu đồng
– Máy New Sound Tactear 10: 3,9 triệu đồng
– Máy 1 tai nghe New Sound B80: 950.000 – 1 triệu đồng
– Máy nhét tai Xingma XM-900A: 350.000 – 390.000 đồng
– Máy kĩ thuật số Rionet HM-06: 4,5 – 5,3 triệu đồng
2. Phân khúc cao cấp
Bên cạnh đó, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, dưới đây là một số loại máy trợ thính cao cấp từ một số nhà sản xuất. Những loại máy này hầu hết được tích hợp với điện thoại di động và các thiết bị thông minh khác. Việc này cho phép người sử dụng dùng các thiết bị thông minh này như người bình thường.
a. Máy trợ thính Phonak
Giá máy được chia theo nhiều phân khúc, tùy vào các chức năng khác nhau:
– Máy trợ thính tầm trung có giá thành từ 14 triệu đồng – 22 triệu đồng như: Roger Microphone, Phonak Vitus UP, Phonak Vitus+ P, Roger Pen…
– Máy trợ thính Phonak cao cấp, từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu, cho chất lượng âm thanh và tuổi thọ tốt hơn như: Phonak AUDÉO™ M-312, Phonak AUDÉO™ M-13T, Phonak AUDÉO™ M-R, Phonak Sky™ B-SP, Phonak Sky™ B-UP, Phonak Sky™ B-PR, Phonak Naída™ B-R RIC.
b. Máy trợ thính Oticon
Máy trợ thính Oticon có giá dao động từ 50 triệu đến hơn 100 triệu mỗi cặp, tùy thuộc vào kiểu máy. Các mô hình phổ biến bao gồm Oticon Opn S, Oticon Siya và Oticon Xceed, vì mất thính lực nghiêm trọng hơn.
Giá bán tại thị trường cụ thể: Oticon OpnS™ 1 – khoảng 100 triệu đồng, Oticon OpnS™ 2 – khoảng 90 triệu đồng, Oticon OpnS™ 3 – khoảng 63 triệu đồng, Oticon Siya 1 – khoảng 60 triệu đồng, Oticon Siya 2 – khoảng 45 triệu đồng, Oticon Xceed 1 – khoảng 140 triệu đồng, Oticon Xceed 3 – khoảng 96 triệu đồng…
c. Giá máy trợ thính ReSound
Trên thế giới, máy trợ thính ReSound có giá dao động từ 3.500 – 8.200 USD/ mỗi cặp, tùy thuộc vào kiểu máy.
Giá bán cụ thể trên thị trường như sau:
ReSound LiNX Quattro 5 – khoảng 65 triệu đồng, ReSound LiNX Quattro 7 – khoảng 67 triệu đồng, ReSound LiNX Quattro 9 – khoảng 94 triệu đồng, Phát lại LiNX 3D 5 – khoảng 54 triệu đồng, ReSound LiNX 3D – khoảng 90 triệu đồng, ReSound LiNX 3D – khoảng 92 triệu đồng…
Theo WHO, các bệnh về thính lực đang có xu hướng gia tăng
VII. Mua máy trợ thính ở đâu?
1/ Tại TPHCM
Công ty Thiết bị trợ thính Stella
151 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCMĐT: 028 38 119 117 – 028 38 119 112Email: [email protected]: happyhearingaids.com
Công ty làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật, từ 7h30 – 18h
Giá bán tùy thuộc vào thương hiệu và loại thiết bị. Loại máy thính lực có dây dao động từ 750.000 đến 950.000 đồng/ máy. Loại máy không dây có giá từ 2,5 triệu đồng.
Đối với những loại máy cao cấp, có tích hợp kết nối với điện thoại và thiết bị thông minh khác, có giá từ 12 triệu đồng đến trên 50 triệu đồng.
Máy Trợ thính Cát Tường
53 Bis Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, TPHCMĐT: 028 3526 0249Email: [email protected] Website: http://cattuonghearing.vn
Công ty làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, từ 7h30 – 18h. Chủ nhật chỉ làm việc buổi sáng. Các ngày lễ: nghỉ:
Tại đây, có bán nhiều loại máy thính lực khác nhau, giá từ 5 triệu đồng đến 65 triệu đồng/ máy. Các loại máy từ khoảng 16 triệu đồng có thể tích hợp sẵn với điện thoại và các thiết bị thông minh. Khách hàng cần được đo thính lực trực tiếp để có thể chọn lựa máy phù hợp.
Công Ty TNHH Dịch vụ trợ thính Quang Đức
Số 1056 Cách mạng tháng 8, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCMĐT: 028 3844 6415 hoặc 028 3948 5919Website: quangduc.vn
Công ty làm việc trong thời gian từ thứ 2 đến thứ 7, không làm việc ngày chủ nhật và cuối tuần. Khách hàng có nhu cầu có thể tới để đo thính lực và lựa chọn máy thính lực từ 8h – 17h30 chiều.
Giá bán máy thính lực phụ thuộc vào từng loại máy khác nhau, dao động từ 3,6 triệu đến 5,5 triệu đồng đối với những máy tầm trung. Các máy cao cấp có giá từ 12 cho đến mức cao nhất là 64 triệu đồng. Hàng nhập khẩu chính hãng, máy được bảo hành 6 tháng cho đến 3 năm.
Cửa hành dụng cụ y khoa Bạch Huệ
168 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TPHCMHotline: 0963.30.35.38Điện thoại : 0966.67.60.69Email: [email protected]: dungcuykhoabachhue.com
Giá lắp máy thính lực tại đây là 1.150.000 đến 2 triệu đồng đối với loại có dây. Máy thính lực không dây có giá từ 2,5 triệu đồng đến trên 60 triệu đồng. Hàng bảo hành từ 1 đến 3 năm.
Cơ sở làm việc trong thời gian, từ 8h – 18h, từ thứ 2 đến thứ 7.
Máy trợ thính Daewon
Số 150 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3, TPHCM – ĐT: 0907711649Số 260 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân – ĐT: 028 2240 1333Số 3, Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, TPHCM – ĐT: 0934001642Website: daewon.vn
Cơ sở làm việc trong thời gian, từ 8h – 17h30, từ thứ 2 đến thứ 7.
Để mua máy và lựa chọn loại máy thích hợp, khách hàng cần đến đo thính lực trực tiếp. Tùy vào tình hình thực tế bệnh của người có nhu cầu mà quyết định loại máy thính phù hợp. Việc tư vấn và đo thính lực hoàn toàn miễn phí.
Giá lắp máy thính lực tại đây dao động từ 5 – 69 triệu đồng. Hàng bảo hành từ 1 đến 3 năm.
2/ Tại Đà Nẵng
Máy Trợ thính Cát Tường111 Hải Phòng, Quận Hải Châu, TP Đà NẵngĐT: 0988 341 919Email: [email protected]: http://cattuonghearing.vn
3/ Tại Hà Nội:
Công ty Thiết bị trợ thính Stella
10 Phương Mai, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà NộiĐT: 0902 336 079 – 0934 00 33 99Email: [email protected]: https://happyhearingaids.com
Máy Trợ thính Cát Tường
134 Chùa Bộc, Quận Đống Đa, TP Hà NộiĐT: 024 3857 4461Email: [email protected] Website: http://cattuonghearing.vn
Trung tâm trợ thính Thiên Đức
417 Giải Phóng, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội ĐT: 024 3869 3363 – 024 3869 3364Email: [email protected]: maytrothinhthienduc.com.vn
Công ty TNHH Triều Dương
– Số 86 Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội – Nhà số 1B ngõ 78, Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, TP Hà NộiĐiện thoại: 024 3623 0586; 0913 570 302website: Trieuduong.com, maytrothinh.net.vn
Thanh Quang – AloBacsi.com
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!