Con người có thể mất một lượng máu nhất định mà không gặp bất kỳ biến chứng nào. Số lượng máu mất đi chính xác trước khi cảm nhận được bất thường còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Để tìm hiểu thêm về vấn đề mất máu nhiều dẫn đến điều gì, hãy theo dõi qua bài viết sau.
1. Mất máu bao nhiêu là nhiều?
Số lượng máu mà một người có thể mất đi mà không gặp biến chứng tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: độ tuổi, cân nặng, chiều cao, giới tính và tình trạng sức khỏe tổng quát. Do đó, sẽ không có một con số chung cụ thể nào để ước lượng số máu cơ thể có thể mất đi mà không gây ra di chứng.Thông thường, nam giới trưởng thành sẽ có lượng máu nhiều hơn phụ nữ. Điều này có nghĩa là họ có thể mất đi lượng máu nhiều hơn so với phụ nữ trước khi gặp các phản ứng sốc của cơ thể. Ngược lại, trẻ em lại có nguồn máu dự trữ ít hơn. Vì thế, trẻ em có thể gặp nguy hiểm khi chỉ mất đi một lượng máu ít hơn.
Những trường hợp gây mất máu phổ biến bao gồm: chảy máu mũi, hành kinh, trích máu để tiến hành xét nghiệm,… sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Tuy nhiên, việc mất đi lượng lớn máu do tai nạn, phẫu thuật, bệnh lý liên quan khác có thể cần được truyền máu. Nếu không, người gặp vấn đề này có thể mắc các biến chứng như chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu và nguy cơ tử vong cao. Đây có thể là một phần câu trả lời cho việc mất máu nhiều dẫn đến điều gì.
2. Lượng máu mất đi trong những trường hợp thường gặp
Hiến máu
Một người trưởng thành có trung bình 5 lít máu trong cơ thể. Khi hiến máu, lượng máu mất đi sẽ vào khoảng 1 pint (gần bằng 0,5 lít). Con số này chỉ bằng 1/10 tổng lượng máu của một người lớn bình thường.
Chảy máu mũi
Chảy máu mũi thường không gây mất máu đủ nhiều để có thể gây ra biến chứng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không thể tự cầm máu mũi trong 5 phút, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được kiểm tra kịp thời.
Xuất huyết do bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường không gây mất nhiều máu, trừ những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Lượng máu mất đi do căn bệnh này thường khá ít, không đáng quan ngại. Tuy nhiên, nếu nhận thấy máu ra nhiều hoặc ồ ạt, bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Kinh nguyệt
Đối với người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, lượng máu mất đi vào khoảng 60ml mỗi tháng. Một số người có thể mất nhiều máu hơn, khoảng 80ml. Bạn có thể nhận biết kinh nguyệt bình thường hoặc quá nhiều qua số lần phải thay băng vệ sinh trong ngày. Khi nhận thấy máu ra nhiều bất thường và kéo dài, bạn nên khám phụ khoa và bổ sung sắt để tránh nguy cơ bị thiếu máu.
Sinh nở
Sinh em bé là trường hợp có thể gây mất máu lượng máu khá lớn. Đối với trường hợp sinh thường, người mẹ có thể mất đi 500ml máu của cơ thể. Trong khi sinh mổ, lượng máu mất đi có thể nhiều gấp đôi. Nếu xảy ra biến chứng, người mẹ có thể gặp nguy hiểm khi không thể cầm máu và cần sự can thiệp của bác sĩ.
Xét nghiệm máu
Khi cần kiểm tra khả năng mắc một số loại bệnh nhất định, xét nghiệm máu sẽ được chỉ định như một phương pháp chẩn đoán bắt buộc. Thông thường, bạn sẽ bị mất đi khoảng 8,5ml máu cho mỗi mẫu xét nghiệm. Thiếu hụt đột ngột lượng máu tương đương với 88 mẫu xét nghiệm mới có thể khiến bạn cảm nhận bất thường trong cơ thể.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là trường hợp có thể gây ra tình trạng mất đi lượng máu khá lớn. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào loại hình tiến hành và cơ quan được chỉ định phẫu thuật. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật sẽ luôn áp dụng các biện pháp giúp giảm thiểu lượng máu mất đi để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
3. Mất máu nhiều dẫn đến điều gì?
“Mất máu nhiều dẫn đến điều gì?”. Lời giải đáp cho câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, hậu quả của việc mất máu đột ngột còn tuỳ vào tỉ lệ máu mất đi so với tổng thể tích máu trong cơ thể:
- Khi mất đi khoảng 15-30% lượng máu: người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, da và môi trở nên tái nhợt. Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu bù đắp sự thiếu hụt máu bằng cách co thắt các mạch máu ở tứ chi. Đây là nỗ lực của cơ thể nhằm duy trì huyết áp và lưu lượng máu.
- Khi mất đi 30-40% lượng máu: phản ứng của cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bị mất máu có thể ngất đi và nhịp tim tăng nhanh. Hơi thở của người bệnh có thể trở nên yếu và chậm dần. Thể tích máu thiếu hụt sẽ khiến huyết áp giảm nhanh chóng và người bệnh cần được nhanh chóng áp dụng các phương pháp cầm máu và truyền máu.
- Khi mất đi từ 50% lượng máu của cơ thể: nếu không được can thiệp, người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng tự bơm máu và không thể duy trì lượng oxy cần thiết để nuôi sống các tế bào. Tim và các cơ quan sẽ ngừng hoạt động, dẫn đến khả năng tử vong cao. Mất máu là một hiện tượng nguy hiểm nếu không được cầm máu kịp thời. Vì thế, tuỳ vào từng trường hợp mà bạn nên có cách xử lý phù hợp. Nếu nhận thấy chảy máu bất thường hoặc không thể tự cầm máu, bạn nên nhanh chóng đến cơ quan y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị.
Nguồn tham khảo:
How Much Blood Can You Lose Without Severe Side Effects?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!