Marketing quốc tế là gì? Tại sao các doanh nghiệp hiện nay cần áp dụng marketing quốc tế? Có những định hướng quản lý nào trong marketing quốc tế? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Glints nhé.
Marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế được hiểu đơn giản là hoạt động marketing tại nước ngoài nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của họ, thông qua quá trình trao đổi.
Hoạt động marketing quốc tế cũng áp dụng những nguyên tắc cơ bản của marketing.
Ví dụ về marketing quốc tế của Airbnb sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động marketing thú vị này.
Airbnb là nền tảng cho thuê nhà trực tuyến, có nguồn gốc từ Mỹ được hình thành từ năm 2008. Cho đến nay, công ty đã phát triển hơn 1.5 triệu ngôi nhà cho thuê tại hơn 34 nghìn thành phố trên toàn cầu.
Airbnb đã tạo ra một bộ phần địa phương hóa chuyên dụng để website của mình có thể truy cập trên toàn thế giới. Đồng thời, Airbnb cũng sử dụng sức mạnh của cách kể chuyện địa phương để thiết lập lòng tin và ý thức cộng đồng giữa người thuê nhà và chủ nhà.
Đọc thêm: Marketing Xã Hội – Hình Thức Marketing hiệu quả Và Tiềm Năng
Tại sao phải triển khai marketing quốc tế
Có thể đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn mới tiếp cận đến khái niệm này đặt ra, cùng Glints tìm hiểu ngay trong phần này nhé.
- Trước khi xâm nhập vào bất kỳ thị trường nào doanh nghiệp cũng cần thực hiện nghiên cứu các đặc điểm của thị trường để xác định mức độ phù hợp với doanh nghiệp, từ đó đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
- Trên thị trường quốc tế doanh nghiệp cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh tương tự như trong thị trường trong nước. Bởi vậy, hoạt động marketing quốc tế giúp doanh nghiệp tăng sự nhận diện, nhận biết về sản phẩm, kích thích hàng vi mua của khách hàng, v.v.
- Marketing quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, tối đa doanh số của của mình không chỉ giới hạn ở trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp không thể hoạt động trong nước do thị trường nhỏ hẹp, mức độ cạnh tranh lớn có thể thực hiện hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.
- Thế giới đang tạo nên thị trường phẳng, các doanh nghiệp đều có cơ hội đầu tư như nhau. Do đó, khi doanh nghiệp đầu tư và hoạt động tại nước ngoài sẽ mang về những lợi ích về lượng khách hàng, lợi nhuận.
Nhiệm vụ của Marketing quốc tế
Marketing quốc tế thực hiện các nhiệm vụ như dưới đây:
- Tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thị trường nước ngoài bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô. Qua đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi vào thị trường này.
- Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu
- Xác định tiềm năng và mức độ khả thi khi doanh nghiệp tiến vào thị trường
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm khách hàng mục tiêu
- Lựa chọn hình thức xâm nhập thị trường quốc tế hiệu quả, hợp lý
- Đưa ra các quyết định về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và truyền thông phù hợp
- Xác định mức ngân sách cho hoạt động marketing quốc tế
- Hỗ trợ bộ phận xuất khẩu thương mại của doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề cạnh tranh trên thị trường nước ngoài
Đọc thêm: Interactive Marketing Là Gì? Định Nghĩa Và Ví Dụ Về Marketing Tương Tác
Các định hướng quản lý trong marketing quốc tế
Cùng Glints tìm hiểu về 4 định hướng quản lý trong marketing quốc tế.
Định hướng vị chủng
Đặc điểm của doanh nghiệp theo định hướng vị chủng bao gồm:
- Doanh nghiệp tại home country (quốc gia của doanh nghiệp xuất khẩu) vượt trội hơn các nước khác.
- Doanh nghiệp chỉ nhìn thấy điểm tương đồng ở các nước khác và cho rằng những sản phẩm và hoạt động kinh doanh đã thành công ở trong nước sẽ thành công ở bất kỳ đâu.
- Dẫn đến cách tiếp cận mang tính mở rộng hoặc tiêu chuẩn hóa.
Định hướng đa quốc gia
Đặc điểm của doanh nghiệp quản lý theo định hướng đa quốc gia bao gồm:
- Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng, do đó doanh nghiệp sẽ phát triển chiến lược marketing, kinh doanh theo từng quốc gia
- Hướng tiếp cận của các doanh nghiệp này sẽ mang tính nội địa hay thích ứng, cho rằng các sản phẩm phải thích ứng với điều kiện địa phương
Định hướng khu vực
Đặc điểm của doanh nghiệp quản lý theo định hướng khu vực:
- Mỗi khu vực là một đơn vị địa lý có liên quan, các quốc gia này có các đặc điểm chung
Ví dụ: NAFTA hay thị trường Liên minh châu Âu, ASEAN
- Một số công ty có thị trường trên khắp thế giới, nhưng trên cơ sở khu vực
Định hướng toàn cầu
Đặc điểm của doanh nghiệp quản lý theo định hướng toàn cầu:
- Doanh nghiệp coi toàn bộ thế giới là một thị trường tiềm năng
- Những nỗ lực cho chiến lược hợp nhất toàn cầu
- Được gọi là công ty toàn cầu hay xuyên quốc gia
- Duy trì hiệp hội với một quốc gia hội sở chính
- Theo đuổi việc đáp ứng thị trường thế giới từ một quốc gia hoặc từ các nguồn trên toàn cầu để tập trung vào thị trường các nước được chọn
- Dẫn đến một sự kết hợp của các yếu tố mở rộng và thích ứng
Yếu ảnh hưởng đến Marketing quốc tế
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing quốc tế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải để tâm khi xây dựng chiến lược marketing quốc tế:
- Cơ cấu ngành kinh tế, thương mại quốc tế của các quốc gia mà doanh nghiệp đang hướng đến
- Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp chính là các công ty đa quốc gia
- Yếu tố công nghệ có ảnh hưởng đến lực lượng sản xuất và sức mạnh của các công ty xuyên quốc gia
- Chiến lược marketing quốc tế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về thị trường, xã hội, văn hóa, v.v.
Đọc thêm: Referral Marketing Là Gì? Bí Quyết Triển Khai Referral Marketing Hiệu Quả
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về hoạt động marketing quốc tế mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về hoạt động thú vị này.
Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Tác Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!