Các mảng trong Marketing bao gồm những gì là câu hỏi mà rất nhiều bạn mới tìm hiểu hoặc gia nhập ngành Marketing thắc mắc. Theo đó, một số mảng trong Marketing bao gồm Xây dựng thương hiệu (Branding), Quảng cáo (Advertising), Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing), Marketing thương mại (Trade Marketing), Quan hệ công chúng (PR), Nghiên cứu thị trường (Market Research), Phương tiện truyền thông (Media). Trong đó, đa dạng hơn cả là mảng Digital Marketing với rất nhiều nhánh công việc khác nhau.
1. Tổng quan về ngành Marketing
Marketing là ngành bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với các khách hàng mục tiêu.
Thật sự, theo các chuyên gia trong ngành, Marketing vẫn còn là một ngành khá mới đối với Việt Nam (mặc dù vài năm trở lại đây, với việc bùng nổ của hoạt động mạng xã hội, Marketing dần trở thành một ngành được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi).
Thế nên, để làm các mảng trong Marketing ở Việt Nam sẽ khá khó khăn và gặp nhiều chông gai, nhưng ngành nghề này vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá hết. Để trở thành một chuyên gia về mảng Marketing, bạn không chỉ cần phải trang bị cho mình các kiến thức cơ bản mà còn cả các kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực này.
Tuy nhiên, các giáo trình hiện tại ở Việt Nam vẫn còn chưa chuẩn chỉnh và vẫn còn nặng về phần lý thuyết. Thế nên, để học được ngành này, bạn cần phải có tư duy tốt và biết chọn lọc các thông tin mà bạn cần. Không chỉ vậy, để có thể phát triển và thành công với ngành này, bạn cần phải là một người năng động, và không ngại thay đổi. Và bạn cũng cần phải có rất nhiều đam mê và quyết tâm đối với ngành này. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể vượt qua những khó khăn, và sẵn sàng thử thách bản thân với những cái mới.
Xem thêm: Marketing là gì? Ngành Marketing vì sao lại hấp dẫn?
2. Các mảng trong Marketing bao gồm những gì?
Theo đó, một số mảng trong Marketing bao gồm Xây dựng thương hiệu (Branding), Quảng cáo (Advertising), Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing), Marketing thương mại (Trade Marketing), Quan hệ công chúng (PR), Nghiên cứu thị trường (Market Research), Phương tiện truyền thông (Media). Trong đó, đa dạng hơn cả là mảng Digital Marketing với rất nhiều nhánh công việc khác nhau.
2.1 Xây dựng thương hiệu (Branding)
Các mảng trong Marketing – Branding là quá trình tạo ra nhận thức mạnh mẽ, tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty trong tâm trí khách hàng bằng cách kết hợp các hoạt động truyền thông Marketing, truyền tải những thông điệp phù hợp tới đối tượng khán giả mục tiêu. Branding hiệu quả giúp các công ty tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và xây dựng cơ sở khách hàng trung thành.
Trong một cuộc khảo sát của Zendesk, 87% người tiêu dùng cho biết việc xây dựng thương hiệu (Branding) nhất quán trên tất cả các nền tảng trực tuyến và truyền thống là rất quan trọng.
Điều này có nghĩa là khách hàng mong đợi rằng các thông điệp của thương hiệu phải nhất quán thông qua email, trang web, dịch vụ khách hàng và mọi điểm tiếp xúc khác. Nếu thay đổi nhận diện thương hiệu, cần thay đổi một cách đồng bộ. Hãy đảm bảo bạn tạo ra một thương hiệu nhất quán để khách hàng “ghi nhớ” đa kênh.
Thông thường, trong các công ty sở hữu nhiều thương hiệu (đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia), mỗi thương hiệu sẽ có một đội nhóm xây dựng thương hiệu. Các vị trí công việc bao gồm:
- Marketing Intern (Thực tập sinh): Kinh nghiệm từ 0-2 năm.
- Marketing Executive (Nhân viên Marketing): Kinh nghiệm trên 1 năm.
- Senior Marketing Executive (Nhân viên Marketing cấp cao): Kinh nghiệm trên 2 năm.
- Brand Manager (Quản lý nhãn hàng): Kinh nghiệm trên 3 năm.
- Senior Brand Manager (Quản lý nhãn hàng cấp cao): Kinh nghiệm trên 5 năm.
- Category Manager (Quản lý ngành hàng): Kinh nghiệm trên 5 năm.
- Category Director (Giám đốc ngành hàng): Kinh nghiệm trên 7 năm.
- Chief Marketing Officer/ CMO (Giám đốc Marketing): Kinh nghiệm trên 10 năm.
Xem thêm: Branding là gì? Vai trò Branding trong Marketing
2.2 Quảng cáo (Advertising)
Các mảng trong Marketing – Quảng cáo (Advertising) là một hình thức truyền thông Marketing sử dụng thông điệp để truyền tải thông tin tới khán giả mục tiêu (Target Audience), được tài trợ công khai để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng. Nhà tài trợ quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm, thương hiệu hoặc dịch vụ của họ.
Quảng cáo khác với Quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo trả tiền và có quyền kiểm soát thông điệp. Quảng cáo khác với bán hàng cá nhân ở chỗ thông điệp quảng cáo mang tính “phi cá nhân”, tức là, thông điệp quảng cáo không hướng đến một cá nhân cụ thể nào đó như bán hàng cá nhân.
Quảng cáo được truyền đạt thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm các phương tiện truyền thông truyền thống như báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh, quảng cáo ngoài trời hoặc thư trực tiếp; và các phương tiện truyền thông mới như kết quả tìm kiếm (Quảng cáo trực tuyến), blog, phương tiện truyền thông xã hội, trang web hoặc tin nhắn văn bản. Việc trình bày thông điệp trong một phương tiện truyền thông được gọi là bài Advertisement (viết tắt là Advert hoặc Ad).
Quảng cáo hiện đại bắt nguồn từ hoạt động giới thiệu thuốc lá vào những năm 1920, đáng kể nhất là với các chiến dịch của Edward Bernays, ông được coi là người sáng lập quảng cáo hiện đại cũng như “Cha đẻ của Quan hệ công chúng (PR)”.
Chi tiêu cho quảng cáo trên toàn thế giới vào năm 2015 lên tới 529 tỷ USD. Phân phối chi tiêu cho Advertising vào năm 2017 là 40.4% cho TV, 33.3% cho kỹ thuật số, 9% cho báo chí, 6.9% cho tạp chí, 5.8% cho quảng cáo ngoài trời và 4.3% cho đài phát thanh. Các nhóm công ty Advertising Agency lớn nhất (“Big Five”) là Dentsu, Interpublic, Omnicom, Publicis và WPP.
Xem thêm: Quảng cáo là gì? Advertising Agency là gì?
2.3 Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing)
Các mảng trong Marketing – Digital Marketing là khái niệm chỉ tất cả các hoạt động Marketing dựa trên công nghệ kỹ thuật số (Digital) như máy tính, điện thoại di động, các phương tiện và nền tảng kỹ thuật số. Cần lưu ý rằng, Digital Marketing không chỉ giới hạn bởi những thứ gọi là Internet Marketing mà nó bao hàm rộng hơn thế.
Digital Marketing bao gồm cả các phương tiện non-Internet (không dựa trên Internet) như truyền hình, điện thoại di động, màn hình Led, v.v tất cả những công cụ này đều được gọi là Digital Marketing. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của Internet, Digital Marketing dường như bị “xâm chiếm” mạnh mẽ và thường bị đánh đồng với Internet Marketing hay còn được gọi là Online Advertising. Nói cách khác, Internet Marketing là một phần của Digital Marketing.
Theo đó, các hình thức Digital Marketing như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), Marketing công cụ tìm kiếm (SEM), Content Marketing, Influencer Marketing, Data-driven Marketing, E-commerce Marketing, Social Media, Email Marketing, v.v đang dần phát triển mạnh mẽ, nhận được sự ưu tiên của các công ty vừa và nhỏ do tính tối ưu chi phí và đo lường dễ dàng.
Các mảng trong Marketing – Như đã nói, Digital Marketing bao gồm đa dạng các mảng nhỏ hơn, có thể kể đến các mảng trong Digital Marketing như:
- Marketing bằng công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM)
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO)
- Quảng cáo hiển thị (Web Display Advertising)
- Marketing qua Email (Email Marketing)
- Marketing liên kết (Affiliate Marketing)
- Quảng cáo tương tác (Interactive Advertising)
- Mạng xã hội (Social Media)
- v.v.
Xem thêm: Digital Marketing là gì? Các khóa học Digital Marketing hữu ích nhất
2.4 Marketing thương mại (Trade Marketing)
Các mảng trong Marketing – Trước khi đi vào định nghĩa chi tiết về Trade Marketing, chúng ta hãy cùng đi qua vài khái niệm khác:
- Consumer Marketing: Marketing người tiêu dùng (Người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hàng hóa, Brand đáp ứng nhu cầu đó)
- Customer Marketing: Marketing khách hàng – khách hàng cụ thể ở đây là nhà bán lẻ và các kênh phân phối (Đảm bảo hàng đến tay NTD)
- Shopper Marketing: Marketing người mua (Đảm bảo người mua tại điểm bán mua Brand)
Như vậy, 3 đối tượng chính được nhắc tới trong khái niệm trên là Consumer (người tiêu dùng); Customer (khách hàng – cụ thể là các nhà bán lẻ) và Shopper (người mua hàng). Trade Marketing sẽ là việc kết hợp cả 3 hoạt động trên, bao gồm Consumer Marketing, Customer Marketing và Shopper Marketing
Trade Marketing là việc chiến thắng x3 tại điểm bán – POP (Point of Purchase): Chiến thắng Shopper tại POP và mang lại lợi ích cho cả Retailer và Brand.
Dựa vào định nghĩa trên, có thể phân biệt công việc của Trade Marketing và Brand Marketing như sau:
- Brand Marketing (Branding): Marketing cho người tiêu dùng (chiến thắng trong tâm trí)
- Trade Marketing: Marketing cho người mua và khách hàng – cụ thể là các nhà bán lẻ (chiến thắng tại điểm bán)
Các mảng trong Marketing – Trade Marketing quan trọng, thể hiện ở việc nếu sản phẩm không được mua thì mọi thứ không còn quan trọng nữa. Dù Brand Marketing có làm tốt, chiến thắng người tiêu dùng trong tâm trí nhưng nếu hoạt động Trade không làm tốt, rất có thể ngay tại điểm mua hàng, họ sẽ thay đổi ý định đơn giản chỉ bởi 1 chương trình khuyến mại hấp dẫn hay sản phẩm có sẵn, dễ tìm kiếm tại điểm bán.
Ví dụ, một người có niềm yêu thích với thương hiệu nước giải khát A, anh ấy rất thích cách thương hiệu truyền thông cũng như cảm thấy những thuộc tính thương hiệu phù hợp với tính cách bản thân. Tuy nhiên, vào một buổi trưa nắng, anh ta tới cửa hàng gần nhà tiềm mua thương hiệu nước giải khát A nhưng tìm hoài mà không thấy.
Ngay lúc này, anh ấy lại thấy thương hiệu nước giải khát B được đặt ở vị trí trước mắt anh. Thương hiệu B lại đang chạy chương trình khuyến mãi giảm giá. Anh ấy cũng đang rất khát, và anh ấy quyết định chọn mua thương hiệu nước giải khát B dù ý định ban đầu là mua thương hiệu A.
Từ ví dụ trên, rõ thấy, để đảm bảo sản phẩm được bán, người làm Trade Marketing cần lưu ý 2 điều:
- Sản phẩm phải có mặt tại điểm bán (Available): Nhiệm vụ của Customer Marketing
- Shopper lựa chọn sản phẩm: Nhiệm vụ của Shopper Marketing
Xem thêm: Định nghĩa và các hoạt động của Trade Marketing (Marketing thương mại)
2.5 Quan hệ công chúng (PR)
Các mảng trong Marketing – Hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ (The Public Relations Society of America) định nghĩa Public Relations là một quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa các tổ chức và công chúng của họ. Về cơ bản, các chuyên gia Public Relations quản lý hình ảnh và danh tiếng của một tổ chức. Họ giúp công ty “giao tiếp” với công chúng và phát triển mối quan hệ tích cực giữa hai bên.
Thường được viết tắt là “PR”, Public Relations là một ngành học riêng biệt, nhưng nó có chung đặc điểm với một số chuyên ngành khác nhau, chẳng hạn như Marketing, truyền thông và quảng cáo. Mặc dù nhiệm vụ trong các lĩnh vực này có thể tương tự nhau, nhưng có một số khía cạnh khác biệt nhất định của Public Relations biến nó trở thành một ngành công nghiệp độc đáo.
Các mảng trong Marketing – Public Relations đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngày nay. Đây là một khía cạnh quan trọng trong quản lý thương hiệu, có thể giúp tăng doanh số bán hàng và xây dựng mối quan hệ với các bên. Public Relations cũng có thể cho phép thương hiệu giảm thiểu thiệt hại từ khủng hoảng truyền thông hoặc tận dụng các cơ hội mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Public Relations là gì? 5 mảng Public Relations quan trọng
2.6 Nghiên cứu thị trường (Market Research)
Các mảng trong Marketing – “Nghiên cứu thị trường là thứ mà tôi sẽ làm đầu tiên khi không biết phải làm gì cả” – ông Wernher von Braun – nhà nghiên cứu tên lửa hàng đầu tại Đức và Mỹ chia sẻ. Đây là một câu nói vui, nhưng nó phản ánh chính xác vai trò của nghiên cứu thị trường (NCTT).
Nghiên cứu thị trường là một quá trình dài thu thập và phân tích, diễn giải các thông tin của một thị trường, sản phẩm, hoặc dịch vụ. NCTT có thể cho ta biết quá khứ, hiện tại và tương lai của một ngành hàng và có 2 vai trò chính:
- Giảm thiểu rủi ro vận hành
- Đo lường hiệu quả
Đôi khi có những hiểu lầm, rằng khi NCTT sẽ giúp chúng ta tăng doanh thu, đem lại được lợi nhuận. Điều này không đúng, đó là kết quả có được trong tổng thể chiến dịch chứ không phải vai trò riêng lẻ của NCTT.
Các mảng trong Marketing – 6 mảng Nghiên cứu thị trường phổ biến bao gồm:
- Customer & Market Research: Đây là nghiên cứu cơ bản có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi sản phẩm của bạn cần tập trung vào đâu, nói điều gì và nói với ai.
- Product Research: Sản phẩm của bạn có ngon hay không, điểm khác biệt nào so với đối thủ, giá cả như vậy khách hàng có chấp nhận không? Loại nghiên cứu này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi như vậy.
- Promotional Research: Bạn sẽ biết được cách bán hàng như thế nào, cách triển khai các hoạt động Marketing giúp bạn có thể chiến thắng tâm trí khách hàng tại điểm bán.
- Distribution Research: Nghiên cứu này giúp bạn biết được người tiêu dùng mua sản phẩm ở đâu, từ đó tìm kiếm được các kênh phân phối hiệu quả nhất.
- Sales Research: Nối tiếp sau kênh phân phối, để hiểu được các kênh bán hàng có hiệu quả hay không, mình đang ở đâu với đối thủ cạnh tranh, hay trên toàn bộ ngành hàng, nghiên cứu bán hàng sẽ cho bạn biết những điều đó.
- Market Environment Research: Đây là loại nghiên cứu bên lề về kinh tế, chính trị, xã hội,… nhằm đưa ra cái nhìn toàn cảnh trong tương lai nhằm dự đoán cơ hội, thách thức cho ngành hàng của bạn.
Xem thêm: Market Research là gì? Các phương pháp Market Research
2.7 Phương tiện truyền thông (Media)
Các mảng trong Marketing – Một cách khô khan mà nói, ‘Media là phương thức giúp thương hiệu truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng. Còn phương thức đó là gì thì chẳng ai giới hạn sự sáng tạo của bạn cả. Với một số người, Media có thể chỉ là 1 góc nhỏ trên báo, người khác thì phải là quảng cáo TV… Dù đơn giản hay tinh vi, miễn sao truyền tải được thông điệp bạn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu là được.
Có khá nhiều cách để bạn phân loại media. Đơn giản một chút, bạn có thể chia làm traditional media và digital media cho dễ nhớ. Còn nếu đã nghiêm túc theo đuổi nghiệp media bạn nên quen dần với các khái niệm Paid – Owned – Earned Media:
- Paid Media: kênh bạn phải trả phí để sử dụng. Ví dụ: TV, Báo, Radio, Social, v.v.
- Owned Media: kênh bạn sở hữu như Website, Fanpage, Youtube, v.v.
- Earned Media: kênh bạn không cần trả phí nhưng vẫn được sử dụng như content hay được viral hay nỗ lực bạn bỏ ra làm SEO để được xuất hiện trên trang 1 Google.
Nói đến cơ hội nghề nghiệp trong ngành media thì phải nói đến mối quan hệ giữa 3 bên Client – Publisher – Media Agency. Client là người cần Media để lan tỏa thông điệp; Publisher là bên sở hữu các kênh Media; còn Media Agency đóng vai trò như một bên trung gian giúp Client chọn được kênh quảng cáo thích hợp từ các Publisher. Làm Media, đa phần bạn sẽ làm cho 3 bên này dù tính chất công việc tương đối khác nhau.
Các mảng trong Marketing – Bắt đầu với Media Agency, bạn có thể sẽ thấy 2 vị trí phổ biến đó là:
- Media Planner: chịu trách nhiệm research, chọn kênh và lên kế hoạch dựa trên số liệu và ngân sách để đạt được KPI đặt ra.
- Media Execution: thiên về hiện thực hóa kế hoạch mà Planner đề ra. Với các kênh truyền thống, nhiệm vụ của Media Execution sẽ là thương thảo và đặt quảng cáo trên TV, báo, đài, Billboard, v.v. Nếu chiến dịch hoạt động trên các kênh Digital, Media Execution lại là người trực tiếp set-up và tối ưu hiệu quả từng kênh Social Media, Display Ads, SEM, v.v.
Xem thêm: Media Buying là gì? Công việc của Media Buyer là gì?
3. Các vị trí công việc nổi bật trong Marketing
3.1 Chief Marketing Officer (CMO)
Các mảng trong Marketing – Chief Marketing Officer (CMO) ở Việt Nam còn được gọi là Giám đốc Marketing, đây được cho là một trong những chức vụ quản lý cấp cao cho một doanh nghiệp, có nhiệm vụ lên kế hoạch, triển khai và báo cáo trực tiếp với CEO của công ty. Vị trí này có thể quyết định rất nhiều tới sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp.
Các mảng trong Marketing – Chief Marketing Officer đóng một vai trò then chốt trong quá trình vận hành của doanh nghiệp và những công việc một CMO cần phải thực hiện sẽ bao gồm:
- Đưa ra chiến lược Marketing
- Đưa ra những thay đổi và giám sát
- Kết nối với các bộ phận khác
- Xây dựng thương hiệu
- Kết nối các mối quan hệ
- Triển khai Marketing trên đa kênh
- Phân tích thị trường
- v.v.
CMO hay Giám đốc tiếp thị là nhân sự cấp cao của tổ chức nên mức lương của họ cần “xứng tầm” với nỗ lực họ đã cất công xây dựng.
Theo thống kê của Vietnam Salary, CMO nhận mức lương thấp nhất là 10 triệu đồng và cao nhất là 120 triệu đồng phụ thuộc vào trình độ học vấn và bề dày kinh nghiệm chuyên môn. Trong đó có một khoảng đáng nhấn mạnh dao động từ 28.5 – 43.3 triệu đồng cho nhân sự mức từ trung bình thấp đến trung bình cao.
Chưa kể rằng, bên cạnh mức lương nghìn đô, các CMO còn nhận được hưởng những chính sách đãi ngộ vô cùng hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở trước mắt. Nếu sở hữu ít nhất từ 1 đến 2 ngoại ngữ, họ có thể được cử sang nước ngoài công tác, nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếng tăm ở quốc gia sở tại.
Xem thêm: Chiến lược hội nhập về phía trước là gì? Ví dụ về chiến lược hội nhập về phía trước của Vinamilk
3.2 Category Manager
Các mảng trong Marketing – Về bản chất, quy trình Category Management hướng tới việc phân nhóm các khoản chi tiêu chính của doanh nghiệp thành các nhóm hàng hóa và dịch vụ riêng biệt dựa theo tính năng của chúng. Việc phân nhóm này đòi hỏi các bộ phận trong công ty phải phối hợp lẫn nhau trong từng nhóm sản phẩm và kiểm tra toàn bộ các chi tiêu, thị trường và từng nhà cung cấp.
Viện thu mua và cung ứng Vương quốc Anh (CIPS) định nghĩa Category Management như sau:
Category Management là cách tiếp cận chiến lược mà trong đó bên mua hàng cơ cấu lại các nguồn lực đầu vào để tập trung vào những vùng chi tiêu cụ thể. Điều này giúp những nhà quản lý danh mục tập trung thời gian và tiến hành phân tích thị trường chuyên sâu để tận dụng tối đa khả năng quyết định của họ thay mặt toàn bộ doanh nghiệp. Kết quả có thể tốt hơn rất nhiều so với các biện pháp mua hàng dựa theo giao dịch truyền thống
Category Manager có vừa có trách nhiệm với thương hiệu, vừa có trách nhiệm với các điểm bán lẻ. Họ có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động truyền thông, khuyến mãi và quản lý tất cả các thương hiệu trong ngành hàng nói chung.
3.3 Brand Manager
Các mảng trong Marketing – Có nhiều công ty sản xuất nhiều thương hiệu sản phẩm khác nhau. Do đó, công ty không thể sử dụng chung một chiến lược Marketing phù hợp với tất cả các nhãn hàng. Vì vậy phải có một cá nhân thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các kế hoạch.
Brand Manager tiến hành nghiên cứu thị trường ban đầu cho một nhãn hàng, thu thập dữ liệu về thị trường mà sản phẩm phù hợp. Điều này gồm có nghiên cứu nhân khẩu học, khám phá nhu cầu cho sản phẩm và tìm xem điều gì làm cho sản phẩm nổi bật.
Sau khi nghiên cứu sâu rộng, các Brand Manager và nhóm của họ phát triển các mục tiêu hàng tháng với mục tiêu tăng giá trị thương hiệu. Điều này bao gồm phát triển các chiến lược Marketing và giới thiệu nhãn hàng tới công chúng. Trong suốt vòng đời của một nhãn hàng, Brand Manager báo cáo với các Marketing cấp cao về Sales, về việc các chiến lược Marketing ảnh hưởng đến doanh số bán hàng như thế nào và về cách một nhãn hàng mình phụ trách có thể tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn.
Xem thêm: Brand Audit là gì? Quy trình 8 bước triển khai Brand Audit
3.4 Trade Marketing Manager
Các mảng trong Marketing – Trade Marketing Manager là người rất quan trọng trong các doanh nghiệp FMCG (tiêu dùng nhanh). Trong lĩnh vực này có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau và trách nhiệm của Trade Marketing Manager là phải làm sao để sản phẩm của doanh nghiệp nổi bật hơn sản phẩm của đối thủ trong cùng một không gian.
Các Trade Marketing Manager sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động tiếp thị. Đối tượng mục tiêu của họ bao gồm các nhà phân phối, nhà bán lẻ và người mua hàng. Họ có trách nhiệm phát triển thương hiệu trong khu vực mà họ phụ trách và thúc đẩy hoạt động bán hàng tại các điểm bán.
Ứng viên lý tưởng cho vị trí Trade Marketing Manager là người có tư duy chiến lược tốt, am hiểu thị trường và người tiêu dùng. Đồng thời họ còn phải có kinh nghiệm trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Xem thêm: Phân biệt 30 loại hình cửa hàng bán lẻ trong Trade Marketing
3.5 Creative Director
Các mảng trong Marketing – Creative Director (Giám đốc sáng tạo) là người có kinh nghiệm để cung cấp cho nhóm sáng tạo hướng dẫn và ý tưởng để khởi chạy các dự án ấn tượng mới. Giám đốc sáng tạo sẽ đưa ra các khái niệm và chiến lược cho một công ty kinh doanh cụ thể và sẽ theo dõi tiến độ của nó.
Bạn có thể thực hiện tầm nhìn sáng tạo của mình và trở thành điểm tham chiếu cho bất kỳ kế hoạch sáng tạo nào muốn thực hiện theo cách của mình cho khách hàng với mục đích là để đạt được kết quả tốt nhất có thể, để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của chúng tôi.
Các mảng trong Marketing – Các công việc chính của Creative Director:
- Phát minh ra những ý tưởng mới cho thương hiệu, chiến dịch quảng cáo và thông điệp tiếp thị
- Phải tiếp xúc với các dạng bài và thiết kế mới, đồng thời nhận ra các phương pháp tiếp cận mới để quảng cáo.
- Cộng tác với các trưởng bộ phận khác để có được kiến thức sâu về các yêu cầu của khách hàng
- Tạo động lực cho các nhóm sản xuất content để giúp họ làm việc hiệu quả
- Dẫn dắt động não / phiên sáng tạo để tạo ý tưởng
- Viết và sáng tạo ý tưởng độc đáo đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như của công ty.
- Sửa đổi nội dung và bản trình bày, phê duyệt / từ chối ý tưởng, cung cấp phản hồi cho nhóm
- Theo dõi kết quả nỗ lực của nhóm và đề xuất hành động cho tương lai
Xem thêm: Pitching là gì? Quy trình 7 bước Pitching trong Marketing
3.6 Art Director
Các mảng trong Marketing – Sáng tạo nghệ thuật là một công việc yêu cầu nhiều kỹ năng, đặc biệt là với vị trí Giám đốc Nghệ thuật (Art Director). Trong ngành công nghiệp sáng tạo, Art Director đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung đến người tiêu dùng, khách hàng hay khán giả.
Các mảng trong Marketing – Art Director chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các thiết kế từ quảng cáo, tạp chí, ấn phẩm cho đến chương trình truyền hình, bao bì sản phẩm. Cụ thể, một Art Director “thực thụ” sẽ thực hiện một số đầu việc như:
- Lựa chọn các yếu tố cần thiết như phông chữ, âm thanh, hình ảnh minh họa, v.v. cho dự án
- Quản lý các nghệ sĩ, nhà thiết kế, các cá nhân có liên quan đến dự án để tạo ra sản phẩm.
- Xem xét và phê duyệt thiết kế, tác phẩm nghệ thuật, nhiếp ảnh và đồ họa do các nhân viên thực hiện
- Phối hợp với các phòng ban khác để cùng thực hiện dự án
- Sắp xếp Timeline và ngân sách cho dự án thiết kế
Xem thêm: Chiến dịch quảng cáo của Durex
3.7 Graphic Designer
Các mảng trong Marketing – “Designer” là thuật ngữ tiếng Anh của “Nhà thiết kế” – một khái niệm tổng quát để chỉ những người làm nghề thiết kế cấu trúc, hình dáng và công năng của một đối tượng trước khi nó được tạo ra hoặc xây lên. Quá trình thiết kế thường bao gồm nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích, mô hình hóa, điều chỉnh tương tác và tạo bản vẽ hoặc bản kế hoạch.
Trên thực tế, đối tượng thiết kế của Designer là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta trải dài từ vật thể, sản phẩm, quy trình, quy luật, trò chơi, đồ họa, đến dịch vụ và những trải nghiệm hữu hình hoặc vô hình. Chính vì điều này, dù được gọi chung với cái tên Designer nhưng các nhà thiết kế có thể làm việc ở các lĩnh vực nghề nghiệp tương đối khác nhau. Theo đó, 4 ngành nghề chính của các Designer tại Việt Nam, đó là:
- Nhà thiết kế đồ họa – Graphic Designer (phổ biến nhất trong ngành Marketing)
- Nhà thiết kế thời trang – Fashion Designer
- Nhà thiết kế không gian nội thất – Interior Designer
- Nhà thiết kế công nghiệp – Industrial Designer
Graphic Designer sử dụng những phần mềm máy tính chuyên dụng để tạo ra những sản phẩm thiết kế đồ họa (Graphic Designer) với mục đích truyền tải ý tưởng, thông tin, thông điệp cảm hứng tới một đối tượng người xem cụ thể. Đồ họa được thiết kế có thể là logo doanh nghiệp, bộ nhận diện thương hiệu, giao diện web, ứng dụng di động (app), bao bì sản phẩm, hình ảnh tạp chí, sách báo, v.v.
Các mảng trong Marketing – Thông thường, công việc của nhà thiết kế đồ họa sẽ bao gồm:
- Gặp gỡ khách hàng hoặc giám đốc nghệ thuật (art director) để xác định phạm vi của dự án;
- Sử dụng những phần mềm máy tính chuyên dụng như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign, AutoCad, Sketch, 3ds Max,… để tạo nên những thiết kế;
- Tạo dựng những yếu tố trực quan (visual elements) như logos, hình ảnh gốc và hình minh họa để giúp truyền tải thông điệp;
- Thiết kế bố cục, bao gồm lựa chọn màu sắc, hình ảnh và kiểu chữ;
- Trình bày các chủ đề thiết kế (design concepts) cho khách hàng hoặc giám đốc nghệ thuật;
- Kết hợp những thay đổi do khách hàng hoặc giám đốc nghệ thuật đề xuất vào bản thiết kế cuối cùng;
- Kiểm tra các thiết kế để tìm và sửa lỗi trước khi in hoặc xuất bản.
Xem thêm: Logo thương hiệu và 3 thành phần chính của một thiết kế Logo
3.8 Copywriter
Các mảng trong Marketing – Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về Copywriting. Vậy thì “Copywriting là gì?”. Là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quảng cáo và tiếp thị, copywriting là quá trình viết ra những lời thuyết phục để truyền cảm hứng hoặc thúc đẩy mọi người thực hiện một hành động cụ thể. Bạn có thể bắt gặp Copywriting ở bất cứ đâu, từ trang web, tạp chí cho đến truyền hình, v.v.
Và người đứng đằng sau những bản “copy” đó, được gọi là Copywriter. Họ chịu trách nhiệm sản xuất nội dung sáng tạo (slogan, ảnh, âm thanh, video, văn bản…), phục vụ xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo sản phẩm, v.v. cho các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
3.9 Strategic Planner
Các mảng trong Marketing – Strategic Planner giúp xác định phương hướng của công ty và xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu kinh doanh, cụ thể trong ngành Marketing, họ có vai trò lên chiến lược truyền thông cho các chiến dịch từ phía nhãn hàng (Client). Trong vai trò này, tư duy chiến lược là kỹ năng quan trọng nhất.
Hơn nữa, Strategic Planner cần có khả năng phân tích với khả năng tổ chức mạnh mẽ và có kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường và hoạt động kinh doanh, giúp công ty thích ứng nhanh với những thay đổi và phát triển của thị trường.
3.10 Account Manager
Các mảng trong Marketing – Account Manager (Giám đốc bộ phận Account) là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các công việc Account bao gồm: đàm phán và thực hiện hợp đồng; duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng; và là đầu mối liên lạc trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng. Trên hết, một Account Manager phải có khả năng phối hợp tốt với đội ngũ kinh doanh nhằm giúp đạt chỉ tiêu doanh số mà vẫn đảm bảo độ hài lòng cho khách hàng. Trong ngành Marketing, Account Manager là cầu nối giữa phía đại lý quảng cáo (Agency) và phía nhãn hàng (Client).
Xem thêm: Cách làm Content Marketing? Các dạng Content Marketing
Brade Mar
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!