Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, có một số chỉ số thường xuyên được sử dụng như P/S, P/E, P/B,… Các chỉ số này được dùng trong việc phân tích và định giá cổ phiếu. Trong bài viết này, ngân hàng số Timo sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến chỉ số P/S. Xem ngay nhé!
Chỉ số P/S là gì?
Chỉ số P/S (Price/Sales per Share – hay Price to Ratio) dùng để đo lường, định giá thị trường trả cho doanh thu trên mỗi cổ phần. Hoặc hiểu đơn giản là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Hệ số P/S còn được sử dụng để phân tích, xác định các giá trị tương đối của cổ phiếu với quá khứ và với các công ty khác cùng ngành.
Cách tính chỉ số P/S trong chứng khoán
Bạn có thể tính chỉ số P/S đơn giản của một doanh nghiệp dựa trên 3 dữ liệu cơ bản sau:
- P (Market Price) là thị giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.
- S (Sales per Share) là doanh thu thuần trên từng cổ phiếu.
- Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
Cụ thể công thức tính như sau:
Có thể rút gọn thành công thức sau:
Ví dụ cụ thể, ta có:
Thị giá cổ phiếu P = 126,2 ngàn đồng.
Khối lượng cổ phiếu lưu hành = 1,741 tỷ cổ phiếu.
Vốn hóa thị trường = 219.763 tỷ đồng.
Tổng doanh thu thuần = 13.230 + 13.738 + 13.015 + 13.743 = 53.726 tỷ đồng.
Khi đó, ta tính được:
Doanh thu thuần = Doanh thu 4 quý/KLCP lưu hành = 53.736/1,741= 30,86 (ngàn đồng).
Vậy:
P/S = Thị giá cổ phiếu/Doanh thu thuần = 126,2/30.86 = 4.09.
P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu thuần = 219.763/53.726= 4.09.
Vậy chỉ số P/S là 4.09.
Xem thêm: Chỉ số P/E là gì?
Ưu, nhược điểm của chỉ số P/S
Chỉ số P/S cũng có ưu, nhược điểm riêng trong việc phân tích và đo lường, định giá cổ phiếu. Cụ thể về ưu điểm:
- Doanh thu ít bị thay đổi hơn so với lợi nhuận, vì vậy chỉ số P/S có tính chính xác hơn.
Vì hiện nay, lợi nhuận dễ bị bóp méo bởi các chiêu trò thao túng. Với hệ số P/S, doanh thu sẽ được kiểm tra chéo với các chuyên gia, đối tác nên độ tin cậy sẽ cao hơn.
- Có thể dùng để định giá các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ.
Thực tế, các doanh nghiệp vừa thành lập chỉ tạo được doanh thu chứ chưa mang lợi nhuận về. Các doanh nghiệp có sẵn thị phần nhưng lại bị thua lỗ ở giai đoạn đầu của dự án. Khi đó nhà đầu tư có thể so sánh P/S trong quá khứ và các công ty cùng ngành khác để kết quả đánh giá được tốt hơn.
- Doanh thu biến động thấp hơn so với lợi nhuận nên chỉ số P/S sẽ ổn định.
Các lĩnh vực có yếu tố chu kỳ thường trải qua các giai đoạn lên xuống, vì vậy lợi nhuận cũng sẽ biến động hơn. Vì vậy P/S là một sự lựa chọn phù hợp để đo lường và phân tích.
Bên cạnh các ưu điểm, P/S cũng có một vài hạn chế như:
- Chỉ số P/S chỉ cung cấp cho chúng ta về mặt bán hàng nhưng không nắm bắt được các sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các doanh nghiệp.
- Bản chất của kinh doanh là dòng tiền và lợi nhuận. Vì vậy, dù doanh thu nhiều nhưng không bù chi trong thời gian dài thì lợi nhuận sẽ âm.
- Các doanh nghiệp có chỉ số P/S giảm thất thường vì doanh thu tăng trưởng, cần chú ý đến chất lượng số tiền thu trên bảng cân đối kế toán. Nếu số cần thu tăng nhanh so với doanh thu thì doanh nghiệp có thể ghi nhận sớm nhưng chưa mang lại dòng tiền thật.
Ý nghĩa của chỉ số P/S
Doanh nghiệp nếu đang trong kỳ ổn định và tăng trưởng doanh thu đều đặn nhưng hệ số P/S lại quá thấp, có thể doanh nghiệp đó đang bị định giá thấp. Đây được xem là một cơ hội đầu tư tốt. Ngược lại, nếu chỉ số P/S quá cao có thể thể hiện rằng công ty đang được định giá cao hơn giá trị thật của nó.
Vậy một chỉ số P/S như thế nào để được đánh giá là cao hoặc thấp? Chúng ta cần thực hiện so sánh chỉ số này với 2 yếu tố sau:
- P/S trung bình trong ngành hoặc với doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp.
So sánh hệ số P/S của doanh nghiệp cạnh tranh có cùng quy mô trong điều kiện thị trường đang ổn định. Đây là một trong các cách để đánh giá hiệu quả chỉ số P/S của công ty đang rủi ro hay hấp dẫn.
- P/S trong quá khứ của chính doanh nghiệp đó.
Đối với những công ty có hoạt động kinh doanh ổn định và vững mạnh, thì so sánh với quá khứ của nó là một ý tưởng tốt. Khi chỉ số P/S thấp hơn so với trung bình trong quá khứ thì bạn có thể lựa chọn mua và chờ thành quả.
Như vậy, qua bài viết này, Timo đã cung cấp một số thông tin về chỉ số P/S. Đây là một loại chỉ số thích hợp để định giá các loại cổ phiếu. Đặc biệt có ý nghĩa nhất định khi đo lường, định giá các doanh nghiệp non trẻ. Bạn cũng nên kết hợp với các chỉ số khác để đưa ra một kết quả đầy đủ, giá trị hơn trước khi bắt đầu đầu tư.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, thì với Quỹ đầu tư VinaCapital, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 loại quỹ tùy nhu cầu và mục đích khác nhau để đầu tư. Gồm có:
- Quỹ mở Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF).
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF).
- Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF).
- Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF).
Xem thêm: Danh mục đầu tư của Quỹ mở VinaCapital.
Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ mở do VinaCapital quản lý sau đây:
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu đầu tư sẽ giúp bạn vạch ra chiến lược cụ thể, tránh các rủi ro cũng như bạn có thể thường xuyên theo dõi lợi nhuận của mình tại app Timo. Hãy tải app và mở tài khoản Timo ngay hôm nay để tham gia đầu tư quỹ mở VinaCapital, góp phần mở rộng thu nhập cho số tiền nhàn rỗi của mình!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!