1. Hệ thống mạng cục bộ là gì?
Mạng cục bộ được biết đến là hệ thống mạng LAN (Local Area Network) có khả năng kết nối các máy tính hoặc thiết bị ngoại vi lại với nhau. Mạng cục bộ máy tính có phạm vi kết nối với giới hạn nhất định, thường chỉ được dùng ở trong một khu vực như nhà riêng, văn phòng.
Tại các tòa nhà, người ta có thể kết nối nhiều hệ thống mạng LAN riêng lẻ lại với nhau, tạo thành mạng diện rộng WAN.
2. Mạng cục bộ dùng để làm gì?
Mạng cục bộ là mạng máy tính gần như được thiết lập trong tất cả các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học,… Ứng dụng mạng cục bộ chính là để các máy tính trong cùng hệ thống có thể chia sẻ, sử dụng tài nguyên nhanh chóng, dễ dàng hay truy cập Internet. Bên cạnh đó, còn kết nối để truyền lệnh đến các thiết bị ngoại vi là máy in, máy scan, máy fax,…
Hệ thống mạng LAN đem tới rất nhiều tiện ích, trở thành mạng máy tính thiết yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
3. Công nghệ xây dựng hệ thống mạng cục bộ LAN
Hệ thống mạng Lan hiện đại được kết nối theo 2 cách thông dụng là sử dụng wifi (mạng cục bộ không dây) và sử dụng dây Ethernet kết nối (mạng cục bộ nối dây). Trong đó:
- Mạng LAN Ethernet là loại mạng Lan truyền thống. Kiến trúc mạng cục bộ kiểu này thống bao gồm một hoặc nhiều trung tâm, thiết bị chuyển mạch hoặc bộ định tuyến truyền thống mà các thiết bị riêng lẻ kết nối với thông qua cáp Ethernet.
- Mạng cục bộ LAN wifi thì bao gồm một hoặc nhiều điểm truy cập, các thiết bị được đặt trong phạm vi có tín hiệu kết nối không cần dây dẫn. Các điểm truy cập này lần lượt quản lý lưu lượng mạng đến và đi từ các thiết bị cục bộ và cũng có thể giao tiếp mạng cục bộ với các mạng bên ngoài. Đối với mạng LAN gia đình quy mô nhỏ, các bộ định tuyến băng thông rộng không dây thực hiện các chức năng của một điểm truy cập.
Dù là hệ thống mạng LAN có dây Ethernet hay mạng LAN không dây thì đều cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp với nhau, không thông qua thiết bị trung tâm.
Về giao thức mạng được sử dụng trên mạng cục bộ máy tính chủ yếu là giao thức Internet (IP). Hầu hết các hệ điều hành mạng phổ biến ngày nay đều có hỗ trợ tích hợp cho công nghệ TCP / IP cần thiết.
4. Hệ thống mạng LAN gồm những gì?
Các thành phần mạng cục bộ cơ bản cần có:
- Máy chủ (Server): Đóng vai trò quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các thành phần trong hệ thống. Ở một số hệ thống có thể cài đặt tất cả các thiết bị có quyền ngang nhau thì sẽ không cần đến máy chủ.
- Máy trạm (Client): Bao gồm các thiết bị được kết nối với nhau và chịu sự quản lý của máy chủ.
- Card mạng NIC (Network Interface Card): Bao gồm bộ điều khiển đường truyền tín hiệu, bộ thu phát để chuyển đổi dữ liệu sang tín hiệu và ngược lại. Vai trò của card mạng là thu phát tín hiệu mạng để các thiết bị trong hệ thống mạng LAN có thể giao tiếp, chia sẻ dữ liệu cho nhau.
- Cáp mạng (Cable): Dùng để truyền dẫn tín hiệu giữa các thiết bị trong hệ thống. Có 2 loại cáp mạng thường được sử dụng trong mạng cục bộ LAN là cáp đồng trục và cáp xoắn đôi.
- Repeater: Khuếch đại tín hiệu so với ban đầu để có thể truyền đi xa hơn. Giới hạn truyền của mạng cục bộ thường là 100m nhưng nếu sử dụng Repeater có thẻ đi xa hơn
- Hub: Chức năng tương tự như Repeater nhưng có nhiều cổng hơn, mở rộng khả năng khuếch đại tín hiệu từ một cổng đến nhiều cổng khác nhau.
- Cầu nối (Bridge): Dùng để ghép nối hai mạng khác nhau thành một mạng duy nhất.
- Bộ chuyển mạch (Switch): Cũng giống như Bridge nhưng đươc thiết kế có nhiều cổng để liên kết nhiều segment lại với nhau.
- Bộ định tuyến (Router): Liên kết các mạng LAN khác nhau dù là ở khoảng cách xa.
- Cổng giao tiếp (Gateway): Thiết bị để kết nối các mạng có giao thức khác nhau lại với nhau.
5. Các mô hình mạng cục bộ LAN
Về cách bố trí hệ thống mạng LAN có 3 kiểu phổ biến sau đây:
- Mạng hình sao (Star Topology): Máy chủ làm trung tâm quản lý mọi hoạt động của các máy trạm xung quanh. Mỗi máy trạm đóng vai trò một nút thông tin. Nếu một nút thông tin hỏng, hệ thống vẫn vận hành bình thường. Nhưng nếu máy chủ gặp trục trặc thì sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống.
- Mạng dạng vòng (Ring Topology): Các thiết bị được bố trí theo một vòng tròn khép kín và chỉ truyền được tín hiệu theo một chiều cố định. Mô hình này tiết kiệm chi phí dây nối, dễ mở rộng nhưng nếu gặp tình trạng nghẽn ở một nút thông tin nào đó thì cả hệ thống cũng bị trục trặc.
- Mạng định tuyến (Linear Bus Topology): Ở mô hình mạng cục bộ LAN này, các máy tính được ghép nối với nhau trên một đường trục dây cáp chính, hai đầu dây được bịt lại bởi thiết bị terminator. Ưu điểm của mô hình này là tiết kiệm chiều dài cáp, dễ lắp đặt nhưng cũng dễ bị nghẽn mạng nếu phải truyền dữ liệu quá lớn.
Tham khảo dịch vụ lắp đặt hệ thống mạng cục bộ tại Hà Nội
6. Ưu điểm và hạn chế của mạng cục bộ là gì?
Sau khi đã tìm hiểu về mạng cục bộ là gì, Hoàng Việt xin được tổng kết lại những ưu và nhược điểm chính của hệ thống mạng này như sau:
Về ưu điểm của hệ thống mạng LAN
- Chia sẻ, truyền tải dữ liệu giữa các máy tính, thiết bị ngoại vi với tốc độ cao.
- Độ bảo mật của mạng LAN nội bộ khá tốt, phù hợp để làm mạng doanh nghiệp.
- Băng thông lớn nên có thể chạy được các ứng dụng trực tuyến được kết nối thông qua mạng như các cuộc hội thảo, chiếu phim…
- Lắp đặt đơn giản, chi phí thấp, dễ quản lý, có thể mở rộng khi cần.
Về nhược điểm của mạng cục bộ
- Bị giới hạn về phạm vi truyền dẫn, chỉ sử dụng ở quy mô hẹp.
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết nhất liên quan đến mạng cục bộ là gì mà Hoàng Việt đã tổng hợp, trình bày chi tiết đến bạn đọc. Hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu bổ ích giúp cho bạn có cái nhìn rõ hơn về hệ thống mạng máy tính cục bộ này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!