Loại đất nào sau đây giữ nước tốt nhất?

Câu hỏi:

Loại đất nào sau đây giữ nước tốt nhất?

A. Đất cát

B. Đất sét

C. Đất thịt nặng

D. Đất thịt

Đáp án đúng B.

Loại đất giữ nước tốt nhất là đất sét, đất sét có kết cấu cực kì đặc, phần lớn các hạt khoáng của nó là các hạt sét rất mịn, do đó khả năng lưu thông của nước trong lòng đất bị hạn chế, đất dễ ngập úng khi mưa và nứt nẻ khi khô hạn nhưng loại đất này tương đối giàu dinh dưỡng.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

– Đất sét bao gồm các loại khoáng chất phyllosilicat giàu các oxide và hiđroxide của silic và nhôm cũng như bao gồm một lượng lớn nước tham gia vào việc tạo cấu trúc và thay đổi theo từng loại đất sét.

– Đất sét nói chung được tạo ra do sự phong hóa hóa học của các loại đá chứa silicat dưới tác động của acid cacbonic nhưng một số loại đất sét lại được hình thành do các hoạt động thủy nhiệt.

– Đất sét được phân biệt với các loại hạt đất đá nhỏ khác có trong đất, chẳng hạn như bùn nhờ kích thước nhỏ của chúng, hình dạng tạo bông hay tạo lớp, khả năng hút nước cũng như chỉ số độ dẻo cao.

– Trong các nguồn tài liệu khác nhau, người ta chia đất sét ra thành ba hay bốn nhóm chính như sau: kaolinit, montmorillonit-smectit, illit và chlorit (nhóm cuối cùng không phải lúc nào cũng được coi là một phần của đất sét và đôi khi được phân loại như là một nhóm riêng, trong phạm vi phyllosilicat).

– Có khoảng 30 loại đất sét ‘nguyên chất’ khác nhau trong các nhóm này, nhưng phần lớn đất sét tự nhiên là các hỗn hợp của các loại khác nhau này, cùng với các khoáng chất đã phong hóa khác.

– Đất sét là loại đất có khả năng giữ nước tốt nhất là vì:

+ Đất sét có kết cấu cực kì đặc, phần lớn các hạt khoáng của nó là các hạt sét rất mịn. Do đó khả năng lưu thông của nước trong lòng đất bị hạn chế. Đất dễ ngập úng khi mưa và nứt nẻ khi khô hạn. Nhưng loại đất này tương đối giàu dinh dưỡng. Bởi các hạt sét mang điện tích âm nên chúng thu hút và giữ các hạt mang điện tích dương như canxi, kali, magiê.

+ Nước có xu hướng đọng thành vũng trên mặt đất, khó ngấm sâu vào trong đất.

+ Đất sét có độ kết dính cao. Khi đất ẩm, nó rất dẻo, chúng ta có thể nhào nặn chúng dễ dàng. Khi đất khô, nó tạo thành các khối cứng. Có thể ví chúng như những khối bê tông sinh học.

+ Trong quá trình làm đất và trồng trọt, đất sét bám dính vào giày và các dụng cụ làm vườn rất chắc, tạo thành các cục lớn không dễ tách ra.

– Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, điều này có nghĩa là rất dễ tạo dạng cho nó bằng tay. Khi khô nó trở nên rắn chắc hơn và khi bị “nung” hay làm cứng bằng nhiệt độ cao, đất sét trở thành rắn vĩnh cửu.

– Thuộc tính này làm cho đất sét trở thành một chất lý tưởng để làm các đồ gốm sứ có độ bền cao, được sử dụng cả trong những mục đích thực tế cũng như dùng để làm đồ trang trí.

– Đất sét còn được sử dụng làm vật liệu chống thấm nước cho các công trình thủy lợi: cống rãnh, đập ngăn nước….