Tuổi 40 nên làm gì? Đâu là hướng đi đúng đắn cho tuổi 40?

1. Bạn mong muốn gì ở tuổi 40?

Trước khi biết được tuổi 40 nên làm gì, bạn cần ngồi lại, suy nghĩ xem bản thân mình đang mong muốn điều gì, một cuộc sống hạnh phúc, có đầy sức khỏe, xinh đẹp, trẻ trung hay phụng dưỡng với bố mẹ, đầm ấm bên gia đình con cái…

Khi bước vào giai đoạn 40 tuổi, bạn sẽ cảm nhận được ranh giới giữa hai thế hệ, một sự khác biệt lớn. Bạn cũng sẽ trải đời hơn, suy nghĩ sâu xa hơn và dần am hiểu những điều mà ở lứa tuổi 20 bạn chưa hiểu rõ. Bạn trở nên trầm tĩnh, không còn nông nổi và bồng bột như thời còn trẻ. Tuy vậy, bạn đã biết ở độ tuổi 40 bạn phải làm gì hay chưa?

2. Tuổi 40 nên làm gì? Mong muốn những điều thực tế

Khi bước vào giai đoạn tuổi 40, bạn đang cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng hay chán nản với cuộc sống thực tại và nghĩ rằng mình đã không còn trẻ trung nữa. Lúc này, đâu là hướng đi phù hợp cho tuổi 40 và tuổi 40 nên làm gì?

2.1. Chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp

2.1.1. Tập thể dục thể thao

Bước vào giai đoạn 40 tuổi, xương cốt của bạn dần trở nên thoái hóa, cơ bắp yếu dần và làn da ngày càng nhão, các cơ quan bên trong cũng dần một yếu đi. Vì vậy, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và săn chắc. Dù công việc bận rộn đến đâu, phụ nữ và đàn ông ở tuổi 40 nên chăm chỉ tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.

Khi có tuổi, chỉ cần mắc phải một căn bệnh nào đó, bạn sẽ cảm thấy “ớn lạnh”, bởi vậy trân quý sức khỏe của bản thân là điều nên làm, dù giàu sang phú quý tới đâu, bạn cũng sẽ không thể khỏe mạnh mãi với thời gian. Bạn nên nhớ rằng sức khỏe là số 1, những thứ khác là số 0, nhưng khi số 1 không còn, số 0 dù nhiều tới đâu chẳng còn có ý nghĩa nữa.

2.1.2. Gìn giữ nhan sắc

Ở độ tuổi trung niên, dù đàn ông hay phụ nữ cũng trở nên già đi, da nhiều nếp nhăn và xuất hiện đồi mồi. Tuy nhiều đàn ông ở độ tuổi 40 vẫn còn có thể giữ vững được phong độ. Nhưng với phụ nữ, thời kỳ mãn kinh đang tiến dần tới, họ bắt đầu lo lắng, bận tâm về nhu cầu làm đẹp.

Để làm được điều này, bạn cần chăm chỉ rèn luyện sức khỏe, chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý, tránh xa chất kích thích và từ bỏ những thói quen có hại cho bản thân.

2.2. Chăm sóc cha mẹ, gia đình

Ở độ tuổi “chín muồi” và cha mẹ bạn đã trở nên già yếu hơn. Vì vậy, bạn cần thường xuyên về thăm gia đình nếu đi làm ăn xa, chăm sóc cha mẹ để họ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hưởng thụ được nhiều niềm vui gia đình. Bạn cũng cần nhớ rằng, con cái bạn sẽ nhìn vào cách mà bạn đối xử với cha mẹ của bạn để đối xử với bạn tương tự.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái, dạy dỗ chúng nên người. Đừng mải mê vì công việc, cuộc vui mà quên mất định hướng cho con cái, dạy chúng cư xử phải phép, đúng mực, biết phấn đấu trong cuộc sống. Có như vậy, con của bạn mới không phải muộn phiền và lạc mất hướng đi ở tuổi 40.

2.3. Vứt bỏ những điều không tốt

Bạn đã không còn sự bồng bột của tuổi đôi mươi, vì vậy khi cảm thấy những điều không tốt với bản thân mình, bạn nên buông bỏ. Đó có thể là tiền tài, sự nghiệp hay một “ánh trăng sáng” trong lòng bạn,… Dù đó có là gì, khi bạn cảm thấy những điều đó không tốt cho bản thân mình, bạn nên buông bỏ, học cách làm quen với điều này.

2.4. Xác định cho bản thân mục tiêu, mạnh mẽ vững bước

Ở tuổi 40, bạn đã định hình cho mình một phương hướng cho sự nghiệp và xác định được mục tiêu của mình. Không như ở tuổi 20 hay 30, khi bạn quyết định điều gì, bạn cần suy nghĩ kỹ càng và không nên liều lĩnh. Bởi khi thất bại, bạn có thể khó làm lại từ đầu.

Bạn cần ngồi lại và ngẫm xem mục tiêu của bản thân là gì, khi quyết định được chính xác, bạn mới có thể mạnh mẽ bước tới, thành công hơn trong công việc.

2.5. Tiết kiệm tiền

Khi ở tuổi 40, bạn không nên hoang phí tiêu xài mà nên học cách tiết kiệm tiền. Đây có thể là tiền bạn sử dụng để phòng trừ những trường hợp cấp bách, lo cho con cái học hành, hay muốn mở một công ty, cửa hàng nào đó… Khi lên được kế hoạch để tiết kiệm cụ thể, rõ ràng cho bản thân, đến lúc cấp bách thì bạn cũng có một khoản để dành. Nếu không tiết kiệm, khi rơi vào trường hợp cần tiền, bạn có phàn nàn thì cũng không còn có tác dụng.

2.6. Gìn giữ hạnh phúc gia đình

Bạn không nên bỏ bê con cái, vợ chồng, gia đình và vùi đầu vào công việc. Dù bận rộn tới đâu, bạn cần dành thời gian chăm sóc gia đình, con cái, phụ giúp, đỡ đần vợ/ chồng việc nhà. Cho dù cuộc sống hôn nhân của bạn không quá hạnh phúc, bạn cũng nên gìn giữ, bởi lứa tuổi này không còn có tình cảm mặn nồng như hồi mới yêu, mới cưới, bạn nên dành thời gian cho gia đình nhiều hơn và tránh xa cám dỗ bên ngoài.

2.7. Sống lương thiện

Hẳn bạn đã nghe câu: “Tâm sinh tướng”, nghĩa là khi bạn có một tâm hồn lương thiện, tốt bụng, bạn sẽ trẻ trung, hạnh phúc và có một khuôn mặt phúc hậu. Vẻ đẹp tỏa ra từ sâu trong nội tâm của bạn và khi có một tâm hồn lương thiện, bạn sẽ có gương mặt hiền hòa, ưa nhìn.

Bên cạnh đó, khi sống lương thiện, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, tích đức cho con cháu đời sau và cũng có thể lên thiên đàng khi hóa cát bụi. “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”, bạn hãy nhớ kỹ điều này.

2.8. Chọn bạn mà chơi

Khi bước vào độ tuổi trung niên, bạn đã trải qua nhiều bão giông của cuộc đời, tường tận nhiều vấn đề và có một đôi mắt nhìn thấu lòng người, có thể phân biệt được ai là người tốt và ai chỉ giả vờ tốt với bạn.

Những người bạn tốt, khi sống thật lòng với bạn, bạn nên đối xử lại với người đó tốt hơn. Để khi gặp khó khăn, sẽ có người vươn tay ra giúp đỡ bạn. Ngược lại, một số người chỉ tiếp cận, chơi với bạn chỉ vì lợi ích của họ. Những người này bạn cần phải tránh xa, không nên dây dưa vì có thể gặp phải hậu họa. Chỉ khi bạn phân biết được người tốt, người xấu, bạn mới có thể hạnh phúc.

2.9. Kiểm soát cảm xúc tốt

Những người khi có cảm xúc ổn định, vui vẻ, biết cân bằng cảm xúc, họ sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc. Dù có chịu bất ổn, nhiễu nhương, khi biết cân bằng cảm xúc, họ sẽ vượt qua dễ dàng và tìm được lối đi mới cho bản thân mình. Bạn cần học được cách tĩnh tâm, không dễ dàng nóng giận, biết cách tiết chế cảm xúc của bản thân mình để có một cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng.

Bạn hãy dành thời gian cho bản thân mình, uống một ấm trà ngon, đọc một cuốn sách hay, nghe một bài hát ý nghĩa… để điều chỉnh lại trạng thái tâm lý của bản thân mình. Từ đó, trạng thái của bản thân bạn sẽ thả lỏng, cuộc sống trở nên thư thái và nhẹ nhàng.

Hy vọng bạn đã biết được “Tuổi 40 nên làm gì?” sau khi theo dõi bài viết trên đây. Ở tuổi trung niên, bạn nên thay đổi thói quen của bản thân, luôn hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp, đừng chỉ nên nhìn vào những mặt tiêu cực trong cuộc sống. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chăm sóc gia đình và con cái, chăm chỉ vận động, rèn luyện sức khỏe và học cách tĩnh tâm, điều chỉnh cảm xúc chính là những việc hữu ích mà bạn nên thực hiện.