Top 9 nghề có lương cao nhất Việt Nam từ 30 – 300 triệu, mẹ nào muốn sướng cứ đầu tư con học vào đây chắc chắn giàu

Mỗi nghề sẽ có một yêu cầu, đặc thù riêng và cả mức lương riêng. Nếu biết được mức lương của những nghề dưới đây chắc chắn các chị sẽ gào thét vì sao hồi đó mình không theo nghề này đấy.Trong công ty em có bà chị ngồi kế suốt ngày tìm các khóa học cho con, mà thằng bé thì mới bé tý đã phải học đủ thứ. Em thắc mắc sao chị không để cho nó chơi thoải mái đã từ từ rồi học. Bả kêu phải học để mai mốt còn làm này làm kia chứ như bố mẹ bây giờ cực lắm. Em hỏi tiếp thế chị muốn nó học cái gì bả kêu “cái gì nhiều tiền thì học” 🙂 sẵn nói chuyện làm cái gì nhiều tiền. Em chia sẻ với các mẹ bài em vừa đọc được về các nghề giàu nhất tại Việt Nam. Mà cái ngạc nhiên hơn là những nghề này không cần học gì cao siêu cả các mẹ ơi. Đọc xong mà em còn hối hận mà, thế nên các mẹ nhà mình mà có định hướng cho con sau này làm nghề gì thì đừng quên những nghề này nha. Cứ đầu tư vào những nghề này đảm bảo không giàu mới lạ đó.1. CEO của khách sạn (210 – 320 triệu đồng)Lương của 1 nhân viên cao cấp ngành khách sạn cũng vô cùng khủng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện trong nước có khoảng 5.000 khách sạn 3-5 sao nhưng hầu hết các khách sạn đình đám nhất, nằm ở vị trí đẹp nhất đều phải thuê công ty nước ngoài quản lý. Với 10.000-15.000 USD/tháng (tương đương 210-320 triệu đồng/tháng) là mức lương trung bình của CEO người nước ngoài của một khách sạn cao cấp tại Việt Nam.2. CEO ngân hàng (trên 100 triệu)Nếu nói lương của nhân viên NH cao thì có phần hơi khập khiễng nhưng nếu nói lương của sếp ngân hàng cao thì không sai 1 chút nào. Đã có một khảo sát về tình hình lương của các CEO ngân hàng, trong đó “khủng” nhất là lương của một CEO ngân hàng thương mại cổ phần nằm trong top 10 tới 1 triệu USD/năm, tức hơn 20 tỷ đồng. Một số CEO ở các ngân hàng lớn hưởng lương từ 4,8 – 7 tỷ đồng/năm, còn các CEO khác cũng thu nhập trên dưới 2 tỷ đồng mỗi năm.Và có Tổng giám đốc ngân hàng lương 6 – 7 tỷ đồng/năm là chia sẻ của một sếp ngân hàng ở TP HCM khi cổ đông chất vấn về mức thù lao của Hội đồng quản trị tại ĐHCĐ thường niên 2014 của ngân hàng này tổ chức.3. Phi công (70-80 triệu)Chắc ai nhìn nhưng người làm phi công cũng thấy oai ra phết đúng không nè? Theo bảng lương 5 năm từ 2008 đến 2013 được Vietnam Airlines (VNA) công bố gần đây nhất, mức lương năm 2013 của phi công bình quân đạt 74,8 triệu đồng/tháng.Theo ý kiến của nhiều người, mức lương “khủng” nói trên tương xứng với áp lực, khối lượng và tính chất của công việc điều khiển máy bay. Không những phải đối mặt với áp lực của người “nắm giữ” tính mạng của hàng trăm hành khách, phi công còn là nghề đầy rủi ro, yêu cầu độ tập trung, trình độ cao. Trước đó, họ phải trải qua một quá trình khá dài và khắc nghiệt để rèn luyện nghề.4. Quản lý nhân sự (30 – 100 triệu đồng)Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 đến 3.000 USD/tháng.Thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam. Điều này cho thấy, nghề nhân sự đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp.5. Lập trình viên công nghệ thông tin (25 – 30 triệu đồng)Hiện nay, trong khi các ngành khác nhu cầu nhân lực và mức lương có xu hướng giảm qua các năm thì ngành công nghệ thông tin nói chung và nghề lập trình nói riêng vẫn vững vàng giữ được vị trí “hot”.Trong bối cảnh hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin ở nước ngoài sang Việt Nam làm ăn. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của họ thường rất quy mô, nhiều doanh nghiệp đã tung ra những “chiêu” tuyển dụng nhân tài rất hấp dẫn như việc sẵn sàng chi trả mức lương trên 1.000 USD cho người những kỹ sư phần mềm giỏi và thông thạo tiếng Anh.6. Luật pháp, quan hệ chính phủ(30 – 240 triệu đồng)Thiết lập quan hệ qua lại giữa công ty và chính phủ, đảm bảo tổ chức luôn nắm rõ các quy chế mới nhất được ban hành hay xây dựng, củng cố mối quan hệ với chính quyền địa phương là những gì công việc này yêu cầu. Yêu cầu bằng đại học và ít nhất 8 – 15 năm kinh nghiệm, sự khó nhằn của công việc này phần nào lý giải cho mức lương hấp dẫn nó mang lại. 7. Tiếp viên hàng không (20 30 triệu)Đã nhắc về phi công, không thể không nói đến tiếp viên hàng không, Cũng như phi công, tiếp viên hàng không là nghề “đi quanh năm” trên máy bay. Tuy nhiên, áp lực của nghề này có phần thấp hơn so với những người làm nghề phi công. Cùng với lương tháng cố định, tiếp viên hàng không cũng có cơ hội có thêm thu nhập từ việc buôn bán hợp pháp các loại hàng hoá xách tay.8. Y dược và khoa học đời sống – Giám đốc phụ trách phát hành dược phẩm(95 – 147 triệu đồng)Để làm được công việc này, bên cạnh các kỹ năng về bán hàng, marketing hay quản lý…. thì kiến thức chuyên sâu về dược phẩm là yếu tố tối quan trọng. Đó là lý do công việc giám đốc phụ trách phát hành dược phẩm đòi hỏi kỹ năng xuất sắc về quản lý , y học cũng như học vị, kinh nghiệm lâu năm. Bằng thạc sĩ là chứng chỉ gần như giám đốc nào cũng có, cùng với ít nhất 13 – 16 năm kinh nghiệm. 9. Kỹ thuật – Giám đốc phụ trách kỹ thuật(70 – 90 triệu đồng)Phụ trách chuyên sâu về máy móc và kỹ thuật của tổ chức, công việc này đòi hỏi người làm ít nhất có bằng đại học về kỹ thuật cũng như từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm.