Uống táo đỏ và kỷ tử có tác dụng gì?

Video Trà táo đỏ kỳ tử có tác dụng như thế nào?

Xem thêm: Quả táo: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe

Trà kỷ tử vị chua chua ngọt ngọt có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch và giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hỗ trợ việc giảm giảm cân,… Bạn có thể học cách hãm trà kỷ tử tại nhà để thưởng thức mỗi ngày.

Tác dụng của kỷ tử

nEmgEFpCXFMEthZSwznpMFbMQoTYDdDiE6PJSKg6Qkp0SQrS1fR3M1CpEt6Fn2uTVhGQY46olKb YJS4ouiCPiloEiOMTkHAZdI

Kỷ tử hay còn được gọi là câu kỷ tử có rất nhiều công dụng và được sử dụng làm dược liệu của nhiều bài thuốc đông y. Sau đây là 1 số tác dụng cơ bản của kỷ tử:

  • Cải thiện trí nhớ: Sử dụng kỷ tử thường xuyên trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Trong kỷ tử có chứa 1 lượng lớn betaine giúp tăng cường khả năng phục hồi trí nhớ.
  • Tăng cường khả năng tình dục ở nam giới: Trong đông y, kỷ tử được sử dụng vào những bài thuốc hỗ trợ sinh lý nam giới. Cụ thể các chất dinh dưỡng có trong kỷ tử giúp làm tăng hàm lượng hormone testosterone.
  • Chống lão hóa hiệu quả: Không chỉ đông y, ngay cả y học hiện đại cũng đã công nhận kỷ tử có tác dụng chống lão hóa rất tốt. Chúng giúp bảo vệ gan, giảm huyết áp và ngăn chặn quá trình lão hóa xảy ra.
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch: Kỷ tử có tác dụng kiểm soát và hỗ trợ tăng cường sức mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nguyên nhân là do trong kỷ tử có chứa chất polysaccharides giúp cải thiện chất lượng của những tế bào miễn dịch.
  • Kháng lại tế bào ung thư: Ngoài tăng cường hệ miễn dịch, kỷ tử khi được sử dụng đúng cách còn giúp kháng lại sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả.

Công dụng của táo đỏ

f RJ 5wc3XYYMVL0bu06dORhkTq78TS2JD

Theo nghiên cứu, trong quả táo đỏ chứa rất nhiều hoạt chất có lợi và tốt cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ và vitamin được tìm thấy có tác dụng chống viêm cũng như bảo vệ hệ miễn dịch, bảo vệ đường tiêu hóa. Cụ thể:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Giúp hệ tim mạch khỏe mạnh
  • Làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường
  • Hỗ trợ lợi khuẩn
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư
  • Chống hen suyễn
  • Xương chắc khỏe hơn
  • Bảo vệ não bộ

Kỷ tử có tác dụng bổ gan thận và rất tốt đối với mắt. Hơn thế nữa, người ta còn sử dụng kỷ tử để làm đẹp da, da dẻ sẽ trở nên hồng hào hơn, chống lão hóa. Những người thể hàn có thể ăn kỷ tử để làm ấm cơ thể. Trong khi đó táo đỏ giúp bổ sung ích khí và kiện tị vì.

Sự kết hợp giữa 2 loại dược liệu này giúp bảo vệ gan. Ngoài ra trà kỷ tử và táo đỏ còn rất thích hợp dành cho những người thường xuyên thức khuya.

Công dụng của kỷ tử và táo đỏ tốt như vậy nên dược liệu này được sử dụng để pha trà rất phổ biến hiện nay. Để làm loại trà này, trước tiên bạn nên chuẩn bị và rửa sạch nguyên liệu. Sau đó cắt táo đỏ thành từng lát, kỷ tử để nguyên cho hỗn hợp trên vào cốc. Đổ nước ấm vào cốc rồi hãm trong vòng 15’.

Uống trà táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày không chỉ có lợi đối với sức khỏe mà còn giúp làn da khỏe mạnh, sáng mịn và giảm nếp nhăn rất hiệu quả.

Uống táo đỏ và kỷ tử có tác dụng gì? Cách pha trà kỷ tử ngon nhất?

Bạn có thể sử dụng riêng kỷ tử để pha trà hoặc kết hợp thêm một số thành phần khác như hoa cúc hoặc táo đỏ. Cách pha loại trà này cũng khá dễ dàng và mau chóng.

Cách hãm trà kỷ tử cơ bản

Bạn chỉ cần tìm mua kỷ tử khô rồi chuẩn bị nước thật sôi là có thể hãm một ly trà ấm nóng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 15g kỷ tử
  • Nước sôi

Cách làm

  • Làm sạch kỷ tử.
  • Cho kỷ tử vào ấm hoặc ly hãm trà rồi rót nước sôi vào.
  • Ngâm kỷ tử khoảng 10 – 15 phút.
  • Rót nước trà ra rồi thưởng thức.

21uqRj z O7Kv1CI b8OXkN7CGlmzWAmkWNSotDjhc3N S sWxQFX5zQEOwYQXeNdCOsY2AEL0xeBmazF6yupuWclw7b ZWx75CCdFQRI6jXy0bgL4doAN tG0JxBVHT bnpiVb8

Cách pha trà hoa cúc kỷ tử

Hoa cúc được xem là bài thuốc dân gian chữa các bệnh như đau đầu, viêm mũi, gout… thành phần này sẽ giúp món trà kỷ tử thêm phần công hiệu cũng như ngon hơn. Bạn có thể chọn mua hoa cúc khô ở các shop online rất đơn giản để hãm trà theo cách sau.

Thành phần cần chuẩn bị

  • 10g hoa cúc khô
  • 10g kỷ tử

Cách thực hiện

  • Làm sạch hoa cúc khô và kỷ tử.
  • Cho hoa cúc và kỷ tử vào ấm hay ly hãm trà.
  • Rót nước sôi vào ấm để ngâm hoa cúc và kỷ tử trong tầm 2 – 3 phút.
  • Rót trà ra rồi thưởng thức.

WK8lRo1uvuPeygi0x6fDk ZyDUUq0p4qLuU0 W 7yEHAEGkeWN68QYCa25Jw2jgyAmYsYj 5Z zshqWJOA2lhmRRqgDVD2XGxTWAptHxTGxL37S2xuevIG uS2rofC95KoMfpzoP

Cách uống trà kỷ tử và táo đỏ có tác dụng phòng ung thư

Táo đỏ chẳng những ngon miệng mà còn có thể giúp bạn chống kích ứng, phòng ung thư, điều hòa huyết áp… Đây là một nguyên liệu sẽ mang đến cho món trà kỷ tử vị ngọt thanh thoải mái.

Thành phần cần chuẩn bị

  • 500ml nước
  • 5 quả táo đỏ
  • 15 hạt kỷ tử
  • Đường phèn

Cách làm

  • Cho hết số kỷ tử, táo đỏ và đường phèn vào nồi.
  • Đổ nước vừa đủ vào nồi rồi đun với lửa to.
  • Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ rồi đun thêm vài phút.
  • Chắt lấy phần nước trà để thưởng thức.

Uống táo đỏ và kỷ tử có tác dụng gì?

Cách hãm và uống trà kỷ tử, táo đỏ hoa cúc

Bạn có thể kết hợp cả táo đỏ và hoa cúc vào ly trà kỷ tử để có thành phẩm thật bổ dưỡng và đẹp mắt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 30g kỷ tử
  • 50g táo đỏ
  • 10g hoa cúc
  • 1 cây lá dứa
  • 2l nước
  • 150g đường phèn

Cách thực hiện

  • Cho kỷ tử và táo đỏ và lá dứa vào trong nồi, sau đó thêm nước rồi nấu cho sôi.
  • Bỏ hoa cúc vào nồi rồi nấu thêm khoảng 3 phút.
  • Cho đường phèn vào theo khẩu vị.
  • Chắt nước trà ra thưởng thức.

Uống táo đỏ và kỷ tử có tác dụng gì?

Nếu muốn tìm mua kỷ tử khô để pha trà, bạn có thể tới các shop thảo dược, tiệm thuốc y học cổ truyền hoặc tìm các trang bán hàng trực tuyến. Giá thành và chất lượng của kỷ tử rất phong phú nên bạn hãy tìm mua ở cửa hàng hoặc các trang bán hàng uy tín để đảm bảo mua được kỷ tử chất lượng.

Khi mua kỷ tử khô và sử dụng không hết, bạn có thể bảo quản loại thảo dược này trong túi ni lông kín khí rồi cho vào tủ lạnh để tránh trường hợp bị mốc. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể phơi lại kỷ tử dưới nắng cho thật khô rồi mới đưa vào túi kín để bảo quản. Bạn lưu ý kiểm tra kỷ tử thường xuyên xem có hiện tượng ẩm mốc không.

Cảm ơn các bạn đã xem bài viết “Uống táo đỏ và kỷ tử có tác dụng gì? Nếu thấy bài viết này hữu ích, bạn hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé.

Xem thêm:

  • Bạn có thể ăn bao nhiêu quả táo mỗi ngày? 6 tác dụng phụ có thể gặp khi ăn quá nhiều táo
  • Giấm táo và 6 lợi ích sức khỏe dựa trên cơ sở khoa học
  • 28 công dụng tuyệt vời của giấm táo
  • Tác dụng phụ của giấm tạo và cách sử dụng an toàn
  • Sử dụng giấm táo an toàn: Số lượng, cách dùng, tác dụng phụ có thể gặp