Kiểm toán là một ngành học liên quan chặt chẽ tới kế toán. Thường học ngành Kế toán sẽ có chuyên ngành Kiểm toán. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều trường đã tách ra đào tạo riêng ngành Kiểm toán rồi đấy. Nếu các bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này thì có thể kéo ngay xuống phần dưới bài viết này nha.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Kiểm toán là gì?
Kiểm toán (tiếng Anh là Audit) là một ngành chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính – kế toán, nghiên cứu và đánh giá các hoạt động tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Các kiểm toán viên sẽ thực hiện các kiểm toán tài chính, tìm kiếm và phân tích các rủi ro và cải thiện các hoạt động kinh doanh. Họ cũng cần phải tuân thủ các quy định và chuẩn mực tài chính, cung cấp các báo cáo và đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp. Bộ phận Kiểm toán hiện nay là bộ phận đắc lực hỗ trợ cho quản lý kinh tế các doanh nghiệp trong nước.
>> Tham khảo bài viết về Ngành kế toán
Chương trình học ngành Kiểm toán trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như Kế toán tài chính, kế toán quản trị, thuế và kế toán thuế, tài chính doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán, Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, kiểm toán hoạt động, phân tích tài chính, kiểm soát quản lý…
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kiểm toán
Như mình đã nói ở trên thì Kiểm toán hầu như được coi là chuyên ngành của kế toán, chính vì vậy nó thường được tuyển sinh theo chuyên ngành thuộc kế toán ở nhiều trường. Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo ngành Kiểm toán dưới đây nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Kiểm toán năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
2.1 Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
Tên trường Điểm chuẩn 2022 Trường Đại học Kinh tế quốc dân 28.15 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 24.3 Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội 22.5 Trường Đại học Điện lực 23 Trường Đại học Thủy lợi 24.9 Trường Đại học Lao động – Xã hội 22.5 Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh 15 Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 15
2.2 Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
Tên trường Điểm chuẩn 2022 Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng 23.75 Trường Đại học Kinh tế Huế 17 Trường Đại học Hồng Đức 15 Trường Đại học Duy Tân
2.3 Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
Tên trường Điểm chuẩn 2022 Trường Đại học Kinh tế luật TPHCM 26.45 Trường Đại học Kinh tế TPHCM 27.8 Trường Đại học Cần Thơ 24 Trường Đại học Mở TP HCM 24.25 Trường Đại học Công nghiệp TPHCM 25 Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM 19 Trường Đại học Thủ Dầu Một 16.5
Điểm chuẩn ngành Kiểm toán năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 28.15 (thang điểm 30).
3. Các khối thi ngành Kiểm toán
Dưới đây là những khối thi ngành Kiểm toán đi kèm với tổ hợp môn và số trường xét theo khối đó.
Các khối xét tuyển ngành/chuyên Kiểm toán bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa)
- Khối A08 (Toán, Sử, GDCD)
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, Văn, KHTN)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối C03 (Văn, Sử, Toán)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán
Nếu bạn đang thắc mắc không biết sẽ ngành Kiểm toán sẽ học những gì thì có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành học này của trường Đại học Kinh tế Huế nhé.
Sinh viên ngành Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Huế sẽ được học những môn như sau:
I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG 1. Lý luận chính trị Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin 1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật Pháp luật đại cương Địa lý kinh tế Khoa học môi trường Quản lý nhà nước về kinh tế Tâm lý học đại cương Xã hội học đại cương 3. Ngoại ngữ Tiếng Anh cơ bản 1 Tiếng Anh cơ bản 2 Tiếng Anh cơ bản 3 4. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường Tin học ứng dụng Toán ứng dụng trong kinh tế Lý thuyết xác suất và thống kê toán II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 1. Kiến thức của khối ngành Kinh tế vi mô 1 Kinh tế vĩ mô 1 Nguyên lý kế toán Quản trị học Tài chính – tiền tệ 1 2. Kiến thức ngành, chuyên ngành 2.1 Kiến thức chung của ngành Kiểm toán đại cương Kế toán tài chính 1 Kế toán tài chính 2 Kế toán quản trị 1 Kế toán quản trị 2 Thuế và Kế toán thuế 1 Thuế và Kế toán thuế 2 Tài chính doanh nghiệp 1 Tài chính doanh nghiệp 2 Hệ thống thông tin kế toán 1 2.2 Kiến thức chuyên sâu của ngành Kiểm toán báo cáo tài chính 1 Kiểm toán báo cáo tài chính 2 Kiểm soát nội bộ Kiểm toán hoạt động Phân tích tài chính Kiểm soát quản lý Tài chính quốc tế Phân tích và đầu tư chứng khoán Kế toán chi phí 1 Hệ thống thông tin kế toán 2 3. Kiến thức bổ trợ Phương pháp nghiên cứu khoa học Pháp luật về doanh nghiệp Quản lý thuế Thống kê kinh doanh 1 Kinh tế lượng Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán Kế toán công 1 Kế toán quốc tế Đàm phán kinh doanh Marketing căn bản 4. Thực tập nghề nghiệp Thực tập nghề nghiệp 5. Thực tập cuối khóa Khóa luận cuối khóa Chuyên đề tổng hợp Chuyên đề thực tập cuối khóa
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Ngành kiểm toán cung cấp nhiều cơ hội việc làm, từ việc làm cho các công ty, tổ chức, đến cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và chính phủ. Các nhân viên kiểm toán có thể làm việc với các tổ chức tài chính, nhà đầu tư, các công ty dịch vụ tài chính hoặc tự sở hữu. Các chuyên gia kiểm toán có thể làm việc như một tư vấn viên hoặc làm việc cho các tổ chức tự do.
Các công việc ngành kiểm toán bạn có thể tham khảo như sau:
- Kiểm toán viên: kiểm tra và đánh giá các tài khoản của doanh nghiệp.
- Chuyên viên tài chính: tư vấn về tài chính và quản lý tài sản.
- Chuyên viên tài chính dự án: quản lý và theo dõi tài chính của dự án.
- Chuyên viên tài chính tư vấn: tư vấn về tài chính cho cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Nhà quản lý tài chính: quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp.
- Chuyên viên dự án: quản lý và theo dõi tiến độ của dự án.
6. Mức lương ngành Kiểm toán
Mức lương ngành kiểm toán tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chứng chỉ, vị trí, công ty và địa điểm. Trung bình mức lương cho một kế toán hoặc kiểm toán viên có kinh nghiệm tại Việt Nam khoảng từ 7-15 triệu đồng/tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành kiểm toán, các phẩm chất cần có gồm:
- Sự chăm chỉ và nghiên cứu: Kiểm toán yêu cầu sự chăm chỉ và tìm hiểu về các chủ đề kinh tế, tài chính và luật pháp.
- Khả năng sử dụng công nghệ: Kiểm toán cần biết sử dụng máy tính và phần mềm kiểm toán.
- Khả năng tìm kiếm và phân tích thông tin: Cần có khả năng tìm kiếm và phân tích thông tin tài chính, kế toán và luật pháp.
- Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm: Kiểm toán cần có khả năng giao tiếp với các đối tác kinh doanh và làm việc nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ.
- Nhạy cảm với chi tiết với các con số tài chính: Kiểm toán cần có sự nhạy cảm với chi tiết và khả năng phân tích các số liệu và tài liệu tài chính.
- Trung thực và tính chính xác: Kiểm toán cần có tính trung thực và chính xác trong việc thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
Trên đây là những thông tin tổng hợp quan trọng về ngành Kiểm toán, hi vọng có thể hỗ trợ các bạn trong việc tìm kiếm thông tin và lựa chọn ngành nghề tương lai cho bản thân.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!