Kiểm sát viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên

Bạn hiểu chức danh kiểm sát viên là gì? Để trở thành một kiểm sát viên bạn cần phải đạt được những tiêu chuẩn nào?

  • Cơ trưởng là gì? Những yếu tố để trở thành một cơ trưởng giỏi
  • Team leader là gì? Làm thế nào để thành team leader giỏi?

Kiểm soát viên là một vị trí trong Viện kiểm sát nhân dân. Chức vụ này có vai trò hết sức quan trọng đối với các chức năng nhiệm vụ và thực hành quyền công tố. Kiểm soát mọi hoạt động tư pháp và là hình ảnh nổi bật, gần gũi và sinh động thực tế nhất về viện kiểm sát nhân dân. Đây chính là một vị trí mà nhiều sinh viên luật mong muốn đạt được.

Vậy để trở một Kiểm sát viên cần phải có những yếu tố nào chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây để nắm rõ hơn.

Kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên là người làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân, được cơ quan tư pháp giao nhiệm vụ buộc tội những bị cáo vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự xét xử trong các phiên tòa.

Kiểm sát viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên - Ảnh 1
Kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên sẽ có quyền ra các lệnh như bắt giữ, truy tố tội phạm và tham gia điều tra. Bởi vậy nghi ngờ một kết quả điều tra của bản án nào không hợp lý thì kiểm sát viên có thể điều tra lại từ đầu có nhưng trường hợp kết luận của cơ quan điều tra và bản án của Tòa bị hủy.

Mục tiêu của kiểm sát viên của Viện kiểm sát chính là bảo vệ phát chế hạn chế được những sai phạm xảy ra trong quá trình xét xử và các bản án oan sai.

Theo dõi cẩm nang các nghề nghiệp để có những kiến thức bổ ích nhất.

Nhiệm vụ của kiểm sát viên

Kiểm sát viên là một chức danh vô cùng quan trọng trong Viện kiểm sát nhân dân mang trong mình trách nhiệm cao cả nên cần phải có những đặc thù công việc riêng như:

Kiểm sát viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên - Ảnh 2
Nhiệm vụ của kiểm sát viên

► Xem thêm: Hướng dẫn lam CV xin viec đúng chuẩn mẫu chỉ với 5 phút thao tác

Nhiệm vụ và quyền hạn chung

  • Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quyền công tố và các hoạt động tư pháp do viện trưởng phân công. Đều chịu trách nhiệm trước viện trưởng bất kỳ chuyện gì xảy ra.
  • Tiến hành nhiệm vụ đều phải theo hướng chỉ đạo của viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình và cấp cao.
  • Khi được giao nhiệm vụ trái với pháp luật thì kiểm sát viên được phép không thực hiện và tiến hành báo cáo với cấp trên cao hơn để theo dõi và xử lý.
  • Phải thật tỉnh táo và công mong từ chối tố tụng hoặc thay đổi luật tố tụng theo quy định.

Nhiệm vụ và quyền hạn từng kiểm sát viên nhân dân

  • Tiến hành kiểm sát khởi tố và kiểm sát mọi hoạt động điều tra lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra.
  • Đưa ra yêu cầu điều tra đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
  • Triệu tập hỏi cung bị can và người làm chứng, người bị hại những người liên quan đến vụ án.
  • Thực hiện quyền tạm giam hay tạm giữ và bắt người.
  • Đọc cáo trạng và quyết định của Viện kiểm sát trong phiên tòa và đưa ra quan điểm những ý kiến đóng góp.
  • Kiểm sát quá trình xét xử.
  • Kiểm sát quá trình thi hành và quyết định cuối cùng của Viện kiểm sát.
  • Thực hiện công việc theo sự phân công của Viện trưởng kiểm sát.

Mỗi một kiểm sát viên đều đảm bảo có năng lực và chịu mọi trách nhiệm phát ngôn và thông tin do chính bản thân đưa ra trước Viện kiểm sát.

► Ứng tuyển ngay: Vị trí việc làm nhân viên kinh doanh có thu nhập cao, đãi ngộ tốt

Để trở thành kiểm sát viên yêu cầu những gì?

Muốn trở thành một kiểm sát viên bạn cần đảm bảo những điều sau đây để trở thành một kiểm sát viên đứng trong hàng ngũ của Viện kiểm sát nhân dân:

Kiểm sát viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên - Ảnh 3
Yêu cầu trở thành kiểm sát viên

Đầu tiên, bạn cần được đào tạo tại các trường chính quy chuyên ngành về lĩnh vực luật, kiểm sát đẻ có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và những kỹ năng nghiệp vụ.

Sau đó bạn cần có một bằng cử nhân về Luật. Tham gia kỳ thi tuyển công nhân viên chức viện kiểm sát. Tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại các cổng thông tin của Viện kiểm sát để ứng tuyển.

Hình thức để xét tuyển dựa vào những yếu tố sau:

  • Tốt nghiệp trình độ đại học chính quy trở lên.
  • Lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng không vi phạm pháp luật, phạm tội.
  • Nam từ 1m60 nặng 50kg trở lên. Độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi.
  • Nữ 1m55 nặng 45kg trở lên. Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi.
  • Với trường hợp đặc biệt nữ không quá 40 tuổi và nam không quá 50 tuổi.
  • Tham gia các khóa nghiệp vụ chuyên môn kiểm sát viên quá trình diễn ra từ 9 tháng tùy từng nghiệp vụ quy định.
  • Tham gia thi tuyển sau 2 năm tiến hành kỳ thi sơ tuyển kiểm sát viên sơ cấp.
  • Được bổ nhiệm trở thành kiểm sát viên.

Bằng những chia sẻ chi tiết chắc chắn bạn cũng hiểu được kiểm sát viên là gì và nắm giữ chức danh nhiệm vụ gì trong viện kiểm sát nhân dân. Nếu bạn muốn trở thành kiểm sát viên thì nhanh tay tích lũy kinh nghiệm và theo dõi thêm những thay đổi đào tạo và ứng tuyển mới nhất nhé.

► Khám phá những thông tin việc làm mới nhất hiện nay để luôn chủ động trong công việc.