Huyền Vũ Là Con Gì? 5 Ý Nghĩa Của Huyền Vũ Trong Phong Thủy

Huyền vũ là một trong những tứ tượng, thần thú linh thiêng của văn hóa Đông Á. Trong phong thủy, huyễn vũ mang nhiều ý nghĩa. Cùng Ngọc Thạch Thảo tìm hiểu về linh vật đặc biệt này nhé

Huyền Vũ Là Gì?

Huyền Vũ theo phong thủy Trung Hoa là linh vật kết hợp giữa Rắn quấn quanh con Rùa có màu Đen. Huyền Vũ đại diện cho yếu tố Thủy, hướng Bắc và mùa đông.

Ngoài ra, Huyền Vũ còn gọi là Chân Võ đại đế, Bắc đế Chân Võ đế quân, Đãng Ma Thiên tôn, Hắc Đế, là một vị thần quan trọng của Đạo giáo một trong tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương và triết học phương Đông. Chân thân của Huyền Thiên Trấn Vũ nổi tiếng trong đạo giáo.

Trong thiên văn học, Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím). Huyền Vũ tượng trưng cho mùa Đông.

Trong phong thủy học, Huyền Vũ tượng trưng cho những gì sáng sủa tốt đẹp gia tăng phúc thọ, giữ vượng khí dài lâu cho gia chủ. Nếu địa thế chưa có sẵn, ta có thể cải tạo đắp đồi, núi tạo hình mu rùa tượng trưng cho Huyền Vũ.

Xem thêm: 5 Ý Nghĩa Của Rùa Phong Thủy Mà Bạn Chưa Biết 2021

Truyền Thuyết Về Huyền Vũ

Truyền thuyết dân gian ghi chép rằng, Huyền Vũ mới đầu là một thánh thú sinh ra ở Sơn Hải Giới vào thời đại viễn cổ khai thiên lập địa, Sơn Hải Giới được biết đó một thế giới của Thần Ma nơi có rất nhiều dị thú, thần thú và những vị Thần Tiên lớn cũng được sinh ra ở nơi này.

Sơ khai Huyền Vũ là một sinh vật mang giống như Rùa cổ đại, Rắn cuốn quanh… Về sau, thần thú hóa thành hình người rồi trở thành một vị Thần lỗi lạc trong chư Thần, thuộc về chòm sao Tứ Tượng (Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ). Đứng đầu mạnh nhất là Thanh Long, cuối cùng là Huyền Vũ. Trở thành một đấng Đế vương trị vì một vùng trời Phương Bắc.

Nhưng lại có một vài dị bản truyền thuyết truyền khẩu trong dân gian khác lại kể rằng Ngọc Hoàng Thượng đế trên thiên đình, vì muốn giúp trần thế, đã tách một thể phách của mình xuống trần, đầu thai vào nhà Tịnh Lạc quốc vương và Thiện Thắng hoàng hậu.

Có thuyết khác nữa thì nói đó là thể phách thứ 28 của Thái Thượng Lão Quân đầu thai. Vị Thái tử khi sinh ra đã không muốn nối nghiệp làm vua, mà quyết tâm đi tu.

Được Diệu Lạc thiên tôn dạy dỗ, Thái tử vào núi Vũ Đương tu hành, khi đạt được thần thông thì rạch bụng vứt bỏ gan và ruột rồi đi vân du về phương Bắc trừ yêu ma quỷ quái giúp dân.

Không ngờ gan và ruột của thần biến thành yêu quái Rùa và Rắn làm hại dân quanh núi. Thần quay về thu phục hai yêu quái, trở thành hai vị tướng dưới trướng.

Ngoài ra thần còn có năm vị tướng là năm con rồng đi theo. Thần được Ngọc Hoàng Thượng đế giao cho trấn giữ phương Bắc

Xem thêm: Long Quy Là Gì? 5 Ý Nghĩa Phong Thủy Rùa Đầu Rồng 2021

Ý Nghĩa Của Huyền Vũ Trong Phong Thủy

Theo các chuyên gia phong thủy, con rùa phong thủy biểu tượng cho sự trường thọ và sự bảo bọc, che chở.

Bên cạnh đó, Huyền Vũ trong phong thủy còn là biểu tượng của quý nhân, của những người giúp đỡ mình cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hằng ngày, hoặc phù trợ cho mình lập nên công danh sự nghiệp như điển tích rùa thần dâng gươm ở hồ Hoàn Kiếm.

Trong cuộc sống đô thị hiện nay, những cao ốc đã thay thế cho đồi núi, và những con đường đã thay thế cho những dòng sông, nhưng mà nguyên tắc “sau lưng là đồi núi, trước mặt là sông biển” của Phong Thủy học vẫn còn giá trị như ngày trước.

Và nếu chúng ta có một cái nhìn rộng lớn hơn để áp dụng cho một thành phố, một thủ phủ hay thủ đô của một quốc gia, thì nguyên tắc này vẫn không thay đổi.

Lấy vài thí dụ điển hình, chẳng hạn như Hồng Kông, dựa lưng vào dãy Central Mountains trong lục địa và nhìn ra South China Sea. Sau lưng New York là rặng núi Appalachians và trước mặt là biển Atlantic.

Thủ đô Luân Đôn của Anh quốc dựa lưng vào dãy Chilterns và nhìn ra sông Thames v.v… và còn biết bao nhiêu thành phố khác trên thế giới, nếu không nổi tiếng về lãnh vực văn hóa, chính trị thì cũng nổi tiếng phồn thịnh về kinh tế, đều đã nằm trong vị trí địa dư đúng với nguyên tắc căn bản của Phong Thủy học mà người Trung Hoa gọi là cách “Ỷ sơn hướng hải”.

Khái niệm “Ỷ sơn, hướng hải” cũng đơn giản như cảm giác của người ngồi trên một cái ghế. Nếu cái ghế có lưng dựa thì thế ngồi sẽ vững chắc, thoải mái và ngồi được lâu dài hơn.

Cái lưng dựa đó chính là Huyền Vũ, biểu tượng của quý nhân, của sự bảo bọc, che chở phía sau lưng. Và nếu cái ghế có thêm tay dựa nữa, thì người ngồi trên ghế sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái hơn.

Hai tay dựa của cái ghế tương ứng với Thanh Long, bên trái và Bạch Hổ, bên phải của một căn nhà, một kinh thành hay một thành phố…

Nói như vậy, chúng ta thấy rằng, một kiến trúc dù theo đúng với những nguyên tắc của Phong Thủy, nhưng không ở tại một vị trí mà sau lưng được bảo bọc, trước mặt có nước để lưu tụ sinh khí và hai bên phải, trái cũng được che chở, thì tuy có tốt, nhưng cái tốt không được tồn tại lâu dài.

Đối với nhà ở cũng vậy, mặt sau của căn nhà giử một vai trò không kém phần quan trọng, cho nên chúng ta phải lưu ý đến những điểm sau đây: Nếu đằng sau căn nhà của chúng ta không có nhà của hàng xóm hoặc một cao ốc, thì căn nhà đã thiếu Huyền Vũ.

Vậy trường hợp thiếu huyền vũ thì phải làm như thế nào? Có phải lúc nào phía sau nhà cũng phải có Huyền Vũ thì vượng khí mới đi lên?

Xem thêm: 5 Ý Nghĩa Của Tượng Rồng Phong Thủy – Cách Bày Trí Tranh Rồng Như Thế Nào?

Cách Bày Trí Huyền Vũ Trong Phong Thủy Như Thế Nào?

Một vài quan niệm phổ biến thường thấy là hậu Huyền Vũ (Tức phía sau nhà) phải có núi để trấn, tiền Chu Tước (Phía trước nhà) phải có thủy để tụ khí, tả Thanh Long (Bên trái ngôi nhà) nên để đường đi, bên Bạch Hổ (Bên phải ngôi nhà) thường trồng cây.Tuy nhiên, đây chỉ là kiến thức cơ bản ban đầu của phong thủy trường phái Loan Đầu, khi đi sâu vào phong thủy phải áp dụng một cách linh hoạt theo địa thế đất và hướng đất.

Chẳng hạn, những nhà có hướng Bắc, nếu nói tả Thanh Long là đường đi, thì sẽ thuộc phía Tây, Thanh Long ngũ hành là Mộc, trong khi hướng Tây có ngũ hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc, nên Thanh Long không thể vượng.

Rồi Huyền Vũ ngũ hành là Thủy lại tọa ở phương Nam là Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa. Tương tự, Chu Tước ngũ hành là Hỏa lại tọa phương Bắc là Thủy; Bạch Hổ ngũ hành là Kim lại tọa phương Đông là Mộc.Trong phong thủy chúng ta có ngũ hành nên khi sắp đặt phong thủy, người ta phải tính đủ đến 5 yếu tố là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Khi án ngữ phong thủy có núi gọi là Sơn trấn, có nước gọi là Thủy trấn, trồng cây to lớn gọi là Mộc trấn, dùng các vật bằng kim loại là Kim trấn.

Riêng về Hỏa chấn, xét tổng thể căn nhà thì bếp là Hỏa chấn, còn với đình đền, thì nơi hóa vàng là Hỏa chấn. Cho nên, hướng bếp tính theo tuổi nam hay nữ gia chủ đều không chuẩn.Tuy nhiên, khi một ngôi nhà được thiết kế theo phong thủy chuẩn vào thế sơn hướng tốt, hợp với vận, thế nhà có đầy đủ hậu Huyền Vũ (có sơn) và Thanh Long, Bạch Hổ đầy đủ, thì tốt lại thêm tốt.

Ở trước mặt Chu Tước có thủy, có Minh Đường rộng rãi, thoáng đãng, giống việc ngồi ở nơi trước mặt phong quang, chủ nhân sẽ có tâm thái và tinh thần thoải mái, an nhiên hậu vận tốt.

Còn trường hợp ngồi ghế bị vật thể lớn chắn ngay trước mặt thì tâm thái bất an, bí bách, cũng tựa như ngôi nhà nhỏ, có cái sân bé, lại bị nhà khác to hơn trấn ngay đằng trước, rõ ràng sẽ thấy bị đè nén, cản trở.

Tài liệu tham khảo Huyền Vũ

Wikipedia