Biểu đồ cột chồng: Dấu hiệu và bài tập – Cách vẽ biểu đồ cột chồng

Biểu đồ cột chồng hay còn gọi là biểu đồ thanh xếp chồng, cũng như tên gọi của nó thì chúng được vẽ thành các cột giá trị xếp chồng lên nhau.

Vậy cách vẽ biểu đồ cột chồng như thế nào? Dấu hiệu nhận biết, cách nhận xét ra sao? Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Chính vì vậy trong bài viết hôm nay Download.vn giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về biểu đồ cột chồng như: cách vẽ, dấu hiệu nhận biết, cách nhận xét và một số bài tập tự luyện. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc tại đây.

Biểu đồ cột chồng: Dấu hiệu và bài tập

1. Biểu đồ cột chồng là gì?

Biểu đồ cột chồng hay còn gọi là biểu đồ thanh xếp chồng, cũng như tên gọi của nó thì chúng được vẽ thành các cột giá trị xếp chồng lên nhau.

Trong biểu đồ cột chồng thì các phần dữ liệu liền kề (đối với trường hợp thanh ngang) hoặc xếp chồng lên nhau (đối với trường hợp thanh dọc, còn gọi là cột).

2. Biểu đồ cột chồng dùng để làm gì?

– Các thanh có cùng màu haу các ký hiệu giống nhau thể hiện thành phần giống nhau nhưng giá trị khác nhau. Định dạng nàу giúp dễ dàng ѕo ѕánh cả hình ảnh ᴠà các thành phần của mỗi thanh. Biểu đồ thanh хếp chồng cho phép người dùng thấу những thaу đổi trong một loạt dữ liệu ᴠà nơi chúng хảу ra.

– Ngoài ra dạng biểu đồ cột còn có kiểu biểu đồ chồng 100%. Trong biểu mẫu nàу, mỗi thanh có cùng chiều cao hoặc chiều dài ᴠà các phần được hiển thị dưới dạng phần trăm của thanh chứ không phải là giá trị tuуệt đối.

3. Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột chồng

– Biểu đồ cột chồng: Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là % , từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian; Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần.

– Cột chồng: Nhiều đối tượng liên quan đến nhau ( cùng chung tổng số)

4. Cách nhận xét biểu đồ cột chồng

– Nhận xét chung nhất.

– Nhận xét từng đối tượng (cột nhận xét tương tự biểu đồ cột), sự tăng hay giảm của các đối tượng, sự liên tục hay không liên tục,…

– Nhận xét các mốc năm (tăng, giảm như thế nào)?

– Tìm mối liên hệ giữa các đối tượng.

– Kết luận và giải thích.

5. Bài tập về biểu đồ cột chồng

Câu 1: Cho bảng số liệu dưới đây:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ 2010

(Đơn vị: nghìn tấn)

NămSản lượng thuỷ sảnTổng sốKhai thácNuôi trồng1990890,6728,5162,120105142,72414,42728,3

a) Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta năm 1990 và năm 2010.

b) Nhận xét

Trả lời

a. Biểu đồ sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, năm 1990 và năm 2010

b. Nhận xét

Từ biểu đồ và bảng số liệu, ta thấy sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của chúng ta giai đoạn 1990 – 2010 tăng đáng kể.

Xu hướng tăng sản lượng nuôi trồng góp phần tích cực trong cơ cấu giá trị thủy sản cũng như góp phần bảo vệ và gia tăng số lượng đàn thủy sản.

Câu 2

Căn cứ vào bảng

Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh

Năm199520002002Nông thôn1174,3845,4855,8Thành thị3466,14380,74623,2

Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.

Trả lời

*Vẽ biểu đồ: