Triệu chứng hồng cầu tăng cao, nguyên nhân và cách chữa trị

Xin chào bác sĩ, em có đứa em đi khám sức khỏe thấy hồng cầu trong máu tăng cao. Bác sĩ khám nói do thể tích hồng cầu nhỏ nên không vấn đề gì. Nhưng em đọc thông tin trên mạng thấy bệnh về hồng cầu là một trong các bệnh nguy hiểm nên rất lo cho sức khoẻ của em nó. Mong bác sĩ cho lời tư vấn về trường hợp này, em xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, chúng tôi đã nhận được câu hỏi từ bạn và các bác sĩ xin tư vấn đến bạn một số thông tin về bệnh hồng cầu tăng cao như sau:

1. Hồng cầu tăng cao là gì

2. Biểu hiện khi hồng cầu tăng cao

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng hồng cầu tăng cao

4. Xét nghiệm sàng lọc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Hồng cầu tăng cao là gì?

Tăng hồng cầu là tình trạng số lượng các tế bào vận chuyển oxy trong máu, tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều hồng cầu làm cho máu tăng độ quánh, cô đặc hơn và gây nguy cơ tắc nghẽn máu trong hệ tuần hoàn.

Tăng hồng cầu thường gặp ở những người béo phì, tăng huyết áp, người bị bệnh động mạch vành… Tăng hồng cầu được xác định bằng cách đếm hồng cầu trong máu. Ở người bình thường, 1mm3 có 3,7 đến 4 triệu hồng cầu, những người có lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu/ mm3 được xem là thiếu máu, và người có lượng hồng cầu trên 5triệu/ mm3 được xem là tăng hồng cầu.

Tăng hồng cầu trong một số trường hợp được xem là một dạng ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, bệnh tiến triển chậm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Biểu hiện khi bị tăng hồng cầu

Người bị tăng hồng cầu thường có các biểu hiện như: Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, đau viêm các dây thần kinh. Da đỏ hoặc xanh tím ở mặt, môi, cổ và các đầy chi, đặc biệt là khi trời lạnh. Lách to, cứng nhẵn. Nghẽn mạch, tăng áp lực tâm thu và phì đại tim, gan to. Bệnh cũng có thể phối hợp với viêm bể thận, u nang thận…

3. Nguyên nhân làm tăng hồng cầu

Có nhiều nguyên nhân gây tăng hồng cầu trong máu, có thể do lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị hạn chế, hoặc do một bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất hồng cầu.

Cơ thể có thể tăng sản xuất hồng cầu để bù đắp lại một số bệnh lý gây ra giảm nồng độ oxy như: Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn; Suy tim; Bệnh lý xuất hiện từ khi sinh gây giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu (bệnh hemoglobin); Sống ở vùng cao; COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và các bệnh lý khác của phổi; Xơ phổi; Hội chứng ngừng thở khi ngủ; Hút thuốc lá (phụ thuộc nicotin)

Ngoài ra, khi các tế bào hồng cầu quy tụ lại cùng một vị trí nhưng vấn đảm bảo duy trì số lượng cũng sẽ gây ra tình trạng huyết tương (chất lỏng trong máu) giảm đi mà số lượng tế bào hồng cầu lại tăng lên. Đây gọi là tăng nồng độ tế bào trong máu.

Bên cạnh đó, một số bệnh về xương tủy cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng hồng cầu trong máu khi mắc các bệnh như rối loạn tăng sinh tủy hoặc bệnh đa hồng cầu.

Người bị bệnh thận cũng dễ mắc tình trạng hồng cầu tăng cao do tế bào hồng cầu được kích thích sản xuất nhiều hơn sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật thận hoặc bị ung thư thận.

Các nguyên nhân thường gặp làm tăng hồng cầu:

  • Mang thai, dậy thì
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Suy tim
  • Tăng huyết áp động mạch phổi
  • Sống ở nơi đồi núi cao
  • Ung thư thận, gan

Các nguyên nhân ít gặp hơn gây ra tăng hồng cầu:

  • Tăng hồng cầu Chuvash
  • Dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng phân tử hemoglobin
  • Đột biến gen bẩm sinh

Triệu chứng của hồng cầu tăng cao

Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi là những biểu hiện của tăng hồng cầu

4. Các xét nghiệm sàng lọc giúp tìm ra nguyên nhân

  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Xét nghiệm erythropoietin huyết thanh
  • Huyết đồ
  • Sắt huyết thanh, Ferritin
  • X-quang ngực
  • Điện tâm đồ

5. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Tăng hồng cầu phát triển chậm trong khoảng thời gian từ 5 đến 20 năm, trong thời gian đó cơ thể bệnh nhân vẫn bình thường. Bệnh có lúc tăng lúc giảm, nếu được điều trị bệnh sẽ tiến triển chậm hơn và lượng hồng cầu có thể duy trì ở mức ổn định trong nhiều năm.

Tuy nhiên, để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ theo định kỳ và thực hiện một số yêu cầu xét nghiệm. Tăng số lượng hồng cầu thường chỉ được phát hiện ra khi bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để xác định một bệnh lí nào đó của bạn và kết quả xét nghiệm cũng có thể sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh, hãy trao đổi với bác sĩ về kết quả xét nghiệm để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giải đáp được cho những thắc mắc của bạn. Nếu cần được giúp đỡ, vui lòng liên hệ ngay tới các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Trong trường hợp hồng cầu bị giảm không rõ lý do vui lòng xem: Triệu chứng giảm hồng cầu – nguyên nhân và cách chữa trị.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.