HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA TRƯỜNG CÓ THỂ

HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA TRƯỜNG CÓ THỂ LÀM GÌ?

HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA TRƯỜNG CÓ THỂ LÀM GÌ?

Công nghệ thông tin hiện đang là một ngành “hot” trong sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các bạn trẻ có xu hướng đam mê kỹ thuật, máy tính. Là một trong những ngành “mũi nhọn” hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của đất nước đi lên trong thời đại Công nghệ 4.0, thu hút nhiều nguồn nhân lực, vì thế có rất nhiều những lợi ích hấp dẫn từ công việc khi ra trường cho tới mức thu nhập, và những điều thú vị khám phá trong từng chuyên môn mà bạn có được rất lớn. Nhưng bên cạnh đó, các khó khăn cũng không hề nhỏ cùng với rất nhiều băn khoăn lo lắng về việc lựa chọn hướng đi, công việc cụ thể, chuyên môn cho mình sau khi ra trường là gì thì không ít bạn trẻ rất hay vướng phải.

Thấu hiểu được những tâm tư đó của các bạn sinh viên, ngày 02/10/2020 vừa qua, công ty TNHH SX TM & DV Song Ân đã phối hợp cùng trường cao đẳng Long An đã tạo cho các bạn sinh viên khóa CNTT có một buổi giao lưu trực tiếp trao đổi kinh nghiệm với các anh chị đi trước, đã và đang làm việc trong chính một môi trường CNTT chuyên nghiệp. Là 1 trong những đơn vị hàng đầu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CNTT, với hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm phục vụ ngành y tế, Song Ân hiểu và nắm được những vấn đề cần thiết để giúp các em có được những cái nhìn khách quan hơn về ngành mình đang lựa chọn học, cũng như giải đáp được những lo lắng, băn khoăn trong việc lựa chọn công việc thích hợp sau khi ra trường là gì. Đây không chỉ là một chuyến tham quan trải nghiệm cho các bạn trẻ biết môi trường làm việc thực tế của một doanh nghiệp, được nhìn và thực hành trực tiếp qua sự hướng dẫn của các anh chị trong công ty về các sản phẩm phần mềm, mà đây còn là cơ hội để các em có thể giao lưu học hỏi kinh nghiệm, cũng như đưa ra hết tất cả những suy nghĩ, băn khoăn lo lắng về ngành nghề mình đang học, từ kiến thức chuyên môn tới định hướng tương lai sau khi ra trường, để các em có cái nhìn bao quát, cụ thể, tự tin hơn cho con đường mình chọn lựa.

Qua buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm, hầu hết các bạn sinh viên trẻ khi chọn lựa và theo học ngành CNTT, đều có sự lo lắng chung cho công việc chọn lựa sau này của mình chưa biết định hướng sẽ làm gì, thế mạnh của mình là gì hay sự lo sợ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn, một mình phải làm tự hoàn thiện hết các mảng từ A tới Z như đã được học để hoàn tất sản phẩm yêu cầu ( 1 website hay 1 phần mềm,…), rồi các kĩ năng cần thiết khi xin việc cần có là gì?…rất nhiều câu hỏi mà chắc chắn 1 điều các bạn không thể học được trên ghế nhà trường trong suốt quá trình học tập kiến thức, mà chỉ có thể tự trau dồi bằng sự tự tìm hiểu hoặc học hỏi từ các anh chị đã đi trước, đã và đang làm việc có đủ kiến thức chuyên môn để giúp các bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn hướng đi và năng lực của chính bản thân mỗi người.

Đối với ngành CNTT, mỗi một bạn sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức đa dạng khác nhau từ cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời tùy chương trình đào tạo sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông…Đi sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin…. Mỗi khối kiến thức các bạn được trang bị là một hành trang vững chắc để các bạn khi ra trường có thể chọn hướng đi riêng cho mình theo từng thế mạnh riêng của bản thân, chịu trách nhiệm từng mảng riêng trong một công việc để cùng hoàn thiện một sản phẩm.

Định hướng cơ hội việc làm cơ bản của ngành CNTT rất nhiều lựa chọn hấp dẫn:

– Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin.– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm (tester): người trực tiếp kiểm tra chất lượng, tìm kiếm các lỗi chưa hoàn thiện các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra.– Chuyên viên triển khai phần mềm: người phân tích thiết kế hệ thống, tham gia trực tiếp khảo sát yêu cầu của khách hàng, hỗ trợ triển khai sản phẩm tới khách.– Giảng dạy và nghiên cứu: về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

Học ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc ở đâu?

– Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin, phần mềm; – Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;- Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí…- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.

CV cho sinh viên mới ra trường:

1 CV (Curriculum vitae) sáng tạo và độc đáó, rõ ràng, súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin, chuyên nghiệp và thể hiện được cá tính, điểm mạnh riêng của từng người luôn giúp bạn nổi bật hơn hẳn với nhà tuyển dụng. Nêu rõ các kỹ năng, các chứng chỉ đã từng được nhận và những cơ sở giáo dục về lập trình viên mà bạn đã từng học.Ngành lập trình viên là một ngành đòi hỏi ứng viên cần có khá nhiều kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng mềm. Một số kỹ năng mà bạn có thể đưa vào mẫu CV xin việc lập trình viên chuẩn nhất là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng về quản lý thời gian tốt, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng xử lý tình huống…