Đau nhức cánh tay là bệnh gì và cách điều trị hiệu quả • Hello Bacsi

Tức ngực, nặng ngực Buồn nôn Khó thở Chóng mặt

Nhồi máu cơ tim

Các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi máu không thể đến được cơ tim do động mạch vành bị tắc hẹp hoàn toàn. Tình trạng này có thể làm tổn thương vĩnh viễn cơ tim và nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng khác thường là:

  • Đau ở một hoặc cả hai cánh tay
  • Khó thở
  • Đau ở nơi khác trên cơ thể
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Tức ngực
  • Chóng mặt

>>> Bạn có thể quan tâm: 8 nguyên nhân gây tê cánh tay không phải ai cũng biết

Chẩn đoán và điều trị

đau nhức cánh tay phải làm sao

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau nhức cánh tay?

Trước tiên, bác sĩ cần chẩn đoán nguyên nhân để có thể đưa ra cách chữa đau nhức cánh tay hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bệnh sử và thể chất, thăm hỏi về những hoạt động có khả năng gây đau hay chấn thương cánh tay của người bệnh. Dựa trên các triệu chứng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm sau:

  • Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nâng cánh tay hoặc làm các chuyển động đơn giản khác để đánh giá phạm vi chuyển động của tay, giúp xác định vị trí và nguyên nhân gây thương tích hoặc đau đớn.
  • Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ phát hiện một số tình trạng tay bị đau nhức, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc viêm khớp.
  • Chụp X-quang được áp dụng trong trường hợp cần chẩn đoán gãy xương.
  • Nếu nghi ngờ tình trạng đau cánh tay có liên quan đến các bệnh lý về tim, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá hoạt động của tim cũng như lưu lượng máu qua tim người bệnh.
  • Siêu âm nhằm phát hiện các vấn đề với khớp, dây chằng và gân.
  • Chụp MRI và CT để có được hình ảnh chi tiết hơn về mô mềm và xương.

Những phương pháp điều trị đau nhức cánh tay

Cách giảm đau nhức cánh tay sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Dùng thuốc giảm đau. Đối với một số trường hợp, cơn đau ở cánh tay có thể nghiêm trọng và cần bác sĩ kê toa thuốc giảm đau.
  • Dùng thuốc chống viêm. Đối với cơn đau nhức tay do viêm, các thuốc chống viêm như corticosteroid có thể giúp giảm bớt triệu chứng. Thuốc có thể dùng đường uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Vật lý trị liệu. Người bệnh có thể cần điều trị một số cơn đau cánh tay bằng vật lý trị liệu, đặc biệt là trong trường hợp bị hạn chế khả năng vận động do cơn đau.
  • Phẫu thuật. Trong trường hợp nghiêm trọng như chấn thương dây chằng hay gãy tay, phẫu thuật có thể là phương pháp cần thiết.

Điều trị tại nhà

Những biện pháp nào giúp điều trị đau nhức cánh tay tại nhà?

Ngoài các loại thuốc bác sĩ đã kê toa, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách giảm cơn đau nhức cánh tay, chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi. Đôi khi tất cả những gì cơ thể cần là nghỉ ngơi. Người bệnh cần thư giãn cánh tay bị ảnh hưởng, tránh tập thể dục và vận động quá sức.
  • Chườm đá. Biện pháp này có thể giúp giảm sưng và viêm. Người bệnh lưu ý không để túi chườm đá tiếp xúc trực tiếp lên vùng bị đau mà nên lót ở giữa một chiếc khăn, chườm trong 20 phút, ngày vài lần.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê toa (OTC). Trong trường hợp đau nhẹ hay không có dấu hiệu nguy hiểm cần cấp cứu, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol, aspirin hay ibuprofen để làm dịu cảm giác khó chịu. Lưu ý không sử dụng quá liều và trong thời gian dài hơn khuyến cáo.
  • Cố định vùng đau. Người bệnh có thể dùng băng thun và nẹp để cố định cánh tay bị đau, giúp hạn chế việc cử động các khớp, giảm sưng.

Nếu thực hiện những biện pháp trên không cải thiện được tình trạng đau nhức cánh tay, người bệnh nên ngừng ngay và lập tức đến phòng khám để được chẩn đoán, điều trị chính xác.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bệnh đau khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau nhức cánh tay?

chế độ sinh hoạt phù hợp người bị đau nhức cánh tay

Trong nhiều trường hợp, nhức và đau cánh tay do chấn thương có thể phòng ngừa được bằng những cách như:

  • Khởi động kỹ trước khi tập thể thao, thường xuyên thực hiện bài tập giãn cơ
  • Đảm bảo tập luyện đúng tư thế, nhịp độ để ngăn chấn thương
  • Mặc trang phục phù hợp và trang bị đồ bảo hộ đầy đủ khi chơi các môn thể thao đối kháng
  • Giữ cân nặng hợp lý, lành mạnh
  • Nâng đồ vật cẩn thận, không thao tác quá nhanh hay quá sức

Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau tay mà mình đang mắc phải. Nếu bạn bị đau nhức cánh tay trái hay nhức cánh tay phải trong thời gian dài mà chưa khỏi, bạn cần đi khám bác sĩ để đưa ra cách chữa trị tốt nhất cho tình trạng này.