Cách trồng và chăm sóc cây thủy trúc trừ tà

Cây thủy trúc có hình dáng độc đáo như chiếc dù nhỏ, thân thẳng như cây dừa tí hon, cứng cáp, nhẵn bóng, là loại cây thủy sinh khỏe mạnh, rất dễ trồng và chăm sóc lại nhiều tác dụng tốt.

1. Đặc điểm của cây thủy trúc

Cây thủy trúc hay còn được biết đến với cái tên cây lác dù thuộc họ Cyeraceae, xuất xừ từ vùng Madagasca ở Châu Phi.

Đây là cây thân thảo, mọc thành bụi, sống lâu năm với chiều cao từ khoảng 0,5 – 1,5m. Thân cây thủy trúc mọc thẳng tắp, hướng lên trên, mang màu xanh đậm và có dạng tròn, nhìn mảnh mai và nhẵn bóng. Rễ thủy trúc thuộc dạng rễ chùm nên có khả năng bám rất chắc và khỏe. Chính vì đặc điểm rễ ăn sâu trong môi trường bùn nước mà đa số gia chủ đều chơi cây thủy trúc thủy sinh thay vì phương pháp trồng cây thông thường. Điều đặc biệt là lá thủy trúc thường biến đổi thành các bẹ dưới gốc, trên đỉnh các lá bắc xếp thành vòng. Tán lá xòe rộng và dài, rủ xuống trông như những chiếc dù tuyệt đẹp, trang trí cho căn vườn của bạn.

Cây thủy trúc cũng có hoa. Hoa thủy trúc có cuống chung dài và thẳng, tập trung ở giữa và xếp tỏa đều ra xung quanh, trên các lá bắc. Khi non, hoa có màu trắng và chuyển nâu khi về già.

2. Công dụng và ý nghĩa của cây thủy trúc

Vì cây thủy trúc sống tốt nhất trong môi trường nước nên chúng thường được chọn làm cây thủy sinh lọc nước bẩn trở nên sạch và trong hơn. Với vẻ đẹp giản dị, thanh mảnh cùng với đặc tính dễ trồng nên cây thủy trúc thường được người chơi dùng để đem lại không gian tươi mới, xanh mát cho bàn làm việc, phòng tiếp khách. Đặc biệt, cây thủy trúc còn có tác dụng trong phong thủy như trừ tà. Trồng cây này trước và sau nhà sẽ tăng may mắn và đem lại những điều tốt lành cho gia đình bạn.

3. Cây thủy trúc hợp với tuổi nào?

Được xem là lá bùa hộ mệnh của gia chủ, cây thủy trúc có ý nghĩa lớn trong phong thủy nhà ở. Với đặc tính sinh trưởng tốt trong môi trường nước nên cây thủy trúc đặc biệt phù hợp với người mệnh Thủy. Cây càng lớn, lá càng xanh sẽ là tín hiệu tốt cho người mệnh Thủy, báo hiệu tài lộc ngày một nhiều.

4. Cách trồng cây thủy trúc

4.1 Trồng cây thủy trúc trong chậu

Đầu tiên, bạn dùng tay tách bỏ các lá vàng hoặc lá bị thối và tỉa các rễ bị mềm nhũn. Khi tỉa nên nhẹ tay để không làm gãy các củ bên cạnh.

Đối với trồng cây trong chậu, trước hết bạn cần chọn cho cây loại cây thích hợp, đủ lượng đất để cây phát triển. Ngoài ra, trong quá trình chọn giống, hãy chọn những cây trưởng thành, có thân cứng cáp, đã phát triển ổn định ngoài đất. Tưới nước cho cây mỗi ngày một lần, một tuần cho hứng nắng khoảng 2-3 tiếng.

Cách trồng và chăm sóc cây thủy trúc trừ tà - 3

4.2 Trồng cây thủy trúc trong nước

Trồng thủy trúc trong nước chăm sóc dễ dàng hơn,và cây phát triển mạnh hơn, còn có tác dụng lọc nước mang lại môi trường nước sạch hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, khi trồng dưới nước thì phải cố định gốc cây cho nước không bào mòn gốc lúc chưa đổi định. Bạn có thể dùng đá cố định vừa làm bồn giã vừa trang trí. Mực nước ngập vừa đủ không được cao quá, ngập chừng nửa thân là được. Lưu ý không cho nước ngập tới lá của cây như thế sẽ làm cho lá dễ bị nhiễm bệnh và thối.

5. Cách chăm sóc cây thủy trúc

– Ánh sáng: Cây thủy trúc ưa sáng nhưng cũng sống tốt trong bóng râm nên phù hợp với điều kiện trong nhà.

– Nhiệt độ: Cây chịu nóng và lạnh tốt, không bị rụng lá vào mùa đông.

– Đất trồng: Cây thủy trúc không kén đất, kể cả đất khô hạn lẫn úng ngập. Thủy trúc có thể trồng dưới bùn như sen súng.

Cách trồng và chăm sóc cây thủy trúc trừ tà - 4

– Tưới nước: Cây chịu hạn hoặc úng tốt nên việc tưới nước đơn giản. Rễ thủy trúc dạng chùm nhưng rất khỏe. Khi trồng thủy trúc trong bể nước hoặc bể cá thì không cần chăm sóc nhiều, nếu trồng bình thủy sinh chú ý 10-15 ngày vệ sinh bình, thay nước và dinh dưỡng cho cây, đồng thời cắt tỉa lá già, úa.