LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: Nặn một số đồ dùng trong gia đình ( Đề tài)
Đối tượng trẻ: 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Chủ đề: Gia đình
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Thảo
1. Mục đích- yêu cầu:
* Kiến thức:
– Trẻ biết tên gọi và công dụng của 1 số đồ dùng trong gia đình
– Trẻ nặn được một số đồ dùng trong gia đình.
* Kỹ năng:
– Trẻ biết chia đất, biết sử dụng kĩ năng nặn đã học như: Chia đất, xoay tròn, lăn dài, ấn lõm, gắn nối, dàn mỏng để nặn tạo ra các loại đồ dùng trong gia đình.
* Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ giữ gìn các đồ dùng trong gia đình và các sản phẩm mình tạo ra.
2. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
– Mẫu nặn của cô : Cái bát, đôi đũa, cái thìa, cái chén,…khay đựng sản phẩm.
* Đồ dùng của trẻ:
– Bảng con, đất nặn, khăn lau tay
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Ổn định – Gây hứng thú
– Giới thiệu hôm nay lớp chúng mình có các cô giáo trong ban giám hiệu và các cô giáo trong trường đến thăm lớp chúng mình. Chúng mình cùng chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào.
– Cô và trẻ cùng khởi động bằng bài hát: Nhà mình rất vui.
*Hoạt động 1: Trẻ quan sát mẫu và đàm thoại.
– Hôm nay cô cũng có 2 hộp quà muốn tặng cho các con chúng mình xem đó là gì nhé
– Cô mở hộp quà số 1.
– Cho trẻ đoán xem trong hộp có gì?
– Cô và trẻ cùng mở quà.
– Quà gì đây các con?
– Những đồ dùng này dùng để làm gì?
( Cho trẻ nói tên đồ dùng, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng như bát, đĩa, thìa, muôi…)
– Giáo dục trẻ: Những đồ dùng trong gia đình mỗi đồ dùng lại có tác dụng khác nhau và rất cần thiết vì vậy khi sử dụng những đồ dùng trong gia đình chúng mình phải nhẹ nhàng giữ gìn sạch sẽ và cất đúng nơi nhé
– Và bây giờ cô sẽ mở tiếp hộp quà thứ 2 này trong này cô có chuẩn bị 1 số quà rất là hay các con cùng chú ý nhé xem có gì nhé!( cho trẻ quan sát 1 số đồ dùng trong gia đình nặn mẫu)
– Các con cùng nhìn xem có gì nào?
– Các con hãy thử sờ xem những đồ dùng này cô làm bằng chất liệu gì?
– Có rất nhiều đồ dùng trong gia đình mà cô đã nặn bằng đất nặn đấy
– Cô giới thiệu từng dồ dùng mẫu sau đó hỏi trẻ
+ Các con hãy thử nghĩ xem cô đã dùng kĩ năng gì để nặn được những đồ dùng này?
+ Đầu tiên cô sẽ làm gì? ( Nhào đất thật mềm)
+ Sau đó sẽ dùng kĩ năng nào để nặn?
– Hỏi ý tưởng trẻ sẽ nặn gì?
* Hoạt động 2: Trẻ tiến hành nặn
– Cô đã chuẩn bị cho các con đất nặn và bảng rồi bây giờ chúng mình đã sẵn sàng để bắt tay vào làm những đồ dùng trong gia đình của chúng mình thật xinh chưa nào?
– Cô hỏi kĩ năng của trẻ:
+ Bắt đầu nặn đầu tiên các con sẽ làm gì?
+ Khi nặn chúng mình phải ngồi thế nào?
+ Trong khi nặn các con có được vứt đất nặn xuống đất hay bôi vào quần áo và tóc của các bạn bên cạnh không?
+ Khi nặn xong các con sẽ lau tay vào đâu?
– Trẻ thực hiện trên nền nhạc nhẹ
– Cô bao quát trẻ, động viên, khuyến khích trẻ làm
*Hoạt động 3: Cho trẻ trưng bày sản phẩm
Các con thấy sản phẩm nào đẹp nhất
– Trẻ tự nhận xét
– Mời trẻ có sản phẩm đẹp nhất nói về cách nặn sản phẩm của mình
*Kết thúc:
– Cô nhận xét chung khen những sản phẩm đẹp và động viên khuyến khích những trẻ chưa làm được.
– Trẻ chú ý nghe
– Trẻ tập ĐT kết hợp bài hát.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ đoán
– Trẻ trả lời
– Dùng để ăn, uống
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chú ý quan sát
– Trẻ trả lời
– Đất nặn
– Trẻ nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ nói ý tưởng
– Rồi ạ
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Không ạ
– Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện
– Trẻ trưng bày
– Trẻ trả lời
– Trẻ tự nhận xét
– Trẻ lắng nghe
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!