[Tổng hợp] Các dáng ấm tử sa phổ biến nhất từ trước đến nay

Ấm tử sa Nghi Hưng được những người yêu trà xem như “báu vật” vô cùng quý giá và cũng chỉ những người đam mê về trà đạo mới hiểu hết được giá trị của chiếc ấm chè tử sa. Có nguồn gốc từ vùng đất Nghi Hưng Trung Quốc ấm tử sa được tạo nên từ loại đất tử sa trứ danh nổi tiếng “độc quyền”. Một điểm đặc biệt của loại đất này chính là có thể chế tác được rất nhiều các dáng ấm khác nhau tạo nên sự đa dạng để lựa chọn tùy theo yêu cầu. Trong bài viết hôm nay Hằng Trà sẽ giới thiệu đến các bạn các dáng ấm tử sa phổ biến được yêu thích và ưa chuộng nhất trong giới trà đạo.

Xem thêm: Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc

dáng ấm viên hồ dáng ấm viên hồ dáng ấm viên hồ dáng ấm viên hồ dáng ấm viên hồ dáng ấm viên hồ dáng ấm viên hồ

VIÊN HỒ

HOA TỐ KHÍ HỒ

HOA TỐ KHÍ HỒ

CÂN VĂN KHÍ HỒ

CÂN VĂN KHÍ HỒ CÂN VĂN KHÍ HỒ

PHƯƠNG HỒ

PHƯƠNG HỒ PHƯƠNG HỒ PHƯƠNG HỒ

ĐỀ LƯƠNG

ĐỀ LƯƠNG ĐỀ LƯƠNG

Xem thêm: [Bật mí] Cách nuôi dưỡng ấm tử sa chuẩn nhất

Chúng tôi sẽ cập nhật các dáng ấm với hình ảnh thực tế ở bên dưới:

Dáng ấm Tây Thi

Một trong các dáng ấm tử sa làm “say lòng” người yêu trà chính là dáng ấm Tây Thi. Có lẽ ngay từ tên gọi thôi đã làm chúng ta mường tượng đến vẻ đẹp của chiếc ấm tử sa này rồi. Bởi hai chữ “Tây Thi” là biểu tượng của vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tây Thi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc và vẻ đẹp của người con gái ấy đã là nguồn cảm hứng của bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật.

Chiếc ấm có thân tròn đầy tựa như vóc dáng duyên dáng của người con gái mang vẻ đẹp tuyệt trần, các đường nét của ấm tinh tế mềm mại. Quai ấm cong uyển chuyển đẹp mắt, vòi ấm với độ dài vừa vặn chính là nơi tuôn trào dòng nước trà thanh ngọt. Điểm đặc biệt của dáng ấm Tây Thi là chiếc núm nắp ấm tròn trịa tựa “nhũ hoa” của người thiếu nữa. Chính vì vậy mà loại ấm này còn được gọi với những cái tên vô cùng thi vị là “ấm Tây Thi Nhũ”.

Dáng ấm tử sa Tây Thi
Dáng ấm tử sa Tây Thi

Dáng ấm Thạch Biều

Đây là một trong 60 dáng ấm tử sa mà những người đam mê trà đạo đều ao ước có được bởi chiếc ấm còn có giá trị khẳng định “đẳng cấp” chủ nhân sở hữu nó trong giới trà đạo.

Chiếc ấm Thạch Biều được chế tác độc đáo với đặc điểm cấu trúc trên nhỏ dưới to giống như một chiếc kim tự tháp. Trọng tâm rủ xuống, cân đối và ổn định với tỉ lệ đối xứng hoàn hảo, miệng ấm ngắn hình thắng tạo nên lực rót mạnh mẽ, chiếc quai gần giống hình tam giác. Tất cả các đường nét chi tiết được kết hợp lại bởi bàn tay tài hoa của nghệ nhân làm ấm khiến cho bao người phải say mê.

Dáng ấm tử sa Thạch Biều
Dáng ấm tử sa Thạch Biều

Dáng ấm Văn Đán – Dáng ấm tử sa của niềm vui và hạnh phúc

Dáng ấm Vân Đán có hình dạng gần tựa giống dáng ấm Tây Thi nhưng có sự cải biên đi một số đặc điểm. Chiếc ấm chinh phục được những người trong giới trà đạo khó tính nhất bởi vẻ đẹp cổ điển mộc mạc với các góc cạnh mềm mại tựa thiếu nữa tuổi đôi mươi thanh tú, kiều diễm. Thân ấm được tạo theo hình tam giác với chiếc quai ấm cong đẹp mắt, vòi ấm ngắn mà không thô và vẫn giữ chiếc nắp ấm tạo hình nhũ hoa thiếu nữ căng tròn, đầy đặn.

Ấm Văn Đán còn đặc biệt bởi cái tên vô cùng ý nghĩa, từ Văn với ý nghĩa chỉ sự dịu dàng, phong thái ung dung luôn thanh thoát, còn Đán là tên của một diễn viên hài kịch trong lịch sử cùng thời.Ý nghĩa về tên gọi này chính là thưởng trà với tâm trạng thư thái và luôn tìm được niềm vui, lạc quan trong cuộc sống.

Dáng ấm Văn Đán
Dáng ấm Văn Đán

Dáng ấm Chuyết Cầu

Trong 60 dáng ấm tử sa, dáng ấm Chuyết Cầu được giới trà đạo đánh giá là một trong những dòng ấm tử sa ưu tú sở hữu hình tròn truyền thống kinh điển. Đặc điểm của loại ấm này rất riêng biệt và tạo nên nét đặc trưng mà không loại ấm nào có được.

Ấm Chuyết Cầu được nhận biết bởi 3 hình tròn đan chuyết vào nhau là núm ấm, nắp ấm và thân ấm với 3 hình tròn tương xứng, cân đối tỉ lệ với nhau. Chúng ta có thể hình dung chiếc núm ấm là một hình cầu con, nắm ấm là hình cầu nhỏ lớn hơn một chút và bụng ấm là hình cầu lớnđược sắp xếp theo một trình tự từ nhỏ đến lớn. Khi nhìn tổng thế chiếc ấm chúng ta sẽ bị chinh phục ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi vẻ đẹp của các vòng tròn đan chuyết với nhau.

Dáng ấm Chuyết Cầu
Dáng ấm Chuyết Cầu

Dáng ấm tử sa mang tên Mỹ Nhân Kiên

Dáng ấm Mỹ Nhân Kiên được ví như bờ vai trần tuyệt vời của người phụ nữ với dáng vẻ đầy đặn, cuốn hút toát lên các đường nét gợi cảm làm mê mẩn lòng người.

Tổng thể của ấm là sự mềm mại, uyển chuyển của một khối thống nhất không có gờ nổi giữa nắp ấm và thân ấm. Đây chính là điểm đặc biệt của ấm Mỹ Nhân Kiên tất cả tạo nên một đường thẳng đầy đặn, hoàn mỹ với dáng vẻ thanh lịch, quý phái đầy mê hoặc.

Để chiêm ngưỡng nhiều hơn các dáng ấm tử sa “huyền thoại” đối với giới trà đạo các bạn hãy đến Hằng Trà. Đến với chúng tôi các bạn sẽ mãn nhãn với “bộ sưu tập khổng lồ” đủ mọi dáng ấm tử sa độc đáo và đặc sắc. Các bạn có thể thoải mái chọn lựa cho mình bộ ấm tuyệt vời nhất và được nghe kể về những câu chuyện, sự tích hấp dẫn đằng sau mỗi dáng ấm.

Ấm mỹ nhân kiên
Ấm mỹ nhân kiên

Dáng ấm Đức Chung

Dáng ấm Đức Chung là một trong các dáng ấm tử sa được đánh giá là tác phẩm đại diện cho sự hưng thịnh của ấm tử sa Nghi Hưng. Ấm có hình dáng kiểu chuông được chế tác hoàn toàn thủ công thể hiện sự trang nghiêm ổn định, có cấu trúc cân đối, màu sắc tím nhuận. Ấm Đức Chung được xếp vào loại thiên thanh nê tuyệt tích bởi màu sắc tím nhuận mà nó sở hữu.

Những người thợ làm ấm có trình độ cao đã tạo nên dáng ấm Đức Chung nổi tiếng với tạo hình rất mộc mạc, chân phương nhưng vô cùng tinh tế có thể chinh phục được hết thảy những người sành trà. Ấm thể hiện kỹ năng chế tác đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm ấm tử sa cơ bản và truyền thống.

đức chung trơn tử nê
Dáng ấm Đức Chung

Dáng ấm Phỏng Cổ

Với những người đam mê về trà đạo và am hiểu về dòng ấm tử sa “trứ danh” chắc chắn không thể không biết đến dáng ấm Phỏng Cổ. Với lịch sử hưng thịnh nhất vào thời nhà Thanh dáng ấm này đã được những người yêu trà đặc biệt yêu thích. Ấm được chế tạo với tạo hình bụng trống, cổ ấm cao có lớp bọc bên ngoài trơn tuột, phần nắp ấm và đường viền mép ấm được thiết kế khéo léo ăn khớp chặt chẽ với nhau.

Dáng ấm nổi bật với sự thăng bằng đĩnh đạc cùng các đường cong cực kỳ tự nhiên và tinh tế, biên núm chắc chắn đầy mạnh mẽ.

Dáng ấm Phỏng Cổ
Dáng ấm Phỏng Cổ

Dáng ấm Phan Hồ

Ấm tử sa dáng Phan Hồ được bắt nguồn từ nhà họ Phan sống tại Quảng Đông triều đại nhà Thanh. Gia tộc họ Phan rất yêu thích trà nên đã đặt nghệ nhân Nghi Hưng chế tác nên dáng ấm dùng cho riêng gia đình. Loại ấm này có hình dạng cố định, thường in khắc trên mặt bìa và đều dùng ấn khoản để in chữ nổi lên thành chữ “Phan”. Chính vì sự nổi tiếng của dòng họ Phan và dáng ấm đặc trưng này nên đã đặt tên là dáng ấm Phan Hồ.

Dáng ấm Phan Hồ có chất liệu chủ yếu là chu sa được chia thành 3 dáng chính là:

+ Dáng Cao Phan có dáng gần giống quả lê

+ Dáng Vĩ Phan có thân ấm dẹt gần như đi ngang

+ Dáng Trung Phan có thân ấm cao.

Ấm dáng Phan Hồ không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp ngoại hình mà còn chứa đựng ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tình đoàn kết gắn bó trong gia đình và dòng tộc.

Dáng ấm Tiếu Anh

Dáng ấm Tiếu Anh được xem là một trong các dáng ấm tử sa kinh điển được đặc biệt ưa chuộng bởi các trà nhân. Ấm được ra đời vào cuối triều đại nhà Minh hình dáng ấm duyên dáng với kết cấu được chăm chút tỉ mỉ đến từng đường nét. Toàn dáng ấm toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ, sắc nét thể hiện sự nồng nhiệt và hào sảng.

tiếu anh trơn chu nê

Dáng ấm Dung Thiên

Ấm dáng Dung Thiên được các nghệ nhân làm ấm tạo nên mô phỏng chiếc bụng to của La Hán và ban đầu ấm có tên là “ Đỗ đạt năng dung thiên hạ sự” dịch là “bụng to chứa đựng hết chuyện trong thiên hạ”. Tác giả của dáng ấm này là đại sư Lữ Nghiêu Thần là một bậc thầy mỹ thuật công nghệ của Trung Quốc.

Hình dạng của ấm lúc mới đầu hơi nghiêng và thấp nhưng sau này được cải biến cao hơn. Để chế tác được thành công ấm Dung Thiên đòi hỏi phải là những nghệ nhân giỏi có kỹ năng cao mới có thể thể hiện được cấu tứ của ấm.

Dáng ấm Thủy Bình

Trong các dáng ấm tử sa thì dáng ấm Thủy Bình có cả một câu chuyện hấp dẫn về nguồn gốc của nó. Theo ghi chép lại vào giữa đời nhà Minh rất thịnh hành về phẩm trà và các loại ấm trà nhỏ rất được ưa chuộng. Lúc này ấm Thủy Bình đã xuất hiện nhưng về kĩ thuật còn chưa có gì nổi trội.

Cùng thời gian này ở Phúc Kiến, Quảng Đông đang khá thình hành về “Công Phu Trà”. Mỗi khi thưởng trà sẽ cho rất nhiều lá trà vào trong ấm dùng nước sôi để pha vì vậy khi lá trà nở khiến cho vòi ấm bị nghẹn không thể chảy nước ra được. Người ta đã để ấm trà vào trong một cái tô lớn cho nước sôi vào để tôi ấm lên cho đến khi ấm trà nổi lềnh bềnh trên nước nóng thì mới có thể rót trà ra thưởng thức.

Xuất phát từ đó một loại ấm có tên Thủy Bình được áp dụng kĩ thuật tinh xảo với nguyên liệu đất làm quai và vòi ấm có trọng lượng kích thước tương ứng để đảm bảo ấm không bị nghiêng ngã khi nổi lênh đênh trên mặt nước.

thuỷ bình trạm hoa mai

Dáng ấm Hợp Hoan

Hợp Hoan là một trong những dáng ấm tử sa nổi tiếng với ý nghĩa của sự đoàn tụ vui vẻ. Tổng thể của ấm được tạo hình giống như 2 cái chũm úp vào nhau tạo nên âm thanh đặc sắc và thú vị cho những ngày lễ hội. Loại đất để làm nên dáng ấm Hợp Hoan là đất chu sa màu đỏ chứa đầy may mắn và hạnh phúc.

Dáng ấm Hợp Hoan

Dáng ấm Long Đán

Từ Long Đán dịch ra là Trứng rồng và tên của dáng ấm cũng chính là hình dáng của chiếc ấm giống như quả trứng. Đặc điểm đặc trưng của dáng ấm Long Đán là phần vòi ngắn, quai ấm ngược giống ấm Tây Thi. Chiếc ấm này chinh phục được không ít những người yêu trà.

Hằng Trà – địa điểm lý tưởng cho những người muốn mua ấm tử sa chuẩn đất, chuẩn nghệ nhân.

Long đán
Dáng ấm Long Đán

(Đang cập nhật)