Cách đo và kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết nhất

Khi thiết bị điện tử hỏng hoặc có trục trặc, người kiểm tra cần đo tụ điện để kiểm tra còn sống hay không và xác định nguyên nhân. Có nhiều dụng cụ đo điện hỗ trợ kiểm tra tụ điện trong đó cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, độ chính xác cao.

Sự cần thiết khi đo và kiểm tra tụ điện

Tụ điện là linh kiện điện tử có chức năng lưu trữ điện năng và được tạo nên bởi 2 bề mặt dẫn điện. Khi điện thế ở hai bề mặt dẫn điện của tụ điện có sự chênh lệch, có một lượng điện năng chênh lệch sẽ gây nguy hiểm cho người dùng nếu không kiểm tra thường xuyên.

Mục đích của việc đo tụ điện là để người dùng kiểm tra sự thay đổi giá trị điện dung. Sau đó, so sánh giá trị đo được với giá trị ban đầu, người đo có thể đánh giá xem hệ thống mạch bên trong thiết bị có gặp lỗi hay không, linh kiện có bị hỏng hóc hay không?

Ví dụ, khi tụ điện trong các thiết bị như máy lạnh, máy bơm, điều hòa, quạt điện bị hỏng có thể dẫn đến thiết bị kêu to, è è, có mùi hoặc không hoạt động. Ngoài ra, đo tụ điện, đo giá trị điện dung, cách kiểm tra tụ quạt bằng đồng hồ vạn năng còn giúp người thực hiện kiểm tra khả năng cách điện của lớp điện môi trong tụ điện.

Cách đo và kiểm tra tụ điện còn sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra tụ điện là một trong những cách nhanh chóng, đảm bảo độ an toàn cao. Người dùng có thể sử dụng cả đồng hồ vạn năng số và đồng hồ vạn năng kim đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện nay như đồng hồ vạn năng Hioki, đồng hồ vạn năng Kyoritsu,… Bạn cần xả tụ điện trước khi kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng.

Video hướng dẫn cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng

Dưới đây là những hướng dẫn cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết:

Cách xả tụ điện an toàn

Việc xả tụ điện của mạch điện, thiết bị điện phụ thuộc vào loại và điện dung của tụ điện. Trường hợp tụ điện lớn hơn 1F nên được xả tụ một cách cẩn thận vì khi tụ bị ngắn mạch thì không chỉ gây hư hại cho bản thân tụ mà còn gây nổ và sốc điện.

Có nhiều cách xả tụ điện khác nhau, trong đó sử dụng bóng đèn kết nối với tụ điện là cách xả tụ nhanh nhất. Ví dụ, để xả tụ điện 100V, người thực hiện có thể sử dụng bóng điện 110V. Tụ điện sẽ truyền năng lượng cho bóng đèn và xả tụ nhanh.

Ngoài ra, quá trình xả tụ điện không được để chân của tụ điện chạm vào nhau gây ngắn mạch hoặc ảnh hưởng đến an toàn đo lường.

Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim

Đồng hồ vạn năng kim có khả năng đo các giá trị cơ bản như đo dòng điện, điện áp, đo công suất và thiết bị này cũng có thể đo và kiểm tra tụ điện.

Cách đo tụ điện bằng đồng hồ kim như sau:

  • Bước 1: Lựa chọn đồng hồ vạn năng kim kiểm tra tụ điện và chọn chế độ ohm.
  • Bước 2: Chạm que đo của đồng hồ vạn năng vào 2 cực của tụ điện.
  • Bước 3: Tiến hành đọc giá trị và so sánh kết quả. Nếu như tụ ngắn mạch sẽ hiển thị mức điện trở thấp, tụ hở đồng hồ sẽ không dịch chuyển và tụ còn hoạt động tốt nó sẽ hiển thị mức điện trở thấp, sau đó tăng dần đến vô hạn.

Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng điện tử

Cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ điện tử cũng là một trong những giải pháp an toàn bạn có thể thực hiện.

Cách đo tụ điện bằng đồng hồ số như sau:

  • Bước 1: Chỉnh đồng hồ vạn năng về phạm vi Ohm và đặt thang ở dải đo 1000 Ohm (tức 1K).
  • Bước 2: Chạm que đo của đồng hồ vạn năng với 2 cực tụ điện, sau đo đổi que đo và tiếp tục thực hiện bắt đầu từ bước 2.
  • Bước 3: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình. Nếu màn hình hiển thị dãy số trong vài giây sau đó chuyển sang chế độ Open Line (OL) tức là tụ điện còn hoạt động tốt. Nếu màn hình không hiển thị, không thay đổi gì tức là tụ điện đã hỏng.

Nhìn chung, cách đo tụ điện bằng đồng hồ số và cách đo tụ điện bằng đồng hồ kim khá đơn giản, bạn có thể thực hiện dễ dàng dựa theo các bước trên.

Kiểm tra tụ điện bằng chế độ kiểm tra điện dung có ở đồng hồ vạn năng

  • Bước 1: Đảm bảo tụ điện đã được xả hết và tháo hết tụ điện ra khỏi mạch.
  • Bước 2: Trên đồng hồ vạn năng, người đo chọn chế độ điện dung.
  • Bước 3: Lần lượt chạm que đo vào 2 cực.
  • Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình. Nếu giá trị hiển thị trên đồng hồ gần với giá trị thực của tụ điện thì linh kiện còn tốt. Nhưng nếu số đó thấp hơn rất nhiều hoặc không hiển thị thì bạn cần thay mới tụ điện.

XEM THÊM:

  • Cách đo dòng rò bằng đồng hồ vạn năng đầy đủ và chi tiết

  • Hướng dẫn đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng chi tiết, đảm bảo an toàn

Một số đồng hồ vạn năng đo tụ điện được ưa chuộng

Bên cạnh các cách đo tụ điện bằng đồng hồ vom chi tiết ở trên, để đáp ứng nhu cầu công việc một cách tốt nhất, bạn có thể tham khảo một số đồng hồ vạn năng đo tụ điện tốt dưới đây:

Đồng hồ vạn năng đo tụ điện Hioki DT4252 Nhật

Hioki DT4252 giúp đo tụ điện 1.000μF đến 10.00mF, đo điện trở 600.0Ω đến 60.00MΩ và sai số nhỏ nhất trong khoảng ±0.7% rdg ±5 dgt, và đo tần số Hz đến 9.999 kHz và 99.99 kHz (trong điện thế AC).

Hioki DT4252 có khả năng hoạt động liên tục trong vòng 130 giờ, chịu được tác động mạnh ngay cả khi rời từ khu vực có địa hình cao xuống. Với thiết kế nhỏ gọn, thiết bị đo Hioki này phù hợp với nhiều môi trường sử dụng khác nhau, tính ứng dụng đa dạng.

Giá tham khảo: 4.100.000 (chưa bao gồm VAT).

Đồng hồ vạn năng Hioki DT4282

Hioki DT4282 mang đến thông số chính xác cao với dải đo điện dung từ 1.000 nF đến 100.0 mF /±1.0 % rdg. ±5 dgt. Hệ thống đèn phát sáng giúp bạn có thể quan sát số liệu ngay cả khi trời tối.

Bên cạnh đó, đồng hồ đo điện vạn năng Hioki dt4282 cũng được sử dụng trong công tác bảo hành, bảo dưỡng, kiểm tra linh kiện điện tử. Ứng dụng tại các nhà máy sản xuất điện, ắc quy…cho độ chính xác lý tưởng.

Giá tham khảo: 9.900.000 đồng (Chưa gồm VAT)

Trên đây là những thông tin về cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức trong kiểm tra tụ bằng đồng hồ vạn năng.