Đánh răng cho mèo cùng 8 sự thật thú vị | PetshopSaigon.vn

Đánh răng cho mèo là công việc khá thú vị. Nuôi mèo không chỉ đơn giản là việc cho mèo ăn, chơi với mèo mà chủ nuôi còn phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề vệ sinh – đặc biệt là răng miệng của chúng.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là rất nhiều người lại chủ quan với vấn đề này. Điều đó làm cho mèo gặp phải những vấn đề về răng miệng như hôi miệng hay bệnh nha chu.

Vì vậy, vệ sinh răng miệng cho mèo là điều nên làm và làm một cách thường xuyên để duy trì sự thơm tho và khỏe mạnh cho răng miệng của mèo.

Dưới đây, PetshopSaigon.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và cách vệ sinh răng miệng cho mèo.

8 sự thật thú vị về răng mèo

  • Răng mèo và răng người có một vài điểm tương đồng – Cả người và mèo đều là động vật lưỡng tính, đó là những động vật có hai bộ răng nối tiếp nhau – nghĩa là răng sữa rụng đi và răng trưởng thành mọc lên.
  • Tuy nhiên, thời gian mọc răng ở mèo khác với con người. Mèo sinh ra chưa có răng mà răng của mèo chỉ bắt đầu mọc khi mèo được tầm 2 tuần tuổi. Khi mèo được 4 tháng tuổi, răng sữa bắt đầu rụng nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
  • Mèo có 26 chiếc răng sữa và 30 chiếc răng vĩnh viễn; trong khi đó con người có 20 chiếc răng sữa và 32 chiếc răng trưởng thành.
  • Răng của mèo là đặc trưng của động vật ăn thịt – Là loài động vật bắt buộc phải ăn thịt để tồn tại, răng mèo rất nhọn và đảm nhận nhiệm vụ xé thịt con mồi.
  • Răng mèo con lởm chởm nên không thể nghiền thức ăn như những chiếc răng bằng phẳng của con người.
  • Thêm vào đó, răng nanh của mèo có một chiếc rãnh – chúng cho phép máu chảy qua răng khi mèo cắn xé con mồi.
  • Những chiếc răng nhỏ nhất trong miệng mèo lại phục vụ mục đích khác – Răng cửa là những chiếc răng nhỏ ở giữa răng nanh nằm phía trước miệng mèo. Chúng không đóng vai trò cắn xé mồi mà dùng để chải chuốt.
  • Mèo con cũng sử dụng răng cửa để gãi và loại bỏ những phần móng lỏng lẻo trong vuốt của chúng.
  • Răng mèo không bị sâu vì bề mặt của chúng khá lởm chởm nên vi khuẩn ăn đường gây sâu răng khó bám trụ và sản sinh.
  • Nhưng mèo có thể mắc bệnh nha chu, viêm miệng, ung thư miệng và những loại bệnh răng miệng khác.
  • Mèo có thể đau răng nhưng có lẽ chủ nuôi khó mà biết được điều đó – Đặc tính của mèo là giấu bệnh dù bệnh của chúng có nặng tới cỡ nào. Đó là lý do tại sao bạn và bác sĩ thú y phải theo dõi chặt chẽ tình hình răng miệng của mèo.
  • Dấu hiệu của những loại bệnh ảnh hưởng tới răng miệng bao gồm chảy nước dãi, nướu đỏ, thay đổi thói quen ăn uống và hơi thở có mùi cực kỳ hôi.
  • Mèo có thể mất răng khi chúng gặp những vấn đề về nha ví dụ như đau răng.
  • Một số con mèo điều chỉnh cho số lượng răng của chúng ít đi nhưng vẫn tiếp tục ăn uống như bình thường (thậm chí còn ăn nhiều hơn).
  • Đối với mèo, không đau răng quan trọng hơn so với việc có một cái miệng đầy răng nhưng đau suốt ngày.
  • Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mèo, bạn cần đánh răng và cho mèo đi nha khoa thường xuyên – Điều quan trọng là bạn cần yêu cầu bác sĩ thú y kiểm tra răng miệng cho mèo trong các lần đi khám.
  • Nếu bác sĩ cho rằng mèo cần kiểm tra kỹ lưỡng hơn, mèo có thể cần chụp X-quang răng hoặc làm sạch răng sau khi được gây mê.
  • Thêm vào đó, bạn cần đánh răng cho mèo thường xuyên. Đánh răng sẽ loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và cao răng tích tụ gây ra các vấn đề về răng miệng.

Cách đánh răng cho mèo phù hợp

Đánh răng cho mèo cần sự kiên trì vì không phải ngay lập tức mèo sẽ ngồi im cho bạn chà xát trong miệng chúng.

Hãy bắt đầu cho mèo làm quen với việc mát xa mặt và nướu của mèo mỗi ngày. Bạn hãy bắt đầu thực hiện những thói quen này cho mèo khi mèo còn nhỏ.

Vuốt ve đỉnh đầu, trán, má và quanh miệng mèo mỗi ngày. Hãy làm cho mèo hiểu để chúng không thấy sợ hãi hoặc nổi quạu.

Bạn nên dùng loại bàn chải đeo ngón tay, được thiết kế dành riêng cho việc đánh răng thú cưng. Xem thêm: Bàn chải đeo ngón tay giá rẻ

Sau đó, bắt đầu di chuyển ngón tay của bạn xung quanh miệng mèo.

Hãy bắt đầu bằng một ngón tay, rồi dần chuyển sang ngón tay chứa kem đánh răng và cuối cùng là bàn chải đánh răng thật sự. Bạn không thể đánh răng cho mèo ngay lập tức vì điều đó làm mèo không thoải mái và hoảng sợ.

Trích một ít kem đánh răng (tốt nhất là loại có chứa thành phần chủ yếu là tự nhiên và có hương vị cá hồi) lên ngón tay đã đeo bàn chải của bạn, nhẹ nhàng thoa lên răng hàm của mèo.

Phần răng hàm phía sau là nơi tích tụ nhiều mảng bám nhất nên bạn cần chú ý.

Khi quá trình trên được thực hiện mượt mà, bạn có thể chuyển sang răng tiền hàm, răng nanh và răng cửa. Mục tiêu là để mèo làm quen với kem đánh răng và ngón tay trong miệng chúng.

Sau khi mèo đã quen dần, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo. Chà ngón tay để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trong miệng mèo. Sau đó dần dần chuyển sang dùng bàn chải để đánh răng cho mèo.

Bạn có thể đánh răng cho mèo sau bữa tối mỗi ngày. Bạn sẽ chỉ mất một chút xíu thời gian để đánh răng cho mèo nên đừng bỏ qua thói quen này nhé!

Đánh răng cho mèo không những giúp vệ sinh răng miệng mà còn là khoảng thời gian giúp bạn có thể chơi đùa với chúng.

Việc chăm sóc răng cho mèo sẽ giúp bạn gần gũi và thân thiết hơn, từ đó, mèo cũng sẽ ở cạnh bạn thường xuyên, ít khi bỏ nhà đi chơi lêu lỏng.

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

  • Những điều bạn cần biết về mèo thay răng
  • Kiến thức cơ bản về chăm sóc răng cho mèo con

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

📍 Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y

MUA NGAY nhận 🔰 FREE Ship 🔰 Giảm giá SHOCK 🔰 Quà tặng HẤP DẪN