Hiếm khi vắng mặt trong Top những chuyên ngành học hấp dẫn bậc nhất, Quốc tế học trở thành chủ đề được nhiều bạn trẻ và cả các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy, Quốc tế học ra làm gì? Cùng JobsGO khám phá ngay sau đây nhé!
Tổng quan về ngành Quốc tế học
Quốc tế học (tên tiếng Anh: International Studies) là ngành học nghiên cứu về một số lĩnh vực Quốc tế nói chung như xã hội, nhân văn, kinh tế hay ngôn ngữ. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm giúp người học có được hiểu biết sâu rộng về các giá trị văn hoá xã hội đa Quốc gia, từ đó đáp ứng nhu cầu làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức phi chính phủ hay các công ty, tập đoàn Quốc tế.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được:
- Trang bị các kiến thức & thông tin về toàn cầu hoá cũng như kinh tế – chính trị thế giới
- Phát triển toàn diện kỹ năng nhận diện, phân tích các nghiên cứu Quốc tế ở nhiều vấn đề như nữ quyền, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy vật, bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới tính,…
- Trải nghiệm thực tế về văn hoá trong và ngoài nước, từ đó phát triển khả năng ngôn ngữ, các tư duy và kỹ năng sống.
Hiện nay, có nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành học này. Tuy nhiên, Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại giao và Đại học Quốc gia Hà Nội là được biết đến nhiều hơn cả. Thông thường các trường đào tạo Quốc tế học sẽ yêu cầu đầu vào khối A, D, C,.. với mức điểm khá cao.
👉 Xem thêm: Ngành thương mại quốc tế là gì? Học trường nào? Ra làm gì?
Cơ hội việc làm của ngành Quốc tế học
Toàn cầu hoá đã, đang và được dự báo sẽ luôn và xu hướng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Điều này kéo theo lượng cầu nhân sự ngành Quốc tế học ngày càng tăng cao. Năm 2022 sẽ tiếp tục là một năm triển vọng cho ngành học Quốc tế. Với lợi thế ngoại ngữ, lại có chuyên ngành học đào tạo bài bản, cử nhân Quốc tế học sẽ có cơ hội cao ở những vị trí như:
Chuyên viên/ cán bộ đối ngoại
Chuyên viên/ Cán bộ đối ngoại sẽ là người đại diện chính phủ thực hiện các công việc thuộc về đối ngoại như đàm phán các hiệp định, ký kết các văn kiện đối ngoại, công bố các văn bản – nghị định của nhà nước, tham dự hội nghị Quốc tế, tham gia quản lý đào tạo cán bộ ngoại giao (với cơ quan nhà nước).
Ngoài ra, vị trí này cần phụ trách việc khai thác thị trường/ khách hàng tiềm năng, thực hiện các hoạt động kết nối khách hàng và doanh nghiệp (với doanh nghiệp).
Bạn có thể ứng tuyển vị trí chuyên viên/ cán bộ đối ngoại tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức Quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước…
Điều phối viên
Bên cạnh thực hiện các công tác quản lý bộ phận, điều phối nhân sự, nguồn lực, điều phối viên sẽ thực hiện, đề xuất các phương án triển khai và kiểm soát dự án, thiết lập các mối quan hệ bên trong và ngoài doanh nghiệp và thực hiện công tác quản trị,…
Với những yêu cầu công việc cao như vậy, mức lương mà điều phối viên nhận được cũng vô cùng hấp dẫn. Hiện nay, có rất nhiều các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế có nhu cầu tuyển dụng vị trí này. Vậy nên, bạn có thể tham khảo và ứng tuyển để không bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhé!
👉 Xem thêm: Điều phối viên là gì? Kinh nghiệm làm điều phối hiệu quả
Chuyên viên phân tích các cấp độ
Công việc chính của vị trí việc làm này là phân tích cấp độ hệ thống, phân tích cấp nhà nước, phân tích cấp tổ chức và cấp cá nhân. Đây là một vị trí tương đối quan trọng trong các cơ quan nhà nước hay tổ chức, doanh nghiệp quốc tế.
Nhà báo
Nhà báo cũng là một trong những công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành Quốc tế học có thể tham khảo. Các đơn vị báo chí, bộ phận PR doanh nghiệp, Đài truyền hình địa phương, Đài tiếng nói địa phương… đều có tuyển dụng vị trí việc làm này. Đảm nhiệm việc biên tập các nội dung báo chí về kinh tế, văn hoá, chính trị, tiến hành các cuộc phỏng vấn, dẫn chương trình…, nhà báo rất phù hợp với những bạn thích tìm tòi, khám phá thông tin, đồng thời có khả năng viết lách sáng tạo.
👉 Xem thêm: Nhà báo là gì? Tổng hợp những kiến thức liên quan
Các công việc khác
Quốc tế học ra làm gì? Ngoài các nhóm công việc trên, cử nhân chuyên ngành này còn có các cơ hội việc làm khác như:
- Giảng viên các trường đại học/ cao đẳng những bộ môn về kinh tế Quốc tế, chính trị văn hoá, triết học, quan hệ Quốc tế,…
- Vị trí thư ký trong các tổ chức nước ngoài, thư ký cho các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu viên về các vấn đề kinh tế chính trị và văn hoá thế giới tại các cơ sở nghiên cứu như Viện nghiên cứu châu Âu, châu Mỹ; viện Kinh tế và Chính trị Thế giới.
- Nhân viên quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, đối nội đối ngoại tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Quốc tế học
Quốc tế học là ngành sẽ mang lại cho bạn cơ hội làm việc trong đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để bản thân có thể phát triển và gây dựng được những thành công thì bạn cần phải chủ động trau dồi và rèn luyện thêm những kỹ năng khác như:
- Khả năng ngoại ngữ xuất sắc: Trong xã hội toàn cầu hóa như hiện nay, việc sở hữu càng nhiều ngoại ngữ sẽ đem lại cho bạn cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn.
- Khả năng thuyết trình, đàm phán.
- Có kiến thức vững vàng về quan hệ quốc tế cũng như các vấn đề chính trị.
- Tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, nghiêm túc trong công việc.
- Kỹ năng phân tích tình huống, ra quyết định.
👉 Xem thêm: Marketing quốc tế là gì? Tổng hợp những kiến thức bổ ích
“Quốc tế học ra làm gì? Nên hay không theo ngành Quốc tế học?” hẳn là những câu hỏi đã có lời giải đáp sau khi bạn đọc bài viết này. Nếu yêu thích và cảm thấy thực sự phù hợp thì đừng ngại theo đuổi đam mê với Quốc tế học nhé!
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!