Học giỏi văn thì làm nghề gì? Gợi ý các ngành hot cho người giỏi văn

Thế mạnh của bạn là môn Văn, thế nhưng bạn chưa biết học giỏi văn thì làm nghề gì trong tương lai? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời phù hợp nhất, giúp bạn xác định được rõ ràng phương hướng và con đường mà bạn có thể sẽ đi.

Học giỏi văn nên học ngành gì?

Ngành Văn học – Sự lựa chọn tốt nhất cho dân “ghiền” văn

Ngành Văn học là một ngành học thuộc nhóm lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm những thứ quan đến văn học lẫn lịch sử dân tộc, các tác phẩm văn học trong và ngoài nước, ngôn ngữ tiếng Việt, gồm cả kiến thức, cách viết, bình phẩm, phân tích các tác phẩm văn học, báo chí.

Và ở nhóm này thì mảng văn học vẫn được nhiều người để ý và quan tâm hơn cả, nhất là ở những bạn trẻ bộc lộ năng khiếu văn chương từ sớm. Học ngành Văn học, sinh viên không chỉ được trang bị những kiến thức cơ bản về bộ môn này mà còn được đào tạo nhiều ngôn ngữ đa dạng và phong phú, giúp sinh viên có thể tự do theo đuổi ngoại ngữ mà mình thích.

Hơn nữa, ngành Văn học cũng thuộc top những ngành có nhu cầu nguồn nhân lực cao nhất tại những thành phố lớn ở Việt Nam. Vì vậy, sinh viên học ngành này không cần quá lo lắng về vấn đề có xin được việc sau khi ra trường hay không. Với lại, Văn học vẫn luôn là lĩnh vực được coi trọng vì sự đa dạng của ngành nghề cần tới môn học này.

Những trường đào tạo ngành Văn học tốt nhất tại Việt Nam có thể kể đến Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;…

Ngành Báo chí

Được cung cấp những thông tin kịp thời và đầy đủ vẫn luôn là nhu cầu chung của tất cả mọi người. Trong thời đại ngày nay, con người có hàng tá công cụ hỗ trợ để tiếp cận thông tin nên việc cần một lượng nhân lực dồi dào ở mảng này là việc đương nhiên. Do đó, ngành Báo chí chưa bao giờ là hết phổ biến đối với giới trẻ.

Sinh viên ngành Báo chí sau khi ra trường sẽ có cơ hội đựa lựa chọn nhiều ngành nghề đa dạng như biên tập viên; phóng viên hiện trường; cán bộ giảng dạy chuyên môn; nhân viên truyền thông; nhà báo;…

Một số trường Đại học có danh tiếng trong việc đào tạo ngành Báo chí có thể nhắc tới Học Viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn; Học viện Ngoại giao; Đại học Văn hoá. Những trường Đại học trên đều là những cái tên có sự uy tín hàng đầu về chất lượng giảng dạy cũng như đào tạo thực hành cho các bạn sinh viên.

Ngành Marketing

Nhiều người nghĩ nhắc tới Marketing thì phải nhắc tới nhóm ngành Kinh Tế, nhưng điều đó không hẳn là chính xác hoàn toàn. Đúng là Marketing thuộc Kinh Tế, nhưng trong ngành Marketing còn có công việc viết content marketing – hay còn gọi là viết nội dung marketing. Những người làm công việc này sẽ tìm kiếm, viết lách và tạo ra những nội dung để giúp cho những thành viên khác trong cùng bộ phận marketing sản phẩm của công ty.

Những người có đam mê với Văn học thường chỉ làm những công việc liên quan đến viết lách. Vì vậy, làm việc cùng với một đội ngũ mới ở trong một doanh nghiệp liên quan tới kinh tế hẳn sẽ là một trải nghiệm mới mẻ với nhiều người. Công việc này đòi hỏi người làm còn phải có sự năng động, sáng tạo và thích thử thách bản thân.

Hiện nay, ngành Marketing trở nên khá phổ biến và có thể được tìm thấy ở bất kỳ trường Đại học nào liên quan tới kinh tế, tiêu biểu phải kể tới: Đại học Ngoại Thương; Đại học Kinh Tế; Đại học Tài chính – Marketing; Đại học Kinh Tế Quốc Dân; Đại học Kinh tế Tài chính; v.v…

Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Ngoài ngành Văn học, Báo chí hay Marketing thì bạn cũng có thể lựa chọn ngành Sư phạm nếu bạn có đam mê mãnh liệt với môn Ngữ Văn. Sư phạm hay nghề giáo có thể nói là một ngành có truyền thống xuất hiện lâu đời, luôn thuộc danh sách những ngành nghề cao quý nhất.

Ở ngành Sư phạm, người học sẽ không chỉ học về kiến thức mà còn phải tu dưỡng đạo đức, văn hoá, lối sống, học cách đối nhân xử thế, học cách trở thành một người làm việc và sống theo những quy tắc chuẩn mức phù hợp. Bởi bạn phải là một người có đạo đức, thì sau này mới có thể trở thành một tấm gương sáng cho học sinh có thể noi theo.

Học giỏi văn làm nghề gì?

Rất nhiều sinh viên lựa chọn ngành học liên quan tới Ngữ Văn, tuy nhiên lại không hiểu rõ sau khi học xong thì có thể làm việc trong những lĩnh vực nào. Tuy nhiên, đây lại được xem là ngành học sẽ có nhiều hướng đi nghề nghiệp, nhiều sự lựa chọn và có nhu cầu nhân lực cao trong thời gian sắp tới. Một vài công việc liên quan tới ngành học này sẽ được nhắc tới ở dưới đây cho bạn đọc cùng tham khảo.

Nhà văn

Với những người có thế mạnh về văn chương và có đam mê với việc cầm bút, thì có thể lựa chọn việc trở thành nhà văn. Hiện nay, nhu cầu đọc của tất cả mọi người đều rất cao, vì vậy, trở thành một cây bút trẻ sẽ là một lựa chọn lý tưởng dành cho các bạn sinh viên phát triển trong tương lai.

Mặt khác, công việc này cũng đòi hỏi người làm phải có đam mê và biết cách biến đam mê của bản thân trở thành thứ có thể cung cấp cho mọi nhu cầu của mình. Nhà văn còn phải là người biết cách đặt mình vào nhân vật hay bối cảnh câu chuyện mà mình đang viết. Có vậy thì bài văn mới mang lại cảm xúc cho người đọc, cũng như mang lại những cơ hội phát triển cho chính tác giả.

Giáo viên dạy Văn

Người học văn thường là những người thích sự nhẹ nhàng, bay bổng, thích sự ổn định trong cuộc sống. Vì vậy, trở thành một nhà giáo sẽ là lựa chọn phù hợp cho những người ưa thích Văn học. Được truyền đạt những kiến thức bổ ích và niềm yêu thích văn cho học sinh chính là niềm vui của những người làm nghề giáo. Trở thành một người giáo viên dạy Văn là một việc vô cùng tự hào của những người học ngành Văn.

Nếu bạn không học ngành Sư phạm nhưng lại “trót lỡ” dành tình cảm cho nghề giáo, thì bạn cũng có thể thử sức ở công việc này bằng cách thi lấy chứng chỉ sư phạm. Và đương nhiên là cơ hội để bạn được trở thành một giáo viên dạy Văn ở trong trường học sẽ không thể cao bằng những người tốt nghiệp từ ngành Sư phạm ra đâu nhé.

Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch cũng là một lựa chọn thú vị cho những bạn học giỏi văn. Công việc này sẽ mang tới cho bạn những cơ hội hiếm có như được đi du lịch cả trong và ngoài nước; được tiếp xúc, giao lưu với nhiều người, nhiều nền kinh tế khác nhau trong nước và trên thế giới; được tìm hiểu và mở rộng sự hiểu biết về văn hoá dân tộc, địa phương khác.

Dẫu vậy, công việc này lại đòi hỏi người làm phải là một người năng động, biết ứng dụng nhiều kỹ năng vào các trường hợp. Người hướng dẫn viên du lịch còn phải có sức khoẻ tốt vì tính chất công việc cần di chuyển nhiều trong mọi thời tiết.

Học giỏi văn quả là sẽ mang tới cho bạn nhiều cơ hội ngành nghề khác nhau phải không nào? Qua những thông tin chúng tôi đã cung cấp, hy vọng bạn đã trả lời được câu hỏi “Học giỏi văn thì làm nghề gì?”

Nếu chưa tìm được cho mình một công việc như mong muốn thì bạn hãy thử truy cập vào Việc Làm Tốt nhé. Tại đây, bạn không chỉ tìm được thông tin tuyển dụng của những công việc liên quan tới Văn học mà còn có vô số công việc với sự đa dạng về lĩnh vực. Chúc bạn thành công!