Không phải ngẫu nhiên mà những người có tài ăn nói hay còn gọi là có kỹ năng hoạt ngôn thường gặp thuận lợi hơn trong công việc, cuộc sống. “Mồm miệng đỡ chân tay”, giao tiếp giỏi sẽ giúp bạn biết cách làm quen những người bạn hay đồng nghiệp mới, thuyết trình hay thuyết phục hiệu quả, hòa nhập nhanh với mọi hoàn cảnh. Những người ít nói hoặc không nói thường gặp trở ngại trong giao tiếp và bỏ qua nhiều cơ hội phát triển trong công việc.
Kỹ năng hoạt ngôn là gì?
Hoạt ngôn là thuật ngữ được ghép bởi hai từ hoạt động và ngôn ngữ. Như vậy, có thể hiểu kỹ năng hoạt ngôn là người sử dụng ngôn ngữ nhiều và linh hoạt, giúp bạn tự tin thể hiện mình qua giao tiếp. Hoạt ngôn có thể là tố chất bẩm sinh hoặc do môi trường sống tạo nên. Kỹ năng này có thể giúp bạn chiếm ưu thế trong giao tiếp, cuộc sống và công việc.
Kỹ năng hoạt ngôn có thể giúp bạn làm chủ cuộc nói chuyện (Nguồn: Twitter)
Kỹ năng hoạt ngôn trong giao tiếp
Kỹ năng hoạt ngôn sẽ giúp bạn tự tin trong giao tiếp, kể cả khi nói chuyện với người lạ. Khi gặp người lạ, bạn có thể sẵn sàng bắt chuyện ngay với họ nhờ kỹ năng hoạt ngôn. Những người hoạt ngôn khi giao tiếp sẽ được yêu thích hơn những người ít nói. Có thể nhanh chóng nói chuyện với mọi người nên kỹ năng này sẽ giúp bạn thích nghi nhanh chóng với môi trường sống, làm việc mới.
Hoạt ngôn giúp bạn tránh tình trạng không biết nói gì trong cuộc trò chuyện. Đặc biệt, khi gặp khách hàng, nếu bạn là người hoạt ngôn thì việc trao đổi công việc với họ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Kỹ năng hoạt ngôn có thể giúp bạn tạo được nhiều mối quan hệ tốt, có ích cho công việc, cuộc sống của bạn.
Giao tiếp là hoạt động truyền đạt thông tin qua ngôn ngữ. Hoạt ngôn giúp bạn có cơ hội giao tiếp với nhiều người và học hỏi được nhiều điều từ họ. Kỹ năng này cũng giúp bạn biết cách nói lên ý kiến của bản thân để cho công việc tốt hơn, trình bày vấn đề tốt hơn đến người nghe.
Kỹ năng hoạt ngôn sẽ giúp bạn có nhiều ưu thế trong công việc (Nguồn: femcafe)
Những điều cần lưu ý
Kỹ năng hoạt ngôn rất quan trọng trong giao tiếp của mỗi người. Tuy nhiên, nếu không khéo kỹ năng này cũng mang lại lợi ích cho bạn mà đôi khi có thể tác dụng ngược, gây mất lòng hoặc ảnh hưởng đến người khác. Để tránh gặp điều đó, bạn có thể tham khảo những nội dung sau đây:
Một điều thường thấy ở người hoạt ngôn là họ thường nói quá nhanh và không kịp suy nghĩ. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là hãy suy nghĩ trước khi đưa ra ý kiến để không gây khó chịu hay làm tổn thương bất cứ ai. Dù bạn cố ý hay vô ý thì lời nói không khéo hoặc quá thẳng thắn có thể khiến người khác không thoải mái. Đặc biệt, đừng hứa những điều mà bản thân không làm được để làm mất uy tín của mình.
Có nhiều người hoạt ngôn thường nói quá nhiều về chuyện của người khác, bạn nên tránh điều này. Trong khi nói chuyện với người khác, bạn không nên ngắt lời người khác khiến họ khó chịu. Hãy tập trung lắng nghe những gì người khác nói và tôn trọng họ. Kỹ năng lắng nghe có thể giúp bạn thu thập vấn đề, phân tích thông tin để nâng cao khả năng tương tác giữa bạn và đối phương. Bạn cần tạo điều kiện để đối phương có cơ hội được nói, đừng nên dành hết phần nói của họ.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về kỹ năng hoạt ngôn và tầm quan trọng của nó trong giao tiếp, công việc, cuộc sống. Hãy rèn luyện kỹ năng này và giúp bản thân tự tin hơn trong giao tiếp, bạn nhé.
Thường Lạc (Tổng hợp)
Nguồn ảnh cover: Discover WSM
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!