Hoa Huệ – Đặc điểm, Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Hoa Huệ – Báo Khuyến Nông

Hoa huệ là loài hoa truyền thống được dùng chủ yếu trong các dịp cúng, lễ bởi phong thái trang trọng cùng hương thơm thanh thoát. Hôm nay, Báo Khuyến Nông sẽ giới thiệu đến các bạn một loài hoa có mùi hương ngào ngạt và ý nghĩa sâu sắc đó là loài hoa Huệ hay còn gọi là dạ lai hương hoặc vũ lai hương, là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt.

Hoa huệ là gì?

Cây hoa huệ ta còn được biết đến với những tên gọi mỹ miều: vũ lai hương – hoa thơm khi mưa hoặc dạ lai hương – hoa thơm ban đêm. Huệ ta có tên khoa học là Polianthes tuberosa, thuộc họ Thùa -Agavaceae.

hoa-hue-3a
Hoa huệ loài hoa đẹp tinh khiết

Đặc điểm cây hoa huệ

Cây hoa huệ thuộc loại cây thân thảo, thân mọc thẳng đứng, không phân cành nhánh, hình dáng ban đầu cây rất giống cây tỏi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,8-1,6m.

hoa-hue-4a
Nụ hoa huệ

Huệ có hai loại: hoa đơn và hoa kép. Loại đơn còn có tên là huệ xẻ, hoa ngắn, thưa, cây thấp. Loại kép hay huệ tứ diện, cây cao, bông dài, hoa dày hơn.

hoa-hue-1a
Hoa huệ được sử dụng để trang trí trong ngày lễ tết

Lá hoa huệ màu xanh bóng, hình kiếm dài, nhọn ở đầu, trông rất mướt mắt. Hoa mọc trên cuống dài, thẳng kết thành chùm liên tiếp nhau trên ngọn, càng về đầu ngọn hoa càng mọc dầy.Những bông hoa mọc ở nách cuống, có 6 cánh hình thìa thuôn dài, sắc trắng tinh khiết. Hoa huệ rất đặt biệt bởi đặc tính nở về đêm vì thế ban đêm hương hoa càng thơm ngào ngạt rất thanh thoát, dễ chịu. Điều đó có được là do cấu tạo của các cánh hoa nhạy cảm với độ ẩm. Các lỗ khí khổng trao đổi khí trên cánh mở to ra kích thích hương thơm bay ra. Điều đó cũng giải thích tại sao trời mưa hoa thơm hơn. Đặc điểm này cũng để kích thích bướm đêm phụ phấn cho hoa.Cây huệ ta nở hoa quanh năm nhưng mùa hè bông to, nhiều hoa hơn mùa đông. Hoa huệ cắm cành trưng rất bền được 7-15 ngày.

hoa-hue-8a
Hoa huệ

Những thông tin cơ bản của loài hoa Huệ

Huệ còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa)[2] (danh pháp hai phần: Polianthes tuberosa), là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Ở Việt Nam, hoa huệ dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ, còn gọi là huệ ta, để phân biệt với hoa huệ trong bức tranh nổi tiếng “Thiếu nữ bên hoa huệ” là huệ tây (Lilium longiflorum), hay còn gọi là hoa loa kèn.

Hoa huệ là một loài hoa quen thuộc ở Việt Nam, nở về đêm với hương thơm ngào ngạt. Ít ai biết rằng, ngoài vẻ đẹp tinh khôi, hoa huệ còn có thể ăn được và có nhiều khám phá thú vị.

Tại Việt Nam, hoa huệ được trồng nhiều ở miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, đặc biệt là các vùng trồng hoa lân cận Hà Nội.

  • Tên khoa học: Polianthes tuberosa
  • Bộ: Bộ Măng tây
  • Cấp độ: Loài
  • Họ (familia): Agavaceae
  • Lớp cao hơn: Chi Huệ
  • Loài (species): P. tuberosa

Đặc điểm nổi bật của hoa Huệ

Hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae), hình dáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hai giống này có thể phân thành nhiều loại trong đó có huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài. Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm, ngoài ra còn có huệ đỏ.

Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Nhiều người cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ.

Những thông tin cơ bản của loài hoa Huệ
Những thông tin cơ bản của loài hoa Huệ

Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.

Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.

Hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, vì vậy không chỉ ban đêm, mà vào ban ngày, kể cả khi trời mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng.[2]

Tập tính nở về đêm của huệ hình thành qua quá trình tiến hóa. Do hoa tỏa ra mùi thơm để thu hút côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống, vì vậy hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban đêm đặc biệt là hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên phải nở vào ban đêm để thu hút những loài côn trùng này.

Cây hoa huệ (Polianthes tuberose Linn.) có hoa màu trắng, mùi thơm, để cắm lọ, bó thành bó, bỏ vào làn, có thể trồng ở quanh vườn, bên bờ đá. Hoa huệ nguyên sản ở Mêhicô và Nam Mỹ, phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới và thế giới.

Huệ là cây thân cỏ sống nhiều năm. Có củ hình tròn dài tựa như cây tỏi. Thân thẳng không phân nhánh, gốc mọc lá thành chùm, lá dài, không có răng cưa, mọc lệch. Hoa thẳng, mọc ở đỉnh. Mỗi hoa tự có khoảng 20 bông, nở từ dưới lên, hoa trắng có mùi thơm, ban đêm càng thơm. Kỳ nở hoa dài, ti kỳ hoa nở vào các tháng 7-11. Ta thường thấy loại hoa đơn tràng, màu trắng sữa, khá thơm ,mỗi cây có 20-25 bông. Loại cây này thấp, khoảng 80-100cm. Trong gây trồng ta còn gặp một biến loài có hoa nhiều tràng, đài hoa màu tím nhạt, hương vị nhạt hơn, nhưng nhiều hoa, mỗi cây có 24-32 bông, cây cao và to hơn.

Cấu tạo của loài hoa Huệ như thế nào?

Lá hoa huệ màu xanh bóng, hình kiếm dài, nhọn ở đầu, trông mượt mà. Hoa mọc trên cuống dài thẳng, kết thành chùm liên tiếp nhau trên ngọn, càng về đầu ngọn hoa càng mọc dầy. Những bông hoa mọc ở nách cuống, có 6 cánh hình thìa thuôn dài, sắc trắng tinh khiết. Hoa huệ cắm cành trưng rất bền được 7-15 ngày. Cây hoa huệ chịu lạnh kém nhưng chịu nóng khá tốt, nhiệt độ ưa thích của cây từ 18-35oC.

Cụm hoa tán đơn độc, mọc lên từ thân hành qua nách bẹ lá, mang 25-35 hoa. Cuống của tán thẳng đứng, hơi dẹp, có khía ở giữa, nạc, đặc, dài 40-50 cm, rộng 3-5 cm, màu xanh lục, mặt ngoài láng. Tổng bao lá bắc là hai phiến mỏng dạng mo, tồn tại, hình bầu dục thuôn dài, đầu nhọn, dài 9-12 cm, rộng 4-5 cm, màu nâu nhạt, mặt ngoài có nhiều sọc dọc.

Điều kiện sống

Huệ là loài cây ưa sáng, vì vậy chúng phát triển tốt nhất với ít nhất năm đến sáu giờ nhận ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Huệ ra hoa quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông thì chúng cho ít hoa, hoa nhỏ và ngắn hơn. Vì vậy, để huệ có thể ra hoa vào mùa đông, phải đảm bảo lượng ánh sáng thích hợp và nên sử dụng ánh sáng nhân tạo để đảm bảo cung cấp đủ nguồn sáng. Huệ cần 16 giờ chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo mỗi ngày.

Huệ phát triển được ở nhiệt độ từ 21 đến 24 o C. Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 15 o C cây sẽ chết. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cao 35o C hoặc cao hơn sẽ làm ngăn cản chồi nở hoa.

Huệ phát triển trong đất màu mỡ và có khả năng thoát nước tốt. Cần cung cấp nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, nếu cung cấp quá lượng nước cần thiết, cây sẽ dễ bị thối rữa.

Độ ẩm càng tăng cao thì huệ tỏa hương càng thơm. Độ ẩm không khí ban đêm thường cao hơn ban ngày làm cho các khí khổng mở to, tỏa ra mùi hương thơm ngát. Vì vậy, hoa huệ chỉ tỏa hương thoang thoảng vào ban ngày còn ban đêm chúng lại tỏa hương ngào ngạt.

Môi trường sống

Huệ là loài thực vật nở hoa về đêm có nguồn gốc từ Mexico. Chúng tồn tại trong tự nhiên trên đất cát mịn hoặc đất có nguồn hữu cơ dồi dào.

Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của hoa Huệ

Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của hoa Huệ
Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của hoa Huệ

Nguồn gốc của hoa Huệ

Nguồn gốc tên hoa

Huệ là loài thực vật nở hoa về đêm có nguồn gốc từ Mexico.

Có hàng trăm loại huệ khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc cùng một chi Lilium. Những bông huệ khác mà không thuộc chi này, như là huệ thường ngày hay huệ nước không được xem là huệ thật sự. Lilium là một từ Latin bắt nguồn từ Hy Lạp leirion, từ mà khi chúng ta truy ngược về thông qua nhiều nền văn minh thì có thể nói là một trong những từ đầu tiên để chỉ hoa. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của hoa huệ qua nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ.

Ở Việt Nam, hoa huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.

Hoa Huệ được trồng nhiều tại miền Bắc và một số vùng ở miền Trung. Hoa huệ được tiêu thụ nhiều nhất vào mùa lễ hội, đi chùa sau tết âm lịch ở Việt Nam.

Hiện nay, huệ đang được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là các vùng trồng hoa lân cận Hà Nội.

Nguồn gốc của hoa Huệ
Nguồn gốc của hoa Huệ

Nguồn gốc hương thơm hoa huệ

Những ngày trời mưa, huệ cũng toả mùi thơm ngào ngạt.

Tục ngữ ta có câu “hoa không phơi nắng không thơm”, ấy là vì khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều. Nhưng đêm thì làm gì có nắng, vậy mà hoa huệ lại toả mùi thơm hơn cả ban ngày. Tại sao?

So với các loài hoa nở ban ngày, hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt. Mỗi khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra. Vì vậy, tuy ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.

Cũng vì hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, nên nếu chú ý bạn sẽ thấy không chỉ ban đêm, mà ngay cả ban ngày, vào những hôm có mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng. Vì lẽ đó, hoa huệ còn có tên là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa).

Mặt khác, hoa huệ thơm về đêm cũng vì một lẽ rất đơn giản, ấy là đa số các giống huệ đều nở về đêm. Tập tính này của huệ có lẽ đã hình thành qua nhiều thế hệ tiến hoá. Bình thường, hoa tỏa ra mùi thơm để mời côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống. Đa số hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban ngày, vì vậy chúng nở vào ban ngày để quyến rũ ong bướm. Tuy nhiên, hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên nó phải chuyển giờ nở sang đêm để chiều lòng “khách” vậy.

Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân.

Ý nghĩa hoa Huệ

Ý nghĩa hoa Huệ
Ý nghĩa hoa Huệ

Hoa huệ và tất cả các dạng khác của nó, thường được xem xét mang các ý nghĩa sau đây:

  • Hoàng gia và vương giả
  • Thiên chức làm mẹ và khả năng sinh sản
  • Sự tinh khiết và vẻ đẹp tuổi trẻ
  • Lòng đam mê
  • Đổi mới và tái sinh

Theo màu sắc:

  • Huệ trắng hiển nhiên là biểu tượng của sự tinh khiết, đặc biệt khi mà rất nhiều người công giáo dùng huệ tuyết để đại diện cho Đức mẹ đồng trinh.
  • Huệ có sọc hồng được biết đến như là huệ thiên văn học là một trong những loại phổ biến nhất hiện nay cho một bó huệ, và nó còn có nghĩa là tham vọng và khích lệ với một thử thách khó khăn.
  • Huệ vàng thường tượng trưng cho sức khỏe tốt và sự hồi phục, trong khi huệ đỏ là tiếng nói của đam mê và rất phù hợp cho đám cưới và bó hoa cầu hôn.

Vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết toát ngay ra từ chính loài hoa này mang đến những cung bậc tình cảm khó lòng kìm được. Hoa mang nét tinh khôi, trang nhã, sang trọng nhưng cũng đầy sự tôn kính. Hương thơm đến ngất trời, dịu nhẹ mà thoang thoảng khiến nao lòng. Cụ thể: Hoa huệ ta:

  • Sự trong sạch và thanh cao
  • Hoa huệ tây: Là thông điệp của sự trong sáng
  • Hoa huệ thung: Mang biểu tượng về sự trở của hạnh phúc
  • Ngoài ra, hoa cũng mang đến thông điệp của đấng sinh thành, thiên chức làm mẹ và khả năng sinh sản nữa đấy!

Thông điệp của hoa huệ

Có một lối sống vương giả và ôm ấp sức mạnh của mình. Hãy nhớ rằng sự đổi mới luôn gần kề và sự kết thúc của một điều gì đó là sứ giả của một khởi đầu mới.

Các loại hoa Huệ được trồng phổ biến tại Việt Nam

Có hai loại hoa huệ là hoa huệ ta và huệ tây hay còn gọi là hoa loa kèn. Họ này thuộc nhóm cây 1 lá mầm, gồm chủ yếu là những cây thân thảo dạng thân hành. Ở Việt Nam có khoảng hơn 20 loài hoa huệ phổ biến được trồng nhiều tại Đà Lạt, Hà NộI và các tỉnh thanh xung quanh Hà Nội, TPHCM.

Các loại hoa Huệ được trồng phổ biến tại Việt Nam
Các loại hoa Huệ được trồng phổ biến tại Việt Nam

Dưới đây là 20 loài hoa huệ được trồng phổ biến tại Việt Nam

  • Agapanthus africanus (L.) Hoffm: Thanh anh, A-ga-pan gồm 2 loại chủ yếu là loại var. weillighii có hoa màu xanh và loại var. albidus có hoa màu trắng.
  • Clivia miniata Regel hay còn được gọi với cái tên là hoa huệ đỏ. Giống hoa huệ này được trồng nhiều và khá phổ biến ở Đà Lạt.
  • Crinum asiaticum L được gọi là huệ Đại tướng quân trắng.
  • Crinum amabile Donn.: Đại tướng quân đỏ
  • – Crinum ensifolium Roxb.: Náng lá gươm
  • – Crinum latifolium L. : Náng lá rộng, Trinh nữ hoàng cung Loài này rất giống với C.moorei nhưng có chùm nhiều hoa và hoa cong xụ xuống nhiều, hoa trắng.
  • – Crinum moorei Hook. f.: Náng củ. Chùm ít hoa hơn loài trên và thường có sọc hồng mặt ngoài.
  • – Eucharis grandifolia Planch. & Linden.: Hoa huệ Ngọc trâm
  • – Haemanthus multiflorus (Tratt.) Martym. : Hoa huệ Hồng Tú Cầu
  • – Hippeastrum puniceum (Lam.) Kuntze : Lan huệ, Tỏi lơi
  • Hippeastrum equestre Herb. : Huệ đỏ hay còn gọi là Loa kèn đỏ
  • – Hippeastrum reticulatum Herb. var. striatifo Herb. : Lan huệ mạng
  • – Hymenocallis littoralis (Jacq.) Salisb. : Bạch trinh, Spider Lily
  • – Narcissus tazetta L. var. chinensis Roem. :Thủy tiên
  • – Narcissus pseudonarcissus L. : Thủy tiên vàng
  • – Zephyranthes ajax Hort. : Phong huệ vàng
  • – Zephyranthes candida Herb. : Phong huệ trắng
  • – Zephyranthes rosea (Spreng.) Lindl. : Phong huệ đỏ, Huệ đất
  • – Zephyranthes grandiflora Lindl. : Phong huệ hồng

Công dụng của hoa Huệ đối với đời sống

Hương thơm ngào ngạt của huệ đã được chưng cất để sử dụng làm nước hoa từ thế kỷ 17, khi bông hoa được chuyển đến Châu Âu lần đầu tiên. Nữ hoàng Pháp Antoinette sử dụng một loại nước hoa có tên là “Sillage de la Reine” còn được gọi là “Parfum de Trianon” có chứa hoa huệ, hoa cam, gỗ đàn hương, hoa nhài, tuyết tùng và mống mắt.

Bởi màu sắc đẹp mắt và hương thơm ngọt ngào, huệ thường được sử dụng để trang trí tiệc cưới. Ngoài ra, huệ còn được sử dụng trong các dịp lễ tết.

Hoa huệ cũng được coi là một trong những nguyên liệu để chế biến một số món ăn bổ dưỡng.

Một số kỹ thuật trồng hoa Huệ

Nhân giống

Nhân giống là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tạo ra các giống tốt, đồng đều về chất lượng và tạo ra được số lượng lớn cây giống để phục vụ công tác sản xuất.

Trong sản xuất hoa, nhân giống có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế.

Mỗi loài hoa có những biện pháp nhân giống khác nhau, phù hợp với đặc điểm thực vật học của cây. Đối với cây hoa huệ có 2 hình thức nhân giống phổ biến: nhân giống bằng củ và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.

Nhân giống bằng củ

Nhân giống bằng củ là biện pháp nhân giống vô tính, được sử dụng phổ biến để tạo giống hoa huệ. Biện pháp nhân giống này có những ưu và nhược điểm như sau:

– Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ thực hiện, người nông dân có thể tự sản xuất giống tại nhà. + Cây nhanh ra hoa, chất lượng hoa tốt. + Giữ được các đặc điểm tốt của cây mẹ.

– Nhược điểm:

+ Cây không đồng đều, nên gây khó khăn trong quá trình chăm sóc. + Hệ số nhân giống thấp, không dùng để sản xuất giống theo hướng công nghiệp được. + Củ giống là nơi chứa nhiều nguồn bệnh, đặc biệt là nấm bệnh. Do đó, nhân giống bằng củ dễ bị lan truyền bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng củ giống và cây giống.

Nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô

Đây là biện pháp nhân giống bằng cách nuôi mô, tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng và tái sinh chúng thành cây con. Biện pháp nuôi cấy mô có những ưu nhược điểm như sau:

– Ưu điểm:

+ Tạo được nguồn cây giống sạch bệnh, có tiềm năng sinh trưởng phát triển và năng suất cao. + Cây con đồng nhất về mặt di truyền, bảo tồn được các tính trạng đã chọn lọc. + Hệ số nhân giống cao.

– Nhược điểm:

+ Đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền và kỹ thuật cao. + Giá thành cây giống cao, khó áp dụng + Cây giống dễ bị nhiễm bệnh đồng loạt.

Nhân giống nuôi cấy mô trên cây hoa huệ được thực hiện qua các bước:

– Khử trùng mẫu cấy. – Giai đoạn nuôi cấy khởi động – Giai đoạn nhân nhanh – Tạo cây hoàn chỉnh – Chuyển cây ra ruộng ươm

Các điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp nhân giống nuôi cấy mô trên cây hoa huệ:

  • – Môi trường nuôi cấy là môi trường MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng và than hoạt tính.
  • – Nồi hấp khử trùng.
  • – Các dụng cụ được sử dụng trong nuôi cấy: dao, kép, panh.
  • – Tủ cấy vô trùng.
  • – Nhiệt độ phòng nuôi 250C.
  • – Độ ẩm 70%.

Nhân giống nuôi cấy mô, tế bào trên cây hoa huệ được thực hiện theo các bước:

  • – Khử trùng mẫu cấy
  • – Giai đoạn nhân nhanh
  • – Tạo cây hoàn chỉnh
  • – Chuyển cây ra ruộng ươm

a. Khử trùng mẫu cấy

Khử trùng mẫu cấy là biện pháp làm sạch mẫu, đưa mẫu vào môi trường vô trùng. Đây là giai đoạn quan trọng quan trọng, quyết định quá trình nuôi cấy mô thành công hay thất bại. Quá trình khử trùng mẫu cần đảm bảo tỉ lệ mẫu nhiễm thấp, tỉ lệ mẫu sống cao và mô nuôi cấy sinh trưởng tốt.

Đối với cây hoa huệ, mẫu sử dụng là các mắt ngủ được lấy từ củ. Biện pháp khử trùng được tiến hành như sau:

  • – Chọn mắt ngủ được lấy từ củ huệ làm mẫu cấy.
  • – Rửa củ bằng nước sạch để loại bỏ đất cát bám vào củ.
  • – Ngâm củ trong nước xà bông 30 phút.
  • – Sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy trong 5 phút.
  • – Cắt củ thành lát mỏng.
  • – Rửa lại củ bằng nước cất và đem vào buồng cấy khử trùng.
  • – Khử trùng mẫu cấy trong buồng cấy bằng nước cất vô trùng 3 lần rồi rửa lại bằng cồn 70% trong 15 – 20 giây.
  • – Tráng lại bằng nước cất vô trùng 1 lần nữa.
  • – Cho mẫu vào dung dịch HgCl2 0,1% trong 15 phút kết hợp với Ca(OCl)2 15% trong 20 phút.
  • – Rửa mẫu bằng nước cất rồi cấy mẫu vào môi trường MS có bổ sung
  • 30 g/l saccaroza + 6,5 g/l agar+ 4mg/l BA + ,25mg/l α-NAA30 g/l.

b. Giai đoạn nhân nhanh

Nhân nhanh là giai đoạn tạo được số lượng lớn chồi, từ đó đạt số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn. Giai đoạn này cần đảm bảo chồi tạo ra phải đồng nhất, khả năng sinh trưởng tốt.

  • – Nồi hấp khử trùng.
  • – Các dụng cụ được sử dụng trong nuôi cấy: dao, kép, panh.
  • – Tủ cấy vô trùng.
  • – Nhiệt độ phòng nuôi 250C.
  • – Độ ẩm 70%.

Nhân giống nuôi cấy mô, tế bào trên cây hoa huệ được thực hiện theo các bước:

  • – Khử trùng mẫu cấy
  • – Giai đoạn nhân nhanh
  • – Tạo cây hoàn chỉnh
  • – Chuyển cây ra ruộng ươm

a. Khử trùng mẫu cấy

Khử trùng mẫu cấy là biện pháp làm sạch mẫu, đưa mẫu vào môi trường vô trùng. Đây là giai đoạn quan trọng quan trọng, quyết định quá trình nuôi cấy mô thành công hay thất bại. Quá trình khử trùng mẫu cần đảm bảo tỉ lệ mẫu nhiễm thấp, tỉ lệ mẫu sống cao và mô nuôi cấy sinh trưởng tốt.

Đối với cây hoa huệ, mẫu sử dụng là các mắt ngủ được lấy từ củ. Biện pháp khử trùng được tiến hành như sau:

  • – Chọn mắt ngủ được lấy từ củ huệ làm mẫu cấy.
  • – Rửa củ bằng nước sạch để loại bỏ đất cát bám vào củ.
  • – Ngâm củ trong nước xà bông 30 phút.
  • – Sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy trong 5 phút.
  • – Cắt củ thành lát mỏng.
  • – Rửa lại củ bằng nước cất và đem vào buồng cấy khử trùng.
  • – Khử trùng mẫu cấy trong buồng cấy bằng nước cất vô trùng 3 lần rồi rửa lại bằng cồn 70% trong 15 – 20 giây.
  • – Tráng lại bằng nước cất vô trùng 1 lần nữa.
  • – Cho mẫu vào dung dịch HgCl2 0,1% trong 15 phút kết hợp với Ca(OCl)2 15% trong 20 phút.
  • – Rửa mẫu bằng nước cất rồi cấy mẫu vào môi trường MS có bổ sung
  • 30 g/l saccaroza + 6,5 g/l agar+ 4mg/l BA + ,25mg/l α-NAA30 g/l.

b. Giai đoạn nhân nhanh

Nhân nhanh là giai đoạn tạo được số lượng lớn chồi, từ đó đạt số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn. Giai đoạn này cần đảm bảo chồi tạo ra phải đồng nhất, khả năng sinh trưởng tốt.

d. Chuyển cây ra ruộng ươm

Chuyển cây con ra ruộng ươm là giai đoạn chuyển cây con từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống tự dưỡng. Để cây con đạt tỉ lệ sống cao trong ruộng ươm cần đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, giá thể) phù hợp.

Biện pháp chuyển cây ra ruộng ươm:

  • – Trước khi đem cây ra khỏi môi trường nuôi cấy cần huấn luyện cây con bằng cách đem bình cấy có cây hoàn chỉnh để môi trường bên ngoài từ 7 – 10 ngày.
  • – Sau thời gian huấn luyện, tiến hành đưa cây ra khỏi bình cấy. Thao tác lấy cây ra khỏi bình cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm cây bị hư, dập.
  • – Rửa sạch agar.
  • – Nhúng cây con vào dung dịch kích thích ra rễ (NAA và IBA).
  • – Trồng cây con vào giá thể bao gồm đất, xơ dừa, trấu với tỉ lệ 1:1:1.
  • – Đặt các khay cây giống ở nơi mát, có cường độ chiếu sáng thấp, nhiệt độ mát, ẩm độ cao.

Chọn củ giống, cây giống

Chọn củ giống

a. Chọn củ giống: Trước khi trồng cần chọn những củ đạt tiêu chuẩn để ruộng hoa cho năng suất cao, chất lượng tốt và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chăm sóc.

Tiêu chuẩn của củ giống đem trồng bao gồm:

  • – Củ đồng đều về kích thước.
  • – Không bị sâu, bệnh.
  • – Còn nguyên vẹn, không dập nát.

b. Phân loại củ: Phân loại củ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sau trồng và thu hoạch hoa. Dựa vào kích cỡ củ, phân loại củ thành các nhóm sau:

  • – Củ lớn có đường kính từ 3 – 4 cm.
  • – Củ trung bình có đường kính từ 2 – 3 cm.
  • – Củ nhỏ có đường kính 1 – 2 cm
  • – Củ nhỏ hơn 1 cm.

Tùy vào kích thước củ mà chọn thời điểm xuống giống thích hợp để kịp cho hoa vào các dịp lễ lớn trong năm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất.

c. Xử lý củ giống: Xử lý củ giống trước khi trồng nhằm mục đích:

  • – Tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong củ giống.
  • – Ngăn cản vi sinh vật gây hại xâm nhập vào củ giống qua các vết thương cơ giới.
  • – Tăng khả năng sống của cây.

Phương pháp xử lý củ giống:

  • – Thuốc dùng để xử lý củ giống là các loại thuốc trừ nấm như: Anvil, Topsin, Ridomil, Rovral, Alliette…
  • – Pha thuốc theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì.
  • – Ngâm củ giống ngập trong dung dịch xử lý từ 10 – 15 phút.
  • – Vớt củ giống vào rổ.
  • – Hong khô củ giống rồi mới đem trồng.

Chọn cây giống

Đối với cây nuôi cấy mô, do môi trường nuôi cấy mô và môi trường bên ngoài khác biệt nhau hoàn toàn nên tỉ lệ cây chết cao. Do đó, để tăng tỉ lệ sống của cây cần chọn những cây từ phòng thí nghiệm có những tiêu chuẩn sau:

  • – Cây con trong bình nuôi cấy đã qua huấn luyện.
  • – Cây không bị nhiễm nấm, vi khuẩn.
  • – Cây khỏe, lá xanh.
  • – Cây phải đạt chiều cao từ 3 – 4 cm.
  • – Cây giống đang sinh trưởng tốt trong bình, không mang mầm bệnh.
  • – Tuổi cây giống từ 25 – 3 ngày (tính từ lúc cấy vào môi trường ra rễ).
  • – Số rễ: 3 – 4 rễ, dài từ 2 – 4 cm.

Sau khi chọn được cây giống từ phòng thí nghiệm, trồng cây con con vào giá thể bao gồm đất, xơ dừa, trấu với tỉ lệ 1:1:1. Đặt cây con vào ruộng ươm có lưới che phủ. Ruộng ươm đảm bảo phải có cường độ chiếu sáng thấp, nhiệt độ mát và ẩm độ cao.

Từ ruộng ươm chọn những cây đạt tiêu chuẩn đem trồng. Tiêu chuẩn cây con đem trồng sản xuất bao gồm:

  • – Cây khỏe mạnh, không dập nát.
  • – Ngọn phát triển tốt.
  • – Rễ không bị tổn thương.
  • – Cây không bị nhiễm sâu bệnh.

Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa huệ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Hoa huệ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nhất nếu được trồng ở nền đất thoát nước tốt vào mùa mưa.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cách chăm sóc hoa Huệ hiện nay

Cách chăm sóc hoa Huệ hiện nay
Cách chăm sóc hoa Huệ hiện nay

Ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Tới mùa mưa, chú ý thoát nước để tránh việc cây bị ngập, úng.

Sau khi trồng hoa huệ khoảng 30 ngày thì bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế hoặc phân NPK pha loãng. Sau đó cứ khoảng 20 – 25 ngày bón đợt tiếp theo.

Trồng sau 02 tháng bắt đầu xây ngù (gù). Từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng; tính hết thời gian từ xuống giống cho tới thu hoạch khoảng 3-5 tháng.

+ Cây huệ là cây đòi hỏi phải được tưới nước, nếu tưới nước cho huệ bằng cách dùng tô, chậu nhỏ múc tạt nước từ dưới rãnh tạt ngược lên trên cây huệ thì ngoài việc cung cấp nước cho cây huệ, nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá huệ làm cho nhện đỏ bị rửa trôi.

Không tưới huệ bằng máy bơm nước vì hạt nước rơi xuống mạnh dễ làm rập gẫy lá huệ, mà cũng không tưới bằng bình tưới có vòi hoa sen, vì cả phương pháp tưới bằng máy và tưới bằng vòi hoa sen chỉ làm ướt mặt trên của lá huệ mà không rửa trôi được nhện đang nằm ở mặt dưới của lá.

+ Để áp dụng cách tưới này khi trồng huệ nên lên liếp (lên mô) trồng huệ rộng khoảng 1,2 m, các liếp cách nhau bằng một cái rãnh rộng khoảng 0,4 m để chứa nước cung cấp cho việc tạt, tưới huệ.

Bón phân (cho 1.000m2 kể cả mương và liếp)

Phân rác mục, phân chuồng (trâu, bò) thật hoai, trước khi trồng thường rải một lớp mỏng rơm để giữ cho đất mát.

+ Bón lót: 25 – 30kg DAP. Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê.

+ Bón thúc lần 2: (20 – 25 ngày sau trồng – gần xây ngù), 15kg urê, phun thêm phân KNO3.

+ Bón thúc lần 3: sau khi thu bông bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê.

* Chú ý: trước khi bón phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể gia giảm phân cho phù hợp.

  • Ánh sáng: ánh sáng hoàn toàn, nắng càng nhiều, hoa càng tốt.
  • Nhiệt độ: chịu được nhiệt độ cao (18 – 34oC).
  • Ẩm độ: chịu ẩm ướt nhiều. Tưới bằng vòi phun vào sáng sớm và xế chiều.
  • Thường xuyên làm cỏ kết hợp với vun xới cho cây.

Lợi ích và ứng dụng cây hoa huệ

Cây hoa huệ có vẻ đẹp tinh khiết, bông hoa tròn xinh viên mãn, dáng cây vươn thẳng kiêu hãnh nên được lựa chọn là loại hoa cúng trong các dịp lễ tết, đình đám, nơi cửa Phật linh thiêng…

hoa-hue-12a
Lợi ích và ứng dụng cây hoa huệ

Đặc biệt vào các dịp lễ chùa, lễ hội sau tết Nguyên Đán , người Việt thường dùng hoa huệ để làm hoa lễ nên nhu cầu rất lớn. Việc trồng hoa huệ diện rộng cũng mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho người dân.

hoa-hue-6a
Hoa huệ thường được trưng bày trang trí cho các khu vực linh thiêng

Huệ ta thường được trồng để làm hoa cắt cành trong các lọ lục bình cao cổ trưng ở bàn thờ. Khi cắm hoa huệ nên hơ chân hoa qua lửa, hòa vài giọt thuốc đỏ, thuốc tím để diệt khuẩn và nhớ thay nước hàng ngày để hoa bền hơn, tránh bị thối chân hoa.

Hương thơm ngào ngạt của hoa huệ vào ban đêm nên tránh cắm trong phòng ngủ làm giảm lượng oxy.

Bên cạnh đó, hoa huệ còn được dùng trong ẩm thực để chế biến những món ăn đặc sản, giàu dinh dưỡng: gỏi hoa huệ, huệ xào thịt bò…. Được rất nhiều người ưu thích.

Cách trồng chăm sóc cây hoa huệ

Cây hoa huệ khỏe mạnh, trồng và chăm sóc cũng không quá cầu kỳ. Người ta thường trồng hoa huệ đại trà thành vườn lớn để cắt cành bởi không tốn nhiều công chăm sóc, lợi nhuận cao, đầu tư vốn ít gấp 2-3 lần trồng lúa.

hoa-hue-5a
Hoa huệ được trồng từ củ

– Ánh sáng: Cây hoa huệ ưa nắng, sáng hoàn toàn, càng nhiều nắng cây càng sai hoa, bông to hơn.

– Nhiệt độ: Cây hoa huệ chịu lạnh kém nhưng chịu nóng rất tốt, nhiệt độ ưa thích của cây từ 18-35oC.

– Độ ẩm: Huệ ta ưa ẩm

– Đất trồng: Đất trồng huệ không cầu kỳ, yêu cầu phải thoát nước tốt để tránh úng trong mùa mưa. Khi trồng đại trà nên vun luống và bón lót phân hữu cơ, nếu trộn thêm rơm rạ vào đất thì càng tốt.

hoa-hue-9a
Hoa huệ thường được trồng thành các ruộng tập trung để đảm bảo dễ trồng và chăm sóc tiết kiệm chi phí

– Tưới nước: Cây huệ ưa ẩm, nhu cầu nước tưới nhiều, nên tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Đặc điểm cây huệ không tưới nước bằng vòi phun từ trên xuống vì hạt nước mạnh có thể làm dập lá, hoa và chỉ ướt mặt lá trên. Nên tưới nước cho huệ bằng cách dùng gáo tạt ngược nước từ rãnh lên trên để làm ướt lá đồng thời rửa trôi nhện đỏ bám vào.

– Bón phân: trước khi bón cần làm sạch cỏ và điều tiết lượng phân bón thông qua màu sắc lá

+ Đợt 1: Bón thúc sau trồng 30 ngày bằng 30kg phân đạm + 30kg phân DAP/ 1.000m2

+ Đợt 2: 20-25 ngày sau đợt 1 : 15kg đạm và phun bổ sung KN03.

+ Đợt 3: Sau khi thu hoạch hoa: 15 kg đạm + 15kg DAP.

– Sâu bệnh thường gặp: cây hoa huệ thường bị nhện đỏ, thối củ, úng lá, sâu ăn lá và chồi non

Nên thu hoạch hoa huệ vào chiều mát hoặc sáng sớm, chú ý lần đầu tiên cắt xéo gần sát củ, tránh nước đọng vào cọng làm thối củ.Các lần tiếp theo dùng chân đạp giữ gốc rồi dùng tay giật ngang mặt đất thì bông hoa sẽ rời khớp.. Nếu thu hái lúc trời nắng cần cắt vát cành và ngâm luôn vào nước.

Tổng hợp những hình ảnh đẹp về hoa Huệ

Trên đây là bài viết của chúng tôi về loài hoa Huệ, loài hoa truyền thống được dùng chủ yếu trong các dịp cúng, lễ bởi phong thái trang trọng cùng hương thơm thanh thoát. Hi qua bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về hoa Huệ.

Tổng hợp những hình ảnh đẹp về hoa Huệ
Tổng hợp những hình ảnh đẹp về hoa Huệ
Tổng hợp những hình ảnh đẹp về hoa Huệ
Tổng hợp những hình ảnh đẹp về hoa Huệ

Kết.